Kho vũ khí hạt nhân toàn cầu sẽ tăng trở lại sau nhiều thập kỷ

Kho vũ khí hạt nhân toàn cầu sẽ tăng trở lại sau nhiều thập kỷ

Kho vũ khí hạt nhân toàn cầu sẽ tăng trở lại sau nhiều thập kỷ

Kho vũ khí hạt nhân toàn cầu sẽ tăng trở lại sau nhiều thập kỷ

Kho vũ khí hạt nhân toàn cầu sẽ tăng trở lại sau nhiều thập kỷ
Kho vũ khí hạt nhân toàn cầu sẽ tăng trở lại sau nhiều thập kỷ
Thứ bảy, 04-01-2025 16:32, (GMT+07:00)
Kho vũ khí hạt nhân toàn cầu sẽ tăng trở lại sau nhiều thập kỷ
14-06-2022 12:09

Kho vũ khí hạt nhân toàn cầu được cho sẽ tăng lần đầu tiên kể từ thời Chiến tranh Lạnh trong bối cảnh nguy cơ sử dụng loại vũ khí này đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ qua, nghiên cứu của Viện Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI) công bố ngày 13/06, theo Reuters.

 

Kho vũ khí hạt nhân toàn cầu sẽ tăng trở lại sau nhiều thập kỷ

Một đám mây hình nấm từ vụ thử bom nguyên tử dưới nước 'Baker'. Hình ảnh chụp từ máy bay AAF vào ngày 25/7/1946. (Ảnh: Hulton Archive/Getty Images)

 

Theo SIPRI, xung đột ở Ukraine đang đẩy 9 cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới vào trạng thái căng thẳng.

 

Một xu hướng rất đáng lo ngại

 

Tờ Reuters dẫn một báo cáo của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 13/6 cho biết, kho vũ khí hạt nhân toàn cầu dự kiến sẽ tăng trở lại trong những năm tới, kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Trong khi đó nguy cơ vũ khí này được sử dụng cũng một ngày cao hơn.

 

Cũng theo SIPRI, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine và sự hậu thuẫn của phương Tây đối với Kyiv đang làm gia tăng căng thẳng giữa các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân trên giới.

 

Báo cáo của SIPRI cũng chỉ ra rằng số đơn vị vũ khí hạt nhân trên toàn cầu đã giảm nhẹ trong thời gian từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2022, nhưng con số này không phản ánh đúng quy mô kho vũ khí của các cường quốc hạt nhân. Số đầu đạn hạt nhân trên thế giới đang có dấu hiệu tăng trở lại sau nhiều thập kỷ.

 

“Tất cả các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đều đang gia tăng hoặc nâng cấp kho vũ khí của họ và hầu hết đều sử dụng chung một luận điệu về hạt nhân và vai trò của vũ khí hạt nhân trong chiến lược quân sự của họ”, ông Wilfred Wan, Giám đốc Chương trình Vũ khí Hủy diệt Hàng loạt của SIPRI  cho biết.

 

“Đây là một xu hướng rất đáng lo ngại”, ông Wilfred Wan nhấn mạnh.

 

Ba ngày sau khi Moscow mở chiến dịch quân sự, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt lực lượng răn đe hạt nhân của nước này vào trạng thái báo động cao nhất.

 Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ người đứng đầu khu vực Ingushetia tại Điện Kremlin ở Moscow vào ngày 30/3/2022. (Ảnh Getty Images)
 

Ông Putin cũng cảnh báo về những hậu quả có thể xảy ra nếu các nước phương Tây đối đầu trực tiếp với Nga ở Ukraine.

 

"Mối quan hệ giữa các cường quốc trên thế giới ngày một xấu đi vào đúng thời điểm cả nhân loại và hành tinh phải đối mặt với một loạt các thách thức chung sâu sắc và cấp bách mà chỉ có thể giải quyết bằng hợp tác quốc tế", Chủ tịch hội đồng quản trị SIPRI, cựu Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven cho biết.

 

Có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân trên toàn thế giới?

 

Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, kho dự trữ vũ khí hạt nhân là bí mật quốc gia, vì vậy bất kỳ số liệu nào cũng chỉ là ước tính, tuy nhiên người ta cho rằng tổng kho vũ khí của thế giới vào khoảng 12.700 tính đến đầu năm 2022.

 

Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, với tổng cộng 5.977 đầu đạn, nhiều hơn Hoa Kỳ khoảng 550 đầu đạn. Hai nước sở hữu hơn 90% đầu đạn của thế giới. Tuy vậy, SIPRI cho biết Trung Quốc cũng đang trong giai đoạn mở rộng kho vũ khí của với hơn 300 hầm chứa tên lửa mới.

 

SIPRI cho biết số lượng đầu đạn hạt nhân trên toàn cầu đã giảm xuống còn 12.705 đầu đạn vào tháng 1/2022 từ 13.080 đầu đạn vào tháng 1/2021.

 

Ước tính có khoảng 3.732 đầu đạn được triển khai cùng tên lửa và máy bay, và khoảng 2.000 đơn vị thuộc về Nga hoặc Mỹ được giữ trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Ước tính có khoảng 3.732 đầu đạn được triển khai cùng tên lửa và máy bay. (Ảnh: Marina Lysteva/Wikimedia Commons)
 

Trong khi Hoa Kỳ vẫn giảm dự trữ, Pháp có lượng tồn kho tương đối ổn định. Nhưng Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Pakistan và Vương quốc Anh, cũng như có thể cả Nga, đều được cho là đang gia tăng tỷ lệ của họ.

 

Quốc gia nào sở hữu vũ khí hạt nhân?

 

Theo SIPRI, chín quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, gồm: Trung Quốc, Pháp, Nga, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên.

Người dân Hàn Quốc xem TV tại ga tàu Seoul chiếu hình ảnh về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, vào ngày 15/9/2021 tại Seoul, Hàn Quốc. Trong một thông cáo, Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, loại tên lửa chưa được xác định đã được bắn từ các khu vực nội địa miền trung của Bắc Triều Tiên vào chiều 15/9; cơ quan tình báo Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích chi tiết để có thêm thông tin. (Chung Sung-Jun / Getty Images)
 Người dân Hàn Quốc xem TV tại ga tàu Seoul chiếu hình ảnh về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, vào ngày 15/9/2021 tại Seoul, Hàn Quốc. Trong một thông cáo, Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, loại tên lửa chưa được xác định đã được bắn từ các khu vực nội địa miền trung của Bắc Triều Tiên vào chiều 15/9; cơ quan tình báo Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích chi tiết để có thêm thông tin. (Chung Sung-Jun / Getty Images)
 

Trung Quốc, Pháp, Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh nằm trong số 191 nước ký Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT). Theo thỏa thuận, họ phải cắt giảm kho dự trữ đầu đạn hạt nhân, và về lý thuyết là cam kết loại bỏ hoàn toàn. Và hiệp ước đã làm giảm số lượng đầu đạn được lưu trữ ở các quốc gia này kể từ những năm 1970 và 80.

 

Ấn Độ và Pakistan chưa từng tham gia NPT. Triều Tiên đã rút khỏi hiệp ước năm 2003.

 

Israel là nước duy nhất trong số 9 quốc gia chưa bao giờ chính thức thừa nhận về chương trình hạt nhân của mình - nhưng nước này được thừa nhận rộng rãi về việc sở hữu đầu đạn hạt nhân.

 

Quốc gia bị đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân lần cuối khi nào?

 

Một trong những điểm nhấn chính của Chiến tranh Lạnh là Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev biết được âm mưu của Mỹ nhằm lật đổ chế độ của ông Fidel Castro và trang bị cho Cuba bằng đầu đạn hạt nhân 'chĩa vào' nước Mỹ gần đó, theo tờ ABC.

 

Chiến tranh Lạnh lại bùng lên vào những năm 1980 khi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan xoá bỏ những điều ông coi là tai họa của chủ nghĩa cộng sản.

 

Khi căng thẳng leo thang, cả Liên Xô và Mỹ đều được trang bị lên tới hàng chục nghìn đầu đạn hạt nhân.

 

Vào cuối những năm 1980, con số đầu đạn hạt nhân giữa hai quốc gia đã lên tới hơn 68.000.

 

Vũ khí hạt nhân có sức tàn phá thế nào?

 

Vũ khí hạt nhân được tạo ra để gây ra mức độ tàn phá tối đa. Mức độ phá hủy phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố, bao gồm: kích thước của đầu đạn, nổ ở độ cao bao nhiêu so với mặt đất, môi trường địa phương.

 

Nhưng ngay cả một đầu đạn nhỏ nhất cũng có thể gây ra thiệt hại lớn về nhân mạng và hậu quả lâu dài. Quả bom giết chết đến 146.000 người ở Hiroshima, Nhật Bản, trong Thế chiến thứ hai, là 15 kiloton. Và đầu đạn hạt nhân ngày nay có thể lớn hơn 1.000 kiloton.

Đám mây nấm từ bom nguyên tử trên bầu trời Hiroshima (trái) và Nagasaki (phải). (Ảnh: wikipedia)
 Đám mây nấm từ bom nguyên tử trên bầu trời Hiroshima (trái) và Nagasaki (phải). (Ảnh: wikipedia)
 

Có rất ít người được cho là sẽ sống sót trong vùng ảnh hưởng tức thì của một vụ nổ hạt nhân. Sau một tia chớp chói mắt, có một quả cầu lửa và sóng nổ khổng lồ mà có thể phá hủy các tòa nhà và công trình kiến trúc trong bán kính vài km.

 

Xem thêm: 4 Quả Bom Gấp 1.000 Lần Bom Nguyên Tử Rơi Xuống Nhưng Không Nổ - Phải Chăng Đấng Siêu Nhiên Chở Che? - Ngẫm Radio

Huyền Anh

Theo NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP