Khoảnh khắc “Lehman Brothers” của Trung Quốc đã đến?

Khoảnh khắc “Lehman Brothers” của Trung Quốc đã đến?

Khoảnh khắc “Lehman Brothers” của Trung Quốc đã đến?

Khoảnh khắc “Lehman Brothers” của Trung Quốc đã đến?

Khoảnh khắc “Lehman Brothers” của Trung Quốc đã đến?
Khoảnh khắc “Lehman Brothers” của Trung Quốc đã đến?
Thứ bảy, 11-01-2025 04:40, (GMT+07:00)
Khoảnh khắc “Lehman Brothers” của Trung Quốc đã đến?
09-12-2020 19:10

Hàng loạt các vụ vỡ nợ cuối năm cho thấy cuối cùng thì cảnh báo của các nhà đầu tư bi quan về Trung Quốc có thể đúng (Asian Nikkei)

Các nhà đầu tư đặt cược vào sự sụp đổ nợ của Trung Quốc trong 10 năm qua hầu như không chứng minh được sự hoài nghi của họ về nền kinh tế số 2 thế giới. Những bất ổn gần đây trên thị trường tín dụng khiến bạn tự hỏi liệu những nhà đầu tư bi quan (phe “gấu”) về Trung quốc có thể sớm có ngày được toại nguyện.

Thời điểm kết thúc của các tập đoàn Trung Quốc?

Các vụ vỡ nợ của các công ty nhà nước khi năm 2020 sắp kết thúc đang gây xôn xao dư luận vào thời điểm tồi tệ nhất có thể. Chúng đến khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa các biện pháp trừng phạt mới gần đây, và khi HSBC Holdings xác nhận những gì phe “bò” (lạc quan) từ lâu cũng đã biết: Thời điểm của kết thúc của các tập đoàn Trung Quốc.

Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các bộ phận chuyển động của nền kinh tế này là rất khó đoán. Kể từ năm 2017, Tổng thống Trump và chính quyền của ông đã cố gắng vạch trần cuộc chơi bất công bằng mà Trung Quốc thiết lập với bất kỳ quốc gia, đối tác kinh tế hoặc doanh nghiệp nào làm ăn với nó. Để thực thi, Tổng thống Trump sử dụng hàng loạt lệnh trừng phạt trên mọi phương diện với kinh tế, tài chính và quân sự nhằm phá dỡ (từng lớp) chiến lược bá chủ thế giới của tập đoàn chính trị này.

Dù đạt được nhiều thành tựu nhất định và làm suy yếu nền kinh tế tham vọng này một cách đáng kể, nhưng dường như một nhiệm kỳ chưa đủ để Trump đánh đổ đế chế này. Lợi ích kinh tế từ Trung Quốc là quá lớn, các mối quan hệ "thâm căn cố đế" đã tạo nền tảng không dễ gì đánh gục. Hành vi của các tập đoàn kinh tế - tài chính quốc tế lớn, của phố Wall cho thấy trở ngại lớn mà Tổng thống Trump phải đối mặt - khi muốn đánh gục nền kinh tế đang bùng nổ của Tập Cận Bình từ khi ông bước vào Nhà trắng.

Cuộc khảo sát với 10.400 công ty tại 39 quốc gia của HSBC gần đây cho thấy Trung Quốc hiện là thị trường nước ngoài số 1 đối với các công ty châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu đối với 29% trong số họ, so với 28% của Mỹ, và điều đó sẽ gây nhức nhối khi nhiệm kỳ đầu của ông Trump kết thúc.

Các công ty đa quốc gia không tách khỏi Trung Quốc; họ đang tìm cách phân tán sản xuất xung quanh quỹ đạo của nó. Hóa ra, đại dịch đang đẩy nhanh những thay đổi này.

Dù vậy, các "nhát cắt" chính xác, liên tiếp và mạnh mẽ của chính quyền Trump vào Trung Quốc đã khiến nền kinh tế này dần ngấm đòn. Tình trạng hỗn loạn kinh tế - tài chính vào năm 2020 cũng đang làm xuất hiện các vết nứt trong nền tảng của Trung Quốc.

Các vụ vỡ nợ cuối năm một phần do cuộc chiến thương mại của ông Trump và các biện pháp kiềm chế tích cực đối với các doanh nghiệp nhà nước. Những gì ông Trump, và COVID-19, thực sự mang lại là: vạch trần các “khối u sắp vỡ” của Bắc Kinh - vốn tích tụ ngày một tệ hại trong hơn một thập kỷ qua.

Điều này đưa chúng ta trở lại với "những chú gấu” bi quan về Trung Quốc, những dự báo khủng hoảng đã có từ 10 năm nay. Ví dụ, vào năm 2010, người bán khống Jim Chanos của Kynikos Associates nổi tiếng tuyên bố Bắc Kinh đang ở trên một "máy chạy bộ xuống địa ngục". 

Giám đốc điều hành bán lẻ của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc JD.com, đánh trống khi tham gia buổi lễ niêm yết công ty trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, tại trụ sở của JD.com ở Bắc Kinh. Ngày 18 tháng 6 năm 2020. (Ảnh của WANG ZHAO / AFP qua Getty Images)
Giám đốc điều hành bán lẻ của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc JD.com, đánh trống khi tham gia buổi lễ niêm yết công ty trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, tại trụ sở của JD.com ở Bắc Kinh. Ngày 18 tháng 6 năm 2020. (Ảnh của WANG ZHAO / AFP qua Getty Images)

Điều tìm kiếm ở đây là "khoảnh khắc Lehman" (thời điểm khủng hoảng tài chính) của Trung Quốc dường như rất rõ ràng. Đây không phải là quan điểm "chống Trung", mà chỉ đơn giản là hiểu và phân tích về cơ chế đổ vỡ domino trên thị trường tài chính Trung Quốc. Sự thật là các nhà kinh tế học, các chính trị gia, các nhà đầu tư đều từ chối tin vào các cảnh báo khủng hoảng vỡ nợ của Nhật Bản (thập kỷ 80-90), của Mexico năm 1994, Thái Lan năm 1997, Nga năm 1998, Mỹ năm 2008...

Do đó, trường phái “bò” không thể tin vào sự đổ vỡ của Trung Quốc. Trước khủng hoảng, ai cũng đang hạnh phúc vì kiếm được nhiều tiền, chính quyền và chính trị gia thì có thành tích và không ai muốn thận trọng với một tương lai màu xám.

Trong suốt lịch sử mở cửa kinh tế của Trung Quốc, một "luật bất thành văn" là nợ của các con cưng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) luôn được chính quyền bảo lãnh khiến nó không thể đổ vỡ. Tại sao lại như vậy? Vì doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Trung Quốc là trụ cột kinh tế của Trung Quốc và cũng là uy tín của chính quyền này với thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

Thông qua công cụ này, Trung Quốc thực hiện tham vọng đứng hàng đầu về công nghệ, vũ khí, thông tin và huy động dòng vốn tài chính trong nước cũng như toàn cầu.

Ít người nghĩ rằng nền kinh tế Nhật Bản lớn nhất châu Á vào những năm 1990 lại có thể rơi vào khủng hoảng. Sự phủ nhận tương tự xảy ra trước sự sụp đổ của Mexico năm 1994, Đông Nam Á năm 1997, Nga năm 1998, Mỹ năm 2008, châu Âu năm 2010, các thị trường mới nổi chạm vách vào năm 2013...

Mọi quốc gia công nghiệp hóa không thất bại, cuối cùng đều vấp ngã trong bối cảnh dư nợ tín dụng. Trung Quốc có thể thắng trong vụ "đặt cược" này? Mọi thứ đều có thể. Nhưng niềm tin vào đội ngũ của ông Tập là nhờ vào huyền thoại về "sự bất khả xâm phạm của Trung Quốc" từ thời khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2008. Trung Quốc khi đó đã "chèo lái thành thạo" thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng nợ dưới chuẩn bắt nguồn từ Mỹ. Tuy nhiên, có phải Bắc Kinh đã gieo mầm cho một hệ thống tài chính dưới chuẩn chưa từng có trên toàn cầu?

Hầu hết các nhà đầu tư toàn cầu chưa bao giờ nghe nói về Tập đoàn nắm giữ than và điện Yongcheng - cho đến khi họ bỏ lỡ một khoản thanh toán trái phiếu vào tháng trước. Kể từ đó, hàng tỷ USD trái phiếu đang lưu hành của nó đã thực sự trở thành "một con chim hoàng yến" trong mỏ than nổi tiếng của Trung Quốc.

Các vụ vỡ nợ của nhà sản xuất chip Tsinghua Unigroup và Huachen Automotive Group đã đổ thêm dầu vào tình trạng bán tháo thị trường nợ vốn đã hoành hành. Điều đó làm gia tăng sự giám sát chặt chẽ về sức khỏe của China Evergrande Group, nhà phát triển mắc nợ nhiều nhất thế giới với các chủ nợ hơn 120 tỷ USD...

Niềm vui có thể tiếp tục nếu ông Trump thêm Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn khổng lồ sản xuất chip, hay còn gọi là SMIC, vào danh sách đen của mình.

Câu chuyện vĩ mô hoành tráng của Trung Quốc là một câu chuyện thôi miên sẽ khiến Joe Biden "rón rén dè dặt" với Trung Quốc. Kế hoạch Made in China 2025 của ông Tập và các động thái tạo ra một "Thung lũng Silicon phía Đông - trên biển đông nam" của ông là nhân tố thay đổi cuộc chơi. Chuỗi dự án khổng lồ Vành đai và Con đường của ông đang gây tai tiếng trên toàn cầu.

Tuy nhiên, những vụ vỡ nợ gần đây nhắc nhở chúng ta rằng sự phát triển kinh tế vi mô của Trung Quốc đang bị tụt hậu so với những thiết kế vĩ đại này. Kể từ năm 2008, ĐCSTQ của ông Tập dựa vào nợ và tín dụng nhiều hơn là nâng cấp cơ cấu. Và lấp đầy những rạn nứt bằng tiền đầu tư chi tiêu công.

Kaisa Group Holdings trở thành nhà phát triển bất động sản đầu tiên của Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu đô la. (Ảnh của MARK RALSTON/AFP via Getty Images)
Kaisa Group Holdings trở thành nhà phát triển bất động sản đầu tiên của Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu đô la. (Ảnh của MARK RALSTON/AFP via Getty Images)

Vào năm 2012, ông Tập đã nắm lấy dây cương, hứa hẹn tăng cường tính minh bạch và để các lực lượng thị trường đóng vai trò "quyết định" trong việc hoạch định chính sách. Điều đó đã được thử nghiệm vào năm 2015, khi chứng khoán Thượng Hải sụp đổ và Kaisa Group Holdings trở thành nhà phát triển bất động sản đầu tiên của Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu đô la.

Tuy nhiên, chính phủ của ông không thích sự thất bại và quay trở lại với "máy chạy bộ" - kích thích tài chính bằng mọi giá. Điều này khiến hành động cân bằng giảm đòn bẩy mà ông Tập hiện nay đối đầu khó khăn hơn mức cần thiết.

Các cuộc thanh trừng, thôn tính thu hút sự chú ý nhất liên quan đến các công ty công nghệ đang chạy trốn các cơ quan quản lý. Trường hợp cụ thể: Jack Ma hiện đã tạm hoãn đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Ant Group, đây là đợt phát hành lớn nhất trong lịch sử. Nhưng sự kìm hãm thực sự quan trọng đang nằm ở các công ty nhà nước - đã tận dụng đòn bẩy và làm "cong vênh" một nền kinh tế đang chuyển sang giai đoạn trung tâm.

Lời kêu gọi đầu tiên được HSBC nhấn mạnh khiến ít người nghi ngờ về sức ì của nền kinh tế. Tuy nhiên, liệu nền kinh tế Trung Quốc đã sẵn sàng dẫn đầu thế giới chưa - và có thể tránh khỏi một khoảnh khắc khủng hoảng hay không - là một câu hỏi mở. Nếu nhóm của ông Tập không đẩy nhanh nỗ lực sửa chữa nền kinh tế vi mô, "những con gấu" Trung Quốc có thể sẽ thỏa mãn với kết cục.

Tác giả: William Pesek là một nhà báo từng đoạt giải thưởng ở Tokyo và là tác giả của cuốn "Nhật Bản hóa: Thế giới có thể học được gì từ những thập kỷ đã mất của Nhật Bản".

Đức Duy

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP