Kiểu cha mẹ dễ nuôi dưỡng con thành “kẻ thù”, bạn có nằm trong số đó?

Kiểu cha mẹ dễ nuôi dưỡng con thành “kẻ thù”, bạn có nằm trong số đó?

Kiểu cha mẹ dễ nuôi dưỡng con thành “kẻ thù”, bạn có nằm trong số đó?

Kiểu cha mẹ dễ nuôi dưỡng con thành “kẻ thù”, bạn có nằm trong số đó?

Kiểu cha mẹ dễ nuôi dưỡng con thành “kẻ thù”, bạn có nằm trong số đó?
Kiểu cha mẹ dễ nuôi dưỡng con thành “kẻ thù”, bạn có nằm trong số đó?
Thứ bảy, 28-12-2024 15:48, (GMT+07:00)
Kiểu cha mẹ dễ nuôi dưỡng con thành “kẻ thù”, bạn có nằm trong số đó?
12-08-2021 12:24

Mong muốn con hơn người, mong con thành rồng thành phượng là nguyện vọng của các bậc làm cha làm mẹ. Thế nhưng, cũng chính bởi vì mong muốn ấy quá mãnh liệt, lại khiến cho mối quan hệ cha mẹ - con cái càng trở nên tràn ngập mối nguy hiểm.

Cha mẹ và con cái lẽ ra phải là mối quan hệ thân thiết nhất trên đời,  không có gì giấu nhau, tựa lẫn nhau và là nơi hậu thuẫn vững chắc nhất. Nhưng ngày nay thì trái lại, nhìn vào mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái, rất nhiều là không còn sự thân thiết và tin tưởng, còn diễn ra cảnh tượng “yêu nhau lắm cắn nhau đau”. 

Vậy, rốt cuộc tại sao mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái lại trở nên tràn ngập nguy hiểm như vậy? Thậm chí trở thành "kẻ thù" của nhau? Đây có thể là lý do:

1. Cha mẹ nói năng chua ngoa nhưng tấm lòng như đậu hũ 

Trong cuộc sống hiện thực, rất nhiều bậc cha mẹ khi nhìn thấy thành tích của con trẻ không hài lòng, thường sẽ nói ra những lời gây tổn thương. Tuy nhiên, con trẻ tuổi còn nhỏ chỉ có thể bị động tiếp nhận, yên lặng chảy nước mắt, còn vết thương trong lòng chúng thì cha mẹ cũng không nhìn thấy.

"Mày thật quá ngu ngốc!"
"Sớm biết như thế, thì lúc trước đã không sinh ra con!"
"Con không bằng 1/10 đứa trẻ khác!"

Chắc rằng những kiểu lời nói gây tổn thương như thế này, rất nhiều bậc cha mẹ đều đã từng nói qua trước mặt con trẻ.

Mà kiểu cha mẹ nói năng chua ngoa nhưng tấm lòng như đậu hũ thường sẽ trở thành "kẻ thù" trong lòng đứa trẻ.

Nhiều bậc cha mẹ đổ lỗi rằng con cái của họ bướng bỉnh, không vâng lời và nghịch ngợm. Thực tế, đằng sau mỗi đứa trẻ có vấn đề, tất phải có một phụ huynh có vấn đề. Đây là một quy luật.

Tuy nhiên, con trẻ tuổi còn nhỏ chỉ có thể bị động tiếp nhận, yên lặng chảy nước mắt, còn vết thương trong lòng chúng thì cha mẹ cũng không nhìn thấy. (Ảnh: Shutterstock)

2. Cha mẹ có yêu cầu hà khắc

Rất nhiều bậc cha mẹ yêu cầu con cái việc gì cũng phải "xếp thứ nhất", chỉ cần có bất kỳ hoạt động nào, chúng nhất định phải xông lên dẫn đầu.

Cứ như vậy, mỗi ngày đứa trẻ đều bị bức bách đến mức vô cùng căng thẳng, lực chú ý của chúng hoàn toàn tập trung vào những thay đổi cảm xúc của cha mẹ. Đây là bức chân dung chân thực về hầu hết các bậc cha mẹ ngày nay.

Kiểu bậc cha mẹ có yêu cầu hà khắc như thế này, cũng rất dễ trở thành “kẻ thù” trong mắt con trẻ.

Nhiều "cha mẹ trực thăng" vẫn không biết rằng mình đang bảo vệ con cái quá mức, khiến đứa trẻ mất đi không gian để tự do phát triển.

Kiểu bậc cha mẹ có yêu cầu hà khắc như thế này, cũng rất dễ trở thành “kẻ thù” trong mắt con trẻ.. (Ảnh: Shutterstock)

3. Cha mẹ không tôn trọng con trẻ

Có rất nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng: Đứa trẻ này là do mình sinh, ở trước mặt mình ắt sẽ không có ẩn giấu riêng tư gì. Bởi vậy, cho dù đứa trẻ đã khóa cất quyển nhật ký, hay là ngăn kéo, túi xách... của chúng, đều nằm trong tay của cha mẹ.

Mà ý thức về bản thân của đứa trẻ theo tuổi tác từ từ lớn lên cũng sẽ dần dần gia tăng, những hành vi này của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy mình không được tôn trọng, mâu thuẫn và sự ấm ức trong lòng sẽ nảy sinh. Từ đó đứa trẻ sẽ sinh ra tâm lý phản nghịch, sẽ dùng hết sức lực để chống đối lại cha mẹ. 

Kiểu cha mẹ này trong quá trình trưởng thành của con trẻ là đóng vai trò cực kỳ thiếu sáng suốt, rất có thể sẽ trở thành “kẻ thù” trong lòng đứa trẻ.

4. Cha mẹ có tâm kiểm soát quá mạnh

Sau khi trưởng thành, các kỹ năng xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng, và sự oán hận của chúng đối với cha mẹ sẽ trở nên rõ ràng hơn theo độ tuổi.

Có một số cha mẹ hy vọng mọi chuyện của con cái đều tuân theo sự sắp xếp của mình, không muốn đứa trẻ có bất kỳ sai lầm nào. Một khi con trẻ có bất kỳ biểu hiện thiếu sót nào, họ sẽ càng giữ chặt tầm kiểm soát đứa trẻ tăng theo cấp số cộng.

Chỉ khi mong muốn của cha mẹ được thỏa mãn, thì đứa trẻ mới có thể nhìn thấy vẻ mặt ôn hòa của cha mẹ. Mà những đứa trẻ có tuổi thơ lớn lên bên cạnh kiểu cha mẹ có tâm kiểm soát mạnh như vậy, trong lòng chúng phải chịu đựng tổn thương rất lớn.

Sau khi thành niên, năng lực xã giao của trẻ nhất định sẽ bị ảnh hưởng, tâm oán hận của chúng đối với cha mẹ cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn theo năm tháng.

Nhiều bậc cha mẹ tùy tiện nói đùa về con cái của họ, chẳng hạn như so sánh với người khác và nói lời ác ý. Điều này gây tổn thương rất lớn cho trẻ, trẻ có thể tin điều đó là thật và trở nên tự ti.
sự oán hận của chúng đối với cha mẹ sẽ trở nên rõ ràng hơn theo độ tuổi. (Pixabay)

Lời kết:

Mong muốn con hơn người, mong con thành rồng thành phượng là nguyện vọng của các bậc làm cha làm mẹ. Thế nhưng, cũng chính bởi vì mong muốn ấy quá mãnh liệt, lại khiến cho mối quan hệ cha mẹ - con cái càng trở nên tràn ngập mối nguy hiểm.

Cha mẹ yêu thương con cái, là điều không thể nghi ngờ. Nhưng cũng chính bởi vì quá yêu thương, mới khiến họ đẩy con mình về phía đối lập. 

Muốn yêu thương con cái thật lòng, không thể cho rằng quyền kiểm soát con “là chuyện hiển nhiên” của cha mẹ. Mỗi đứa trẻ cũng chính là một cá nhân độc lập, chúng cần được tôn trọng và yêu thương đúng mức, cách yêu thương như vậy mới là mới là có ý nghĩa thực tế và hiệu quả nhất.

Mong bạn và tôi, những bậc làm cha làm mẹ, hãy lấy đó làm gương!

Hòa An

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP