Khủng hoảng virus Corona Vũ Hán có dẫn đến nạn đói và khủng hoảng nhân đạo toàn cầu?

Khủng hoảng virus Corona Vũ Hán có dẫn đến nạn đói và khủng hoảng nhân đạo toàn cầu?

Khủng hoảng virus Corona Vũ Hán có dẫn đến nạn đói và khủng hoảng nhân đạo toàn cầu?

Khủng hoảng virus Corona Vũ Hán có dẫn đến nạn đói và khủng hoảng nhân đạo toàn cầu?

Khủng hoảng virus Corona Vũ Hán có dẫn đến nạn đói và khủng hoảng nhân đạo toàn cầu?
Khủng hoảng virus Corona Vũ Hán có dẫn đến nạn đói và khủng hoảng nhân đạo toàn cầu?
Chủ nhật, 12-01-2025 12:34, (GMT+07:00)
Khủng hoảng virus Corona Vũ Hán có dẫn đến nạn đói và khủng hoảng nhân đạo toàn cầu?
12-08-2020 10:17

Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng các hướng dẫn nghiêm ngặt cần được áp dụng để chống lại sự lây lan của virus Corona Vũ Hán, cơ quan thành viên của Liên Hợp Quốc là Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho rằng việc này sẽ dẫn đến việc gia tăng tình trạng đói nghèo trên toàn cầu và việc ứng phó với virus bản thân nó có thể giết chết nhiều người hơn vào cuối năm 2020.

Khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ II

Giám đốc điều hành của WFP, David Beasley, đã cảnh báo với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng nguy cơ xảy ra nạn đói trên quy mô lớn ở phần lớn các nước đang phát triển hiện nay là có "tỷ lệ như trong Kinh thánh" do hậu quả của đại dịch toàn cầu.

“Trong khi đối phó với đại dịch COVID-19, chúng ta cũng đang ở bên bờ vực của nạn đói”, ông Beasley nói với hội đồng, "Cũng có một nguy hiểm thực sự là nhiều người có thể chết do tác động kinh tế của COVID-19 hơn là do chính virus".

Ngay cả trước khi dịch bệnh bùng phát, năm 2020 đã được coi là cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ II do các cuộc chiến đang diễn ra ở những nơi như Yemen, Syria và Nam Sudan, cùng với các thảm họa thiên nhiên và đàn châu chấu sa mạc trên khắp châu Phi.

Thực tế phũ phàng đó càng trở nên trầm trọng hơn khi nỗ lực kiềm chế virus corona Vũ Hán, vốn đã khiến các nền kinh tế suy kiệt, lại làm mất việc làm hàng loạt và giá dầu lao dốc.

"Chúng tôi có thể chắc chắn tuyên bố rằng mức độ đã tăng lên. Các quy định về cách li, thách thức khi vận chuyển và các vấn đề chuỗi cung ứng tổng thể đang tăng lên và bổ sung vào tình trạng đói kém hiện có trước đây", ông Ian Bradbury, Giám đốc điều hành của tổ chức nhân đạo Quỹ Môi trường Bắc Mỹ số 1 có trụ sở tại Canada chia sẻ.

Số người chết đói có "tỷ lệ như trong Kinh thánh"

"Chúng tôi có thể dự đoán nhiều ca tử vong trên toàn cầu do những tác động thứ cấp của COVID-19 hơn là do chính virus gây ra - Chương trình Lương thực Thế giới hiện ước tính rằng 265 triệu người sẽ bên bờ vực chết đói vào cuối năm nay".

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, 820 triệu người trên toàn cầu bị coi là thiếu dinh dưỡng, với 22% trẻ em dưới 5 tuổi được xếp loại "thấp còi" do hậu quả của suy dinh dưỡng.

Gần 700 triệu người, chiếm khoảng 9% dân số hành tinh, đang "mất an ninh lương thực nghiêm trọng" và gần 2 tỷ - 1/4 dân số - được đánh giá là "mất an ninh lương thực ở mức độ vừa phải hoặc nghiêm trọng".

Con số thống kê đó dự kiến ​​sẽ tăng lên khi việc trồng, thu hoạch và vận chuyển lương thực ngày càng giảm và gần 400 triệu trẻ em phải dựa vào trường học để có bữa ăn. Các chuyên gia cảnh báo rằng mặc dù nạn đói hoành hành từ lâu đã xuất hiện ở các vùng khác nhau trên thế giới, nhưng chưa bao giờ nó lại xảy ra trên quy mô toàn cầu.

Khó khăn ngày càng gia tăng ở Syria

"Cha tôi đã thiệt mạng trong chiến tranh, còn anh trai tôi và tôi làm việc để chăm sóc gia đình. [Tác động] của căn bệnh này lên chúng tôi có nghĩa là mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn và vì vậy số tiền chúng tôi kiếm được không đủ để đáp ứng nhu cầu hàng tháng của chúng tôi", Suleiman Hussein Suleiman, một nhân viên hậu cần 22 tuổi từ làng Hemo ở Syria mô tả.

"Trước đây chúng tôi sống trong khó khăn, giờ càng khó khăn hơn. Chúng tôi khó kiếm thức ăn hàng ngày. Nếu mọi thứ cứ tiếp diễn như thế này, người dân sẽ phun trào như núi lửa - họ sẽ nói, 'Tốt hơn là chúng ta nên quay trở lại làm việc và chết vì virus corona còn hơn là con cái chúng ta chết đói!'"

Thất nghiệp ở Iraq

Ở khu vực Kurdistan của Iraq, hầu như không có sự phục hồi sau nhiều năm chiến đấu chống lại IS, nhiều người đang bày tỏ những thách thức mới trong cuộc vật lộn tìm việc làm và mất chức vị đi kèm theo đó.

"Đại dịch virus corona đã có tác động [đối với chúng tôi] cũng như đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng tôi đã công bố các biện pháp nghiêm ngặt ngay từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch và đưa ra một loạt quy định giúp ngăn chặn số trường hợp lây lan và tránh làm sập hệ thống y tế của chúng tôi”, Jutiar Adil, người phát ngôn của Chính quyền Khu vực Kurdistan (KRG), cho biết: "Về mặt tài chính, chúng tôi đang cảm thấy khó khăn."

Người dân Venezuela sống trong lo sợ

Venezuela vốn đã đói nghèo và đổ nát, luôn bị phong bế trong sự đóng cửa và lệnh ở nhà, người dân địa phương ngày càng cảm nhận được những nỗi đau của cuộc sống hàng ngày.

"Bên cạnh nạn đói, vì không có thức ăn, cũng không có xăng dầu thực sự làm phức tạp cuộc sống, căng thẳng và thậm chí là bệnh ảo giác đã trở thành vấn đề hàng ngày đối với tôi và những người khác mà tôi nói chuyện, bạn bè và những người khác. Ngoài ra, việc cách ly đang gây ra một thiệt hại lớn trong cuộc sống của tôi bên cạnh mọi thứ khác mà tôi đang phải đối phó”, Aidiana Martinez, 41 tuổi, sống ở thủ đô Caracas cho biết. "[Tình trạng thiếu lương thực] đang trở nên tồi tệ đến mức khó có thể giải thích được".

Maria Teresa Herrera, một quản trị viên 39 tuổi ở Caracas, đồng tình rằng các quyết định hàng ngày là một sự đo lường giữa sự sống và cái chết.

"Tôi sống trong nỗi sợ hãi thường trực, nghĩ nếu mình bị lây bệnh thì sẽ truyền cho con gái mình, nhưng nếu tôi không đi làm, con gái tôi sẽ chết đói. Điều này thật kinh khủng", cô nói tiếp. "Việc tìm kiếm thực phẩm rất phức tạp, trước tiên là do lịch trình mới của các cửa hàng ... và cũng là do xăng dầu thiếu hoàn toàn, ảnh hưởng đến cả chuỗi vận chuyển thực phẩm hạn hẹp được phân phối. Tôi rất sợ đại dịch này có thể tiếp diễn thêm thời gian, sau đó chúng ta sẽ chết vì đói và COVID".

Lilia Martinez, một nhân viên ngân hàng 45 tuổi ở thành phố Baruta của Caracas, nhấn mạnh rằng "nghèo đói đã đạt đến mức thấp dưới ngưỡng trước khi có cuộc khủng hoảng này và bây giờ không có tia phục hồi trước mắt hoặc trong tương lai gần".

Số người ăn xin tăng cao ở Afghanistan

Trong khi đó, ở Afghanistan, nhiều người cho rằng cuộc sống đã trở nên không thể cứu vãn được.

"Đã ba tháng nay, tôi không nhận được một đồng lương nào từ văn phòng, và tôi sống sót một cách khó khăn, và việc chi trả các khoản chi tiêu trong nhà ngày càng khó khăn hơn. Công việc kinh doanh của anh trai tôi cũng đang ở mức dưới 0 do bị phong tỏa", Zaki Nadry, một quan chức chính phủ 27 tuổi sống tại Kabul cho biết. 

"Nghèo đói trở nên tồi tệ hơn khi bạn thấy nhiều người ăn xin hơn trên đường phố. Những người lao động hàng ngày đang phải chịu đựng vì không có kế hoạch hàng ngày, điều này khiến họ cũng trở thành người ăn xin", Zaki chia sẻ. 

Giá lương thực tăng - cảnh báo khủng hoảng lương thực tại Trung Quốc

Ở Trung Quốc, dữ liệu được công bố hôm thứ Hai (10/8) cho thấy tỷ lệ lạm phát đã tăng từ mức tăng 2,5% trong tháng Sáu lên 2,7% trong tháng Bảy. Trong rổ CPI, giá lương thực tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thịt lợn tăng 85,7%. Giá thịt lợn tháng 7 tăng 10,3% so với tháng 6.

Forbes đưa ra 3 lý do, các dấu hiệu và số liệu để chứng minh rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với khủng hoảng lương thực lớn do: 

  • (i) Ngập lụt đe dọa lúa gạo, lúa mì và các loại cây trồng khác. Lượng mưa trên mức trung bình và nước lũ dâng cao không chỉ đe dọa làm tổn hại đến Đập Tam Hiệp khổng lồ của Trung Quốc; mưa và lũ lụt đã làm gián đoạn sản xuất lúa, lúa mì và các loại cây trồng khác ở các tỉnh dọc theo toàn bộ sông Dương Tử 
  • (ii) Các vấn đề về hàng tồn kho kém chất lượng do quản lý nhà nước không hiệu quả và sự xâm nhập của côn trùng đe dọa đến ngô. Trung Quốc vốn là nơi chiếm giữ 60% sản lượng tồn kho ngô của thế giới
  •  
  • (iii) Nhu cầu gia tăng. Theo Forbes, trong vài tháng qua, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu thịt lợn, đậu nành, bột đậu nành, lúa mì, ngô, lúa miến và thực phẩm chế biến sẵn/đông lạnh từ Hoa Kỳ và các nước khác. Trung Quốc không thể tự nuôi sống mình; nó cần sự giúp đỡ của thế giới, đặc biệt nếu sản xuất trong nước và hàng tồn kho của nó bị tổn hại.
  • “Khi dịch vụ ăn uống dần hồi phục, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn vẫn tiếp tục tăng. Trong khi đó, thảm họa lũ lụt đã ảnh hưởng đến việc chuyên chở lợn, khiến nguồn cung tương đối eo hẹp”, công chức Dong Lijuan của NBS cho biết.

    Nạn đói ở châu Phi và các nơi khác

    Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia ở châu Phi phần lớn tránh được ảnh hưởng trực tiếp từ virus, những hạn chế chặt chẽ đã gây ra cảm giác không kiểm soát được. Nỗi sợ hãi về việc hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã mỏng manh bị sập đồng nghĩa với việc chính phủ tiếp tục phong tỏa - và sau đó, hàng nghìn người phải đi ngủ với cái bụng đói.

    Ở Kenya vào đầu tháng 4, hàng chục người bị thương và 2 người chết trong một vụ giẫm đạp trong một cuộc tranh giành thực phẩm. Ở Colombia, những người chết đói đang buộc những bộ quần áo màu đỏ bên ngoài nhà của họ để báo hiệu cái bụng đói.

    Những khó khăn trong hỗ trợ quốc tế

    Ông Dominique Burgeon, Giám đốc Bộ phận Khẩn cấp và Khả năng phục hồi của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), cũng đã đưa ra cảnh báo kêu gọi các chính phủ làm mọi cách có thể để giữ cho các con đường thương mại và chuỗi cung ứng hoạt động khi nhấn mạnh rằng "hơn bao giờ hết, chúng ta cần hợp tác quốc tế và sắp xếp mềm dẻo để duy trì tính lưu thông của thị trường lương thực toàn cầu".

    Các chuyên gia an ninh lương thực cũng than phiền rằng nguồn tài trợ từ các quốc gia, tổ chức và cá nhân tài trợ đang nhanh chóng cạn kiệt do cuộc tấn công vào kinh tế mà căn bệnh mới gây ra trên phần lớn thế giới, có nghĩa là số tiền cần thiết để cung cấp cứu trợ nhân đạo ở một số nơi bị tác động nhiều nhất có thể tiêu tan mây khói.

    WFP ước tính rằng họ yêu cầu bơm ngay 350 triệu đô-la để giữ cho hoạt động liên tục nhưng than phiền rằng chỉ có khoảng 1/4 số tiền được đáp ứng.

    "Chúng ta phải duy trì các chương trình an ninh lương thực của mình được hoạt động, không chỉ vì nhu cầu gia tăng do COVID-19 mà còn vì chiến tranh và bạo lực vẫn tiếp diễn và những nhu cầu còn tồn đọng trước đó", Elizabeth Shaw, phát ngôn viên của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) lưu ý.

  •  

    Tuy nhiên, việc đóng cửa và cấm đi lại trên diện rộng cũng gây ra những trở ngại hậu cần chưa từng có đối với nhiều tổ chức từ thiện và tổ chức phi chính phủ khi không còn có thể tiếp cận những người đói và những người đang cần giúp đỡ nhất, đặc biệt là ở những nơi xa xôi.

    Cạn kiện quỹ cứu trợ khẩn cấp ở Mỹ

    Người ta dự đoán rằng tác động sẽ không chỉ được cảm nhận ở khắp mọi nơi từ châu Phi và châu Á đến Trung Đông và Trung Mỹ, mà sẽ gây một vết sẹo sâu cho những người Mỹ đang phải vật lộn để kiếm sống qua ngày.

    Với khoản cứu trợ bổ sung 600 USD/tuần cho người thất nghiệp được chính phủ liên bang phê duyệt vào tháng 3 và hết hạn vào cuối tháng 7, bà Claudia Raymer - người giám sát mạng lưới các nhóm an ninh lương thực ở Quận Ohio, Tây Virginia - đã nhận thấy tác động ngay lập tức:

    Hôm thứ Tư (5/8), một bếp súp do bà giúp tổ chức đã phục vụ gần 400 suất ăn, nhiều nhất kể từ tháng Tư. Ngày hôm sau, lần đầu tiên sau nhiều tuần, một chương trình riêng biệt mùa hè phân phối thực phẩm thông qua một trường học địa phương đã hết hộp để mang đi.

    Bà Raymer nói: “Chúng tôi chắc chắn đã thấy nhu cầu về an ninh lương thực tăng lên, chỉ trong một tuần, kể từ khi gói cứu trợ thất nghiệp bổ sung đã chấm dứt”.

    Kho bạc đã giải ngân tiền cho các hệ thống thất nghiệp của bang với tốc độ khoảng 100 tỷ đô-la một tháng từ tháng 5 đến tháng 7. Các khoản thanh toán vào tuần đầu tiên của tháng 8 đang trở thành mức thấp nhất kể từ tháng 4.

    Điều đó có nghĩa là quỹ cứu trợ khẩn cấp trị giá 44 tỷ đô-la mà tổng thống Trump đề xuất sử dụng có nguy cơ cạn kiệt tương đối nhanh.

    "Từ Đông sang Tây và ở khắp mọi nơi, virus corona Vũ Hán đã để lại dấu ấn trong xã hội toàn cầu của chúng ta và tình trạng mất an ninh lương thực là một vấn đề thực sự ở đây".

    "Khi bạn lấy đi thu nhập của họ và không mang lại sự cứu trợ kinh tế thực sự, tình hình sẽ đi từ có thể kiểm soát được thành thảm khốc thực sự nhanh chóng", nghị sĩ Mike LiPetri có trụ sở tại New York chia sẻ.

    Thủy Tiên - Theo NTDVN

    Nguồn tham khảo:

    https://www.foxnews.com/world/un-coronavirus-fallout-pandemic-global-starvation

    https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-08-10/food-bank-shows-strain-from-end-of-aid-before-trump-s-actions?srnd=economics-vp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP