Kiểu ‘bất hiếu’ thời đại mới đi ngược với đạo hiếu truyền thống, khiến cha mẹ đau lòng

Kiểu ‘bất hiếu’ thời đại mới đi ngược với đạo hiếu truyền thống, khiến cha mẹ đau lòng

Kiểu ‘bất hiếu’ thời đại mới đi ngược với đạo hiếu truyền thống, khiến cha mẹ đau lòng

Kiểu ‘bất hiếu’ thời đại mới đi ngược với đạo hiếu truyền thống, khiến cha mẹ đau lòng

Kiểu ‘bất hiếu’ thời đại mới đi ngược với đạo hiếu truyền thống, khiến cha mẹ đau lòng
Kiểu ‘bất hiếu’ thời đại mới đi ngược với đạo hiếu truyền thống, khiến cha mẹ đau lòng
Thứ bảy, 28-12-2024 14:10, (GMT+07:00)
Kiểu ‘bất hiếu’ thời đại mới đi ngược với đạo hiếu truyền thống, khiến cha mẹ đau lòng
09-10-2020 21:40

Hiếu thảo là mỹ đức truyền thống của con người. Từ những em bé nhỏ tuổi, tới người lao động bình thường, hay bậc vua quan trong thiên hạ đều cần phải thực hành chữ Hiếu. Thế nhưng trong thời hiện đại, có một kiểu "bất hiếu mới" đi ngược với đạo hiếu truyền thống, khiến cha mẹ phải đau lòng.

Hiếu thuận với cha mẹ luôn là một mỹ đức truyền thống vốn có của chúng ta. Cha mẹ vốn đã vất vả cả đời để nuôi nấng con cái nên người, nên khi cha mẹ về già, con cái cần có nghĩa vụ phụng dưỡng để cha mẹ được an hưởng tuổi già.

Nhưng ngày nay trong thâm tâm của nhiều người con cho rằng chỉ cần cung cấp cho cha mẹ đủ tiền, hoặc đưa họ về sống chung, đã là hiếu thuận. Tuy nhiên, cách chăm sóc bề mặt mà không xuất phát từ thực tâm này có thể rất dễ làm tổn thương cha mẹ và sinh ra nhiều vấn đề khác.

Cha mẹ già bất đắc dĩ trở thành "bảo mẫu"

Xã hội ngày nay, do thời gian làm việc dài cùng với áp lực cao, nhiều gia đình trẻ sau khi có con sẽ nhờ cha mẹ trông con giúp phần tiết kiệm chi phí thuê bảo mẫu. Một mặt, họ sẽ yên tâm hơn khi giao con cái cho chính người thân trong nhà là cha mẹ mình chăm lo. Mặt khác, đối với những người trẻ tuổi, cha mẹ họ cũng đến tuổi nghỉ hưu nên việc ở nhà giúp chăm sóc con cháu là điều hiển nhiên.

Tuy nhiên, việc có muốn giúp chăm cháu hay không, chúng ta cần phải tôn trọng ý kiến của cha mẹ, mà không thể ép buộc. Dù sao cha mẹ cũng có những kế hoạch trong cuộc sống của họ. Nếu cha mẹ giúp chăm cháu thì chúng ta nên cảm ơn, hay nếu cha mẹ không giúp được thì đó cũng là điều rất bình thường.

Thế nhưng hiện nay nhiều bạn trẻ cho rằng nếu cha mẹ không giúp con cái thì không cần chăm sóc khi cha mẹ về già. Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ buộc phải bất đắc dĩ trở thành bảo mẫu. Cách cư xử “bất hiếu kiểu mới” này đã trở thành trạng thái bình thường trong xã hội.

Cha mẹ già bất đắc dĩ trở thành
Thế nhưng hiện nay nhiều bạn trẻ cho rằng nếu cha mẹ không giúp con cái thì không cần chăm sóc khi cha mẹ về già. (Ảnh: Pxhere)

Mâu thuẫn nảy sinh vì sự bất đồng trong cách nuôi dạy con cái

Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ đã quen với sự tằn tiện, điều này đã trở thành thói quen sinh hoạt của họ từ khi còn nhỏ không thể bỏ. Chỉ là bây giờ cuộc sống vật chất đã thuận lợi hơn rất nhiều, điều kiện tốt hơn lên, nên những gì tốt nhất thì đều dành cho con, vì sợ chúng phải chịu khổ. Chính vì điều này cũng đã dẫn đến mâu thuẫn trong cách nuôi dạy con cái. Thậm chí là chế giễu, mỉa mai, bất đồng giữa các bạn trẻ với cha mẹ trong việc cách nuôi nấng con trẻ.

Ví dụ, với cha mẹ mà nói, có thể thấy rằng quần áo cũ của người thân và bạn bè xung quanh vẫn có thể sử dụng cho cháu mình, lại giúp tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi cảm thấy rằng họ không thể đối xử với con mình như vậy. Họ muốn phải cho con mình ăn, mặc, sử dụng những đồ mới tinh và nhất định không dùng đồ cũ.

Ngoài ra, nhiều bạn trẻ thường không ưa cha mẹ, cảm thấy không vừa lòng với cách làm của cha mẹ. Thế nhưng các bậc cha mẹ đã vất vả giúp con chăm cháu, chẳng tính công lao lại chịu cực. Vậy mà con cái lại vô tình chỉ trích cha mẹ. Nghe vậy cha mẹ sao tránh khỏi đau buồn?

Chiều chuộng con quá mức, thiếu tôn trọng bề trên

Ngày nay, hầu hết trẻ em đều được cha mẹ và người lớn trong nhà cưng chiều như bảo bối. Điều này đã gây ra nhiều tác động tiêu cực. Ví dụ, khi con cái có thái độ hỗn với người lớn tuổi, thì cha mẹ chúng thường nhắm mắt làm ngơ bỏ qua, không dạy dỗ chỉ bảo. Lâu dần, tính cách của trẻ trở nên xấc láo, thiếu sự đồng cảm, không biết nghĩ cho người khác, tự cao tự đại luôn lấy mình làm trung tâm.

Những đứa trẻ như vậy sau này lớn lên, sẽ không biết hiếu thảo với cha mẹ mà chỉ coi cha mẹ như người giúp việc.

Chiều chuộng con quá mức, thiếu tôn trọng bề trên
Ngày nay, hầu hết trẻ em đều được cha mẹ và người lớn trong nhà cưng chiều như bảo bối. Điều này đã gây ra nhiều tác động tiêu cực. (Ảnh: Pixabay)

***

Cha mẹ có công dưỡng dục chúng ta, khi về già, họ không còn nhiều sức lực như người trẻ tuổi để có thể cáng đáng nhiều việc. Tuy nhiên, một số bạn trẻ chỉ sử dụng cha mẹ như bảo mẫu hoặc người giúp việc, khiến cha mẹ phải làm việc quá sức. Điều này cũng sẽ khiến sức khỏe của cha mẹ không chịu được, thậm chí sinh bệnh do làm việc quá sức.

Hơn nữa, kiểu “bất hiếu kiểu mới” này là hoàn toàn trái với đạo nghĩa, gây ra bất lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Lâu dần, trẻ sẽ biến thành "những đứa trẻ không biết cảm ơn". Sau này khi lớn lên, chúng sẽ coi những gì chúng có được như lẽ đương nhiên, và dễ dàng trở thành những kẻ vô ơn.

Dân gian có câu “Bách thiện hiếu vi tiên”, trong trăm điều thiện, chữ hiếu đứng đầu. Cha mẹ đã vất vả nuôi chúng ta khôn lớn nên người, chúng ta nếu không biết phụng dưỡng, chăm lo cho cha mẹ an dưỡng tuổi già, mà lại làm những việc trái với đạo nghĩa như vậy, thử hỏi có cha mẹ nào mà không chạnh lòng?


Minh An
Theo SOH

Đăng theo NTDVN

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP