Khủng hoảng mua sắm nổ ra khắp Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại thiếu lương thực

Khủng hoảng mua sắm nổ ra khắp Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại thiếu lương thực

Khủng hoảng mua sắm nổ ra khắp Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại thiếu lương thực

Khủng hoảng mua sắm nổ ra khắp Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại thiếu lương thực

Khủng hoảng mua sắm nổ ra khắp Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại thiếu lương thực
Khủng hoảng mua sắm nổ ra khắp Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại thiếu lương thực
Thứ bảy, 25-01-2025 15:38, (GMT+07:00)
Khủng hoảng mua sắm nổ ra khắp Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại thiếu lương thực
04-04-2020 10:28

Cư dân địa phương đeo khẩu trang khi đi mua sắm tại một khu chợ ở Bắc Kinh vào ngày 27/2/2020. (Greg Baker / AFP qua Getty Images)

Tại nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc, người dân địa phương đã “dọn sạch” các kệ hàng, nhiều người dự trữ gạo và dầu ăn khi nỗi lo về tình trạng thiếu lương thực đang ngày một gia tăng.

Ông Li, một người dân ngụ tại thành phố Ngạc Châu thuộc tỉnh Hồ Bắc, nói với The Epoch Times bản tiếng Trung rằng người dân địa phương đã đổ xô đi mua gạo trong 2 ngày qua. Theo các báo cáo truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc, tình cảnh tương tự cũng xảy ra ở các thành phố khác của Hồ Bắc, bao gồm Vũ Hán, Hoàng Cương và Nghi Xương.

Các quan chức đã phải can thiệp để xua tan cuộc khủng hoảng. Trong một tuyên bố đăng tải trên tài khoản Weibo chính thức vào ngày 31/3, văn phòng điều tiết thị trường của chính quyền thành phố Ngạc Châu đã kêu gọi người dân không nên hoảng loạn đầu cơ tích trữ, và đảm bảo rằng thành phố có đủ khả năng cung ứng đầy đủ gạo và dầu trong nguyên một năm cho tất cả cư dân thành phố. 

Chính quyền thành phố Hoàng Cương cũng đưa ra một tuyên bố trên Weibo vào ngày 31/3, nhắc nhở người dân ngừng mua gạo và dầu, đồng thời nói rằng thông tin thành phố đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực chỉ là tin đồn.

Bên ngoài tỉnh Hồ Bắc, cư dân của các tỉnh Sơn Đông và Cam Túc cũng đã gom sạch các kệ hàng gạo và dầu.

Một người dân tên là Chen sống ở thành phố Xương Ấp thuộc tỉnh Sơn Đông, nói với The Epoch Times rằng người dân địa phương đã nhanh chóng gom hết các bao gạo từ các cửa hàng.

Một video lưu hành trên mạng xã hội cho thấy người dân đều mua gạo, mì và dầu ăn với số lượng lớn tại các cửa hàng nằm ở vùng Hồi Lâm Hạ của Cam Túc.

Nhiều nơi tại Trung Quốc bùng phát làn sóng đổ xô mua gạo, do lo ngại thiếu lương thực trong đợt dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) (ảnh Internet)
Nhiều nơi tại Trung Quốc bùng phát làn sóng đổ xô mua gạo, do lo ngại thiếu lương thực trong đợt dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) (ảnh Internet)

Đợt “khủng hoảng mua sắm” này được thúc đẩy bởi các bài đăng trên mạng xã hội Trung Quốc tuyên bố rằng một số quốc gia có thể cấm xuất khẩu thực phẩm trong thời gian tới, do tình hình đại dịch viêm phổi Vũ Hán hiện nay. Điều đó dẫn đến sự gia tăng lớn về giá gạo và dầu ăn ở Trung Quốc.

An ninh lương thực là một chủ đề nhạy cảm đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Các công ty nhà nước đều phải duy trì một hệ thống dự trữ ngũ cốc cho các trường hợp khẩn cấp. Sản lượng nông nghiệp trong nước của Trung Quốc cũng không thể theo kịp nhu cầu nội địa, vì vậy hầu hết các sản phẩm ngũ cốc tại thị trường Trung Quốc đều được nhập khẩu, kể cả từ Hoa Kỳ.

Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,91 triệu tấn gạo trong 10 tháng đầu năm 2019.

Nguồn cung toàn cầu

Một số chuyên gia đã cảnh báo về tình trạng thiếu lương thực toàn cầu có thể xảy ra trong bối cảnh gia tăng gián đoạn giao thương do đại dịch. 

NTD Việt Nam gọi virus Corona Vũ Hán là virus ĐCSTQ, (xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc), vì sự che giấu thông tin và quản lý vô trách nhiệm của ĐCSTQ đã dẫn đến việc việc virus lan rộng ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn 45.000 người bên ngoài Trung Quốc đại lục đã chết vì căn bệnh viêm phổi Vũ Hán (hay còn gọi là COVID-19) do loại virus này gây ra.

Tuần trước, ông Maximo Torero Cullen, nhà kinh tế trưởng tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc, tuyên bố rằng sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng thực phẩm có thể xảy ra trong tháng 4 và tháng 5 năm nay do đại dịch lây lan toàn cầu.

Theo một tuyên bố chung của các tổng giám đốc FAO, Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới vào ngày 31/3, việc lương thực không được đảm bảo sẵn có, có thể làm dấy lên làn sóng hạn chế xuất khẩu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt toàn cầu.

“Trong tình trạng mọi quốc gia đều phong tỏa vì COVID-19, mọi nỗ lực phải được thực hiện để đảm bảo rằng giao thương lương thực vẫn diễn ra tự do nhất có thể, đặc biệt là để tránh tình trạng thiếu lương thực”, ông Cullen cho biết.

Cuối tháng 3/2020, Việt Nam - nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới - đã tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới, theo báo Việt Nam Tuổi trẻ, để đảm bảo có đủ nguồn cung trong nước.

Hạn mặn khốc liệt ở miền Tây để lại nhiều thiệt hại về lâu dài khó có thể khắc phục: ruộng lúa phải cắt bỏ, đất nhiễm mặn khó có thể thanh lọc hết. (Ảnh từ Vietnamnet) 
Hạn mặn khốc liệt ở khu vực miền Tây Việt Nam để lại nhiều thiệt hại về lâu dài khó có thể khắc phục: ruộng lúa phải cắt bỏ, đất nhiễm mặn khó có thể thanh lọc hết. (Ảnh từ Vietnamnet)

Tính đến thời điểm đăng bài, Ấn Độ và Thái Lan chưa có bất kỳ công bố nào về việc hạn chế xuất khẩu gạo. Đây là 2 nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Vào ngày 2/4, Pimchanok Vonkorpon, Tổng giám đốc Văn phòng Chính sách và Chiến lược Thương mại trực thuộc Bộ Thương mại Thái Lan, cho biết nước này không có kế hoạch hạn chế xuất khẩu gạo, do nhu cầu trong nước chỉ chiếm 50% tổng sản lượng của cả nước, theo báo The Bangkok Post.

Thiếu hụt ở Trung Quốc?

Trong khi các nhà chức trách Trung Quốc đã có thông báo chính thức để xoa dịu nỗi lo về tình trạng thiếu lương thực, thì cư dân mạng vẫn không tin tưởng sau khi một tài liệu chính phủ bị rò rỉ bắt đầu lưu hành trên mạng. The Epoch Times không thể xác minh tính xác thực của tài liệu.

Ngày 28/3, một tài liệu được dán nhãn “bảo mật” đã được phân loại bởi chính quyền đặc khu Hồi Lâm Hạ tuyên bố rằng chính quyền thành phố và quận phải “loại bỏ tất cả các chốt chặn” để bảo đảm nguồn cung cấp thịt bò, thịt cừu, dầu ăn, muối và các nhu yếu phẩm cơ bản khác, theo báo cáo của Đài Á Châu Tự Do.

Tài liệu này cũng cho biết chính quyền khu vực phải “hướng dẫn công chúng ý thức dự trữ”, và đảm bảo rằng “mỗi hộ gia đình có đủ lương thực trong 3 đến 6 tháng tới, để đề phòng các trường hợp bất ngờ”.

Du Miên

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP