Không nên quá sợ hãi về ‘sự trỗi dậy’ của Trung Quốc - Đây là lý do vì sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc đu

Không nên quá sợ hãi về ‘sự trỗi dậy’ của Trung Quốc - Đây là lý do vì sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc đu

Không nên quá sợ hãi về ‘sự trỗi dậy’ của Trung Quốc - Đây là lý do vì sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc đu

Không nên quá sợ hãi về ‘sự trỗi dậy’ của Trung Quốc - Đây là lý do vì sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc đu

Không nên quá sợ hãi về ‘sự trỗi dậy’ của Trung Quốc - Đây là lý do vì sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc đu
Không nên quá sợ hãi về ‘sự trỗi dậy’ của Trung Quốc - Đây là lý do vì sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc đu
Thứ sáu, 10-01-2025 10:47, (GMT+07:00)
Không nên quá sợ hãi về ‘sự trỗi dậy’ của Trung Quốc - Đây là lý do vì sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc đua đường dài
31-05-2020 15:15

Cũng như Đảng Cộng sản Liên Xô đã từng đao to búa lớn, đe dọa chôn vùi phương Tây nhưng rồi sụp đổ mà không báo trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc và người hâm mộ “cuồng” cũng đang say mê trong giấc mộng hoang tưởng làm bá chủ thế giới, nhưng các con số thống kê lại cho thấy thực tế phũ phàng đang chờ đợi họ...

Những người Mỹ đang lo lắng và những người Trung Quốc quá tự tin đều tin rằng Trung Quốc - gã khổng lồ kinh tế - đang vùng lên một cách không thể ngăn cản khắp khu vực Thái Bình Dương và sẽ thế chân nước Mỹ. Việc chính phủ Trung Quốc sẵn sàng thách thức cộng đồng quốc tế khi cưỡng đoạt Hồng Kông và những nỗ lực của chính quyền Trump nhằm kiềm chế sự thâm nhập của Trung Quốc vào công nghệ Mỹ và hoạt động nghiên cứu của các trường đại học Mỹ có thể được hiểu là hệ quả của quan điểm chung này.

Mọi điều đều có thể. Tuy nhiên kết cục dễ xảy ra hơn là quyền lực kinh tế của Trung Quốc sẽ sớm đạt đỉnh điểm trước khi bước vào giai đoạn suy giảm kéo dài. Giới chức Mỹ không nên quá lo lắng về vị trí bá chủ của mình trên toàn cầu, còn phía Trung Quốc cũng cần thận trọng hơnkhông nên giả định quá lạc quan về những biến chuyển lớn trên thế giới.

Hãy nhớ lại Khrushchev đã nói những câu để đời với phái đoàn ngoại giao phương Tây vào tháng 11 năm 1965: “Dù các ông có thích hay không, lịch sử đứng về phía chúng tôi. Chúng tôi sẽ chôn vùi các ông”. Trong khi các nhà phân tích và sử gia đã tranh luận xem chính xác thì ý của lãnh đạo Xô Viết là gì, lời giải thích chính thống lúc đó là ông ta đã tỏ ra quá tự tin vào tính siêu việt của hệ thống Xô Viết và sự sụp đổ tất yếu của tư bản phương Tây.

Đầu tiên, Khrushchev tự tin có vẻ có lý. Từ cuối Thế chiến II cho đến giữa những năm 70, sản lượng đầu người của Xô Viết tăng từ 30% so với Mỹ lên tới 60%, hầu hết sự tăng trưởng đó diễn ra trong hai thập kỷ sau bài phát biểu của ông. Không may cho người Xô Viết là, sự bùng nổ đó là ảo ảnh. Giá năng lượng tăng cao và bong bóng nợ đã thổi phồng sức mua của Xô Viết trong khoảng thời gian ngắn.

Một khi những cơn gió đó đảo chiều trong những năm 80, thì nền kinh tế Xô Viết liên tục mất đi nền tảng của họ nếu so với Mỹ trước khi nó nổ tung. Theo như những tính toán của dự án Maddison tại Đại học Groningen, thu nhập trung bình của Xô Viết lúc đó bằng khoảng 34% của Mỹ lúc này – cùng tỷ lệ vào năm 1912.

Người Trung Quốc có thể sẽ “xù lông” về những so sánh trên, nhưng hãy xem xét nó một cách nghiêm túc. Sau khi Mao chết và Đặng Tiểu Bình lên thay vào cuối những năm 70, bạo loạn và bạo lực của 140 năm trước đó nhường bước cho ổn định và tăng trưởng. Hoà bình đã cho phép người Trung Quốc có được mức sống khá lên đáng kể. Tính theo đô la Mỹ, sản lượng Trung Quốc chỉ bằng khoảng 10% sản lượng Mỹ vào giữa thập kỷ 90. Đến năm 2019, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng tới 66% quy mô của Mỹ.

Sự rượt đuổi này không được trơn tru mà tập trung chủ yếu từ năm 2002 đến năm 2011. Trong giai đoạn đó, GDP Trung Quốc (tính theo đô la) trên đầu người trong độ tuổi lao động tăng từ 18% mỗi năm so với 3% mỗi năm ở Mỹ. Khoảng cách tăng trưởng lớn đó đưa sản lượng Trung Quốc tăng từ 13,5% lên tới 48% so với GDP của Mỹ.

Theo Thủ tướng Ôn Gia Bảo năm 2007 thì sự bùng nổ đó là “không ổn định, không cân bằng, không đồng đều và thiếu bền vững”. Vấn đề là ở chỗ, tăng trưởng của Trung Quốc chủ yếu do đầu tư quá mức và nợ tăng chóng mặt kể cả trong bối cảnh người Trung Quốc chấp nhận thu nhập của mình bị bóp nghẹt so với giá trị mà họ tạo ra. Điều đó là đồng dạng với hiện tượng đã làm phình to bong bóng Xô Viết tạm thời trước khi nó xẹp. (Brazil đã trải qua một điều tương tự vào thập kỷ 60 dưới thời độc tài quân sự).

Đầu tiên, bong bóng nợ đã nở ra bên ngoài Trung Quốc khi mà người tiêu dùng quốc tế mua nhiều hàng hóa của Trung Quốc. Sau năm 2008, sự sụp đổ của những khách hàng lớn nhất của Trung Quốc đã dồn quả bóng nợ này vào đại lục. Tỷ lệ nợ của Trung Quốc trước đó thấp, đi ngang trong nhiều năm, sau đó đã tăng thêm hơn 100% GDP trong khoảng vài năm – đó là giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất và lớn nhất so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào. Cuối năm 2019, tổng nợ đã tăng lên ít nhất 250%, và có thể lớn hơn 300% GDP.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cuối cùng cũng đã cố gắng giải quyết những mất cân đối nội địa bằng cách hạn chế tăng trưởng tín dụng và giảm tăng trưởng chi tiêu đầu tư xây dựng cơ bản nhà nước. Không có những kích thích đó thì giá trị GDP theo đô la của Trung Quốc trên đầu người lao động chỉ tăng 6% mỗi năm từ năm 2014 đến năm 2019, so với 4% mỗi năm tại Mỹ.

Khoảng cách tăng trưởng này sẽ kéo dài chừng nào người lao động Trung Quốc và các doanh nghiệp còn có khả năng đuổi kịp đối thủ Mỹ thông qua tăng trưởng năng suất lao động, nhưng sự khác biệt tăng trưởng sẽ phải giảm dần đều. Theo ông Tập Cận Bình, khoảng cách tăng trưởng sẽ bằng 0 vào năm 2049, khi mà nước Trung Quốc ăn mừng đạt được mục tiêu “một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại và thịnh vượng”.

Image
Tăng và giảm: GDP Trung Quốc so với Mỹ - Tăng trưởng chậm dần của Trung Quốc và cơ cấu dân số lao động suy giảm sẽ làm GDP Trung Quốc/Mỹ nhỏ đi so với hiện nay - Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Triển vọng Dân số Thế giới theo Liên Hiệp Quốc; tính toán của Barrons
Image
Xô Viết: “Chúng tôi sẽ chôn vùi họ” - GDP Xô Viết so với Mỹ - Sản lượng Xô Viết gấp đôi so với Mỹ trong khoảng thời gian từ cuối Thế chiến II cho đến giữa những năm 1970 sau đó về mức cực thấp ban đầu - Nguồn: Dữ liệu Dự án Maddison/Trung tâm Phát triển và Tăng trưởng Groningen; tính toán của Barrons

Giả sử điều đó xảy ra. Hãy xem dự báo cơ sở của Phòng Dân số Thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc cho thấy lực lượng lao động của Trung Quốc sẽ giảm một nửa từ nay đến 2100, trong khi lực lượng lao động Mỹ sẽ tăng 15%.

Đây là những giả định đơn giản, nhưng nếu kết hợp lại thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ đạt đỉnh so với nền kinh tế Mỹ vào năm 2040, tương đương 76% GDP Mỹ. Nếu không có thay đổi đột biến về năng suất lao động, hay thay đổi bất ngờ về triển vọng cơ cấu dân số, thì Trung Quốc sẽ mất dần vị trí so với Mỹ, thực sự sẽ giảm về mức năm 2011, ngay trước khi ông Tập lên nắm quyền.

Cơ cấu dân số không phải là số phận định trước, và Đài Loan cho thấy là người Trung Quốc có thể thịnh vượng như người châu Âu hay Mỹ. Nhưng các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách cần xem xét nghiêm túc khả năng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gần đỉnh quyền lực của mình và sẽ sớm bước vào giai đoạn suy giảm dài hạn.

Tác giả: Matthew C. Klein.

Matthew C. Klein là nhà bình luận kinh tế đang lên của Nhà xuất bản Barrons. Ông là tác giả của cuốn sách “Chiến tranh thương mại là chiến tranh thứ hạng” (Trade wars are class wars) nóng hổi vừa xuất bản tháng 5/2020 về mất công bằng thu nhập và nền kinh tế toàn cầu bị bóp méo, đe dọa sự tồn tại của hệ thống thương mại toàn cầu. Ông viết bài cho Financial Times, Bloomberg, và The Economist, đã từng là chuyên gia đầu tư của Quỹ Bridgewater.

Email: matthew.klein@barrons.com

Quan điểm thể hiện trong bài viết là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Đức Duy

Theo barrons.com

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP