Khi còn tại thế, Đức Phật có dạy con người cúng tế hay không?

Khi còn tại thế, Đức Phật có dạy con người cúng tế hay không?

Khi còn tại thế, Đức Phật có dạy con người cúng tế hay không?

Khi còn tại thế, Đức Phật có dạy con người cúng tế hay không?

Khi còn tại thế, Đức Phật có dạy con người cúng tế hay không?
Khi còn tại thế, Đức Phật có dạy con người cúng tế hay không?
Thứ ba, 14-01-2025 09:25, (GMT+07:00)
Khi còn tại thế, Đức Phật có dạy con người cúng tế hay không?
26-07-2019 09:42

Phật Thích Ca Mâu Ni trong những năm truyền Pháp không chủ trương thành lập tôn giáo mà chỉ truyền dạy về lòng từ bi và buông bỏ vật chất trần tục. Tương tự như Chúa Jesus và phong trào Kitô giáo, ông chủ trương bãi bỏ các nghi lễ và phân chia thứ bậc tôn giáo để con người hướng đến các giáo lý sâu sắc hơn.

1

Quỷ Mara dẫn đồng bọn đến quấy phá Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi Ngài ngồi dưới gốc cây bồ đề. (Ảnh qua Pinterest)

Sự xuất hiện của đạo Phật

Theo truyền thuyết, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ngồi dưới cội Bồ Đề trong rừng Urvela và nguyện sẽ không ra khỏi trạng thái thiền định nếu không giác ngộ. Sau khi thoát khỏi sự quấy nhiễu của quỷ Mara, cuối cùng ông đã khai mở trí huệ, giác ngộ và đạt cảnh giới của Phật.

Không lâu sau đó, ông phổ truyền những gì ông giác ngộ được mà sau này trở thành những điều cốt lõi trong Phật giáo. Giáo lý của ông mâu thuẩn với các tôn giáo đương thời đã bị biến dị, nhất là Bà La Môn giáo, được xem là tôn giáo chính thức của giới thống trị lúc bấy giờ.

Những tín đồ Phật giáo ngày nay vẫn hay tranh luận về trạng thái Niết Bàn – cảnh giới Phật Thích Ca Mâu Ni đã chứng ngộ. Từ Niết bàn xuất phát từ một từ có nghĩa là “dập tắt” hay “kềm nén”, nói về “việc làm mất đi” hay “sự chấm dứt”. Nhiều tín đồ đạo Phật ngày nay hiểu đó là sự đoạn tuyệt các dục vọng. Đức Phật dạy rằng những thứ chấp trước sẽ dẫn đến đau khổ. Ngài nhận ra rằng của cải sẽ có ngày mất, sức khỏe sẽ suy sụp, bạn bè và người thân sẽ chết đi, nên khi trong tâm ràng buộc vào những thứ này sẽ dẫn đến việc chia ly chúng trở nên đau đớn hơn. Đó nguyên nhân gốc rễ dẫn đến đau khổ. Đức Phật tin rằng giải pháp để thoát khỏi đau khổ là không cho phép bản chấp trước vào tài vật và buông bỏ dục vọng, như vậy sự ham muốn sẽ chấm dứt.

Giáo lý cốt lõi của Phật giáo

Phật Thích Ca đã chủ trương bãi bỏ tất cả các nghi thức tôn giáo của giới thống trị Ấn Độ vào thời điểm đó để hướng đến chân lý căn bản của tu luyện tâm linh. Dẫu vậy, ngày nay vẫn có một số Phật tử không hoàn toàn làm theo giáo huấn của ông. Một bộ phận tin rằng điều căn bản trong Phật giáo là lòng từ bi và thương sót đối với người nghèo. Một bộ phận khác thì tin rằng đó là để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Bộ phận còn lại tin rằng đó chỉ đơn giản là sống một cuộc sống cân bằng, hợp đạo đức và không có đau khổ.

 

Mặc dù nhiều người xem những điều trên là một phần quan trọng trong giáo lý Phật giáo, tuy nhiên chúng không xuất hiện trong Phật giáo nguyên thủy, mà xuất hiện trong các tôn giáo cổ và các loại triết học khác trên tiểu lục địa Ấn Độ, có loại tồn tại trước khi Phật giáo ra đời.

2

Đức Phật Thích Ca đang giảng Pháp. Tranh tường ở Tu viện Tharlam của Phật giáo Tây Tạng, Boudha, Kathmandu, Nepal. (Wonderlane / CC B 2.0NG 2.0)

Một phương diện đặc thù của Phật giáo khác với những tôn giáo và triết lý cổ là sự nhân văn. Đức Phật giảng rằng, theo luật nhân – quả con người phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình, chứ không nên quy kết những bất hạnh của mình cho số phận, thần linh hay những điều thần kỳ. Ông cho rằng những khổ đau của con người là do tự mình gây ra và phải tìm cách tiêu trừ nó. Trong các truyện cổ dân gian, con người thường cầu xin thần linh ban phước, còn trong các câu chuyện Phật giáo, con người đi đến sự minh bạch trong nội tâm để có những cách hành xử phù hợp.

Trải qua nhiều thế kỷ, Phật giáo du nhập thêm một loạt các nghi thức tế lễ truyền thống cũng như các quan điểm siêu nhiên, siêu hình và vũ trụ. Tuy nhiên, là một tín đồ Phật giáo thực thụ thì không cần thực hiện những điều nêu trên. Bản thân Đức Phật cũng không xem những thứ đó là chủ đạo, mà ông chỉ xem trọng cách sống của con người và cách họ nhận thức để giải thoát khỏi sự đau khổ.

Đức Phật và Chúa Jesus  

Đức Phật Thích Ca và Chúa Jesus có lối truyền đạo khá tương đồng. Giáo lý của họ đều dạy bảo con người về lòng từ bi, thương xót. Họ đều chỉ trích các giáo lý đã biến dị của các tôn giáo đương thời. Tuy nhiên, trong việc bãi bỏ các nghi lễ thờ phượng thì có đôi chút khác biệt. Đức Phật tin rằng các nghi lễ tôn giáo trong kinh Vệ đà đã mất đi ý nghĩa và tầm quan trọng nguyên gốc. Chúa Jesus cũng nhận thức tương tự về cách thực hành tôn giáo của các linh mục và các tín đồ giáo phái Pha-ri-si. Dù vậy, ông cho rằng việc cúng bái trong thánh đường phải được sùng kính và những thầy tế đã trở nên bại hoại nên không còn thờ phượng Chúa đúng cách. Dường như họ quan tâm đến tiền bạc và quyền lực hơn là khôi phục lại tôn giáo.

Đức Phật đương thời đã gạt bỏ những nghi thức thờ phượng trống rỗng để tìm kiếm những chân lý tâm linh sâu sắc. Con người ngày nay không hoàn toàn hiểu rõ đó là gì, bởi vì những lời Phật dạy có nội hàm cao thâm, không phải ai cũng hiểu được. Chúa Jesus cũng gạt sang một bên các nghi thức truyền thống của tôn giáo thời đó vì nó đã dần trở nên vô bổ, ông đã giác ngộ ra những chân lý tâm linh sâu sắc hơn.

Chân lý mà Chúa Jesus giác ngộ tất nhiên khác với chân lý mà Đức Phật giác ngộ, nhưng họ đều cho rằng trạng thái tâm linh của mỗi người là do người ấy tự quyết định. Chúa Jesus dạy rằng, chỉ có Chúa mới biến đổi được trạng thái tâm linh của một người với điều kiện người đó phải thiết lập một mốt quan hệ khăng khít với Chúa. Tương tự như vậy, Đức Phật dạy rằng con người phải tuân phục và sống theo 4 chân lý cao quý (tứ diệu đế) thì mới có được cuộc sống thanh tịnh không còn đau khổ.

Chúa Jesus và Đức Phật có thể truyền giảng những giáo lý khác nhau nhưng đều bảo con người tu dưỡng tâm tính. Có lẽ đó cũng là lý do khiến Phật giáo và Kitô giáo vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Cả hai tôn giáo đều dạy các tín đồ phải chú trọng bồi dưỡng tâm hồn, điều đó giúp họ vượt ra khỏi định kiến truyền thống, các nghi lễ phù phiếm, quan điểm chính trị để cảm thụ một thế giới nội tâm sâu sắc hơn, những giá trị phổ quát hơn.

Theo Tinh Hoa (Dịch từ Ancient Origins)

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP