Kẻ giấu mặt đằng sau xung đột Trung Đông

Kẻ giấu mặt đằng sau xung đột Trung Đông

Kẻ giấu mặt đằng sau xung đột Trung Đông

Kẻ giấu mặt đằng sau xung đột Trung Đông

Kẻ giấu mặt đằng sau xung đột Trung Đông
Kẻ giấu mặt đằng sau xung đột Trung Đông
Thứ tư, 08-01-2025 03:30, (GMT+07:00)
Kẻ giấu mặt đằng sau xung đột Trung Đông
04-06-2021 12:35

Ảnh: Shutterstock.

Hamas giao chiến Israel chỉ là một trong nhiều cuộc xung đột ở Trung Đông có bàn tay “góp gió thành bão” của một thế lực giấu mặt. Đây là một quốc gia có tổng thống nhưng nhiều khi người quyền lực nhất lại là một giáo chủ…

Đây là một quốc gia bị cấm vận vô cùng gắt gao nhưng thường được Trung Quốc và Nga dung túng sau lưng. Chúng ta đang nói đến: Cộng hoà Hồi giáo Iran.

Iran đứng sau Hamas 

“Trên thực tế Iran mới là vấn đề lớn nhất ở Trung Đông hiện nay. Nếu vấn đề của Iran không thể giải quyết, thì vấn đề của Trung Đông căn bản là không thể giải quyết”. Đây là nhận định của Giáo sư Chương Thiên Lượng trong chương trình “Chính luận thiên hạ” ngày 21/5, khi bình luận về câu chuyện xung đột giữa Hamas và Israel xảy ra gần đây. 

Vậy tại sao Iran lại được coi là nguồn cơn xung đột ở Trung Đông? Chính sách “vỗ về” của phương Tây và Mỹ đối với Iran liệu có giải quyết được tình hình? Trước hết, hãy nói một chút về lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas. Các thủ lĩnh Hamas đã xác nhận vào ngày 20/5 rằng họ đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Israel. Thời gian bắt đầu ngừng bắn là 2 giờ sáng ngày 21/5 (giờ địa phương). 

Ở bên kia chiến tuyến, Thủ tướng Israel là ông Benjamin Netanyahu tuyên bố: “Chúng tôi đồng ý thỏa thuận ngừng bắn này của Hamas. Đây chưa thể nói là thắng lợi của Israel, nhưng ít nhất chúng tôi đã thắng một ván cờ nhỏ”. Vì sao lại nói như vậy? Đầu tiên, Hamas khởi sự cho cuộc tấn công vào đất Israel bằng những loạt rocket tầm tã suốt 10 ngày đêm. Israel cũng chẳng vừa, đáp trả bằng những cuộc phản công quân sự đầy sức nặng. Với hàng trăm cuộc không kích nhắm vào Dải Gaza, Israel đã tấn công vào các cơ sở quân sự, hệ thống đường hầm, sau đó lấy mạng rất nhiều chỉ huy quân sự cấp cao của Hamas.

Thủ tướng thứ 9 và thứ 13 của Israel ông Benjamin Netanyahu (Nguồn: Wikipedia)

Hamas đã phóng hơn 4000 quả rocket tới các thành phố của Israel. Nhưng tên lửa của họ chất lượng khá tệ. Một số không đến được mục tiêu, rơi giữa chừng xuống lãnh thổ của Hamas và giết chết người dân của chính họ. Những tên lửa bay được vào Israel, có thể uy hiếp khu đông dân cư thì trên cơ bản đã bị hệ thống phòng thủ tên lửa “Vòm sắt” của Israel đánh chặn. 

Tên lửa của Israel rất lợi hại, mỗi quả giá chừng mấy chục nghìn Mỹ kim. Tên lửa của Hamas thì rẻ hơn, mỗi quả chỉ chừng mấy trăm Mỹ kim. Với vị trí địa lý bị vây quanh bởi các nước Hồi giáo hiếu chiến, Israel đã chi không biết bao nhiêu tiền để phát triển hệ thống “Vòm sắt”, trên cơ bản đã vô hiệu hoá hai cuộc tấn công rocket gần đây nhất của Hamas từ Dải Gaza. Trong những lần giao tranh này Hamas ở thế lép vế hẳn so với Israel. 

Các vụ đánh chặn tên lửa mái vòm sắt của tên lửa Hamas – Miền nam Israel – Cuộc tấn công ban đêm vào thành phố Ashdod (Ảnh: Shutterstock).

Trong cuộc họp báo mới đây, Thủ tướng Israel Netanyahu nói: “Kỳ thực cuộc công kích của Hamas vào Israel lần này là do Iran đứng đằng sau hậu thuẫn cả tiền và vũ khí”. Trước mặt ông Netanyahu lúc đó là một phần cánh của một chiếc máy bay không người lái. Nó là loại được sản xuất tại Iran. Quân đội Israel đã bắn hạ máy bay này tại biên giới Israel – Jordan. Thủ tướng Netanyahu chỉ vào chiếc cánh còn sót lại của máy bay không người lái và nói: “Thứ này đã giải thích tất cả rồi. Kẻ đứng đằng sau Hamas là Iran!”. 

Trong cuộc giao tranh ngắn ngày ác liệt giữa Hamas và Israel này, Iran giống như đang đóng vai của kẻ “tống tiền”. Họ lấy Hamas làm quân bài để mặc cả với phương Tây và Hoa Kỳ, hy vọng nhanh chóng được gỡ bỏ tất cả các biện pháp chế tài đối với mình. Và ngay sau khi Hamas và Israel đạt thoả thuận ngừng bắn, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã tự tin tuyên bố Hoa Kỳ đã sẵn sàng tháo dỡ lệnh cấm vận đối với các lĩnh vực dầu mỏ, ngân hàng và vận tải biển của họ. Tại sao lại có sự trùng hợp vô tình đến như vậy? Ta có thể giải thích chuyện này thế nào? 

Chiến loạn Trung Đông: Iran mới là vấn đề lớn nhất

Người ta vẫn luôn lầm tưởng rằng vấn đề lớn nhất ở Trung Đông hiện nay là xung đột Israel – Palestine, là phong trào Hamas, là thảm hoạ nhân đạo tại Dải Gaza. Song trên thực tế, Iran mới là ‘ung nhọt’ phức tạp nhất ở Trung Đông lúc này. Nếu vấn đề của Iran không thể giải quyết, thì vấn đề của Trung Đông căn bản không thể giải quyết. 

Vì sao? Bởi vì Iran là quốc gia Hồi giáo chính thống luôn nuôi dưỡng ý đồ muốn “quét sạch” Israel, quốc gia của những người Do Thái. Điều này liệu có khác gì so với một loại cuồng tín tôn giáo và một cuộc chiến tranh tôn giáo mới? Một quốc gia Hồi giáo sau khi trở nên thế tục hoá thì dễ dàng có mối quan hệ hữu hảo với Israel, ví như Iraq, UAE, Bahrain… Thậm chí nếu không quá thế tục hoá như vậy, thì họ cũng không hành xử cực đoan như Iran. Có thể thấy điểm này trong quan hệ giữa Ả Rập Xê Út hay Jordan với Israel. 

Xung đột giữa Iran và Israel (Ảnh: Shutterstock).

Còn những đất nước trung thành với Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan giống như Iran hay Taliban tại Afghanistan trước đó, trên thực tế cực kỳ thù hận Israel. Trong quá khứ, những người theo Hồi giáo và Do Thái giáo đã tranh giành nhau vùng đất Thánh Jerusalem suốt hàng nghìn năm qua. Đến thời hiện đại, khi người Israel lập quốc sau Đệ nhị thế chiến, những người Hồi giáo Palestine và người Israel cũng liên tục bất hoà với nhau. Vì thế Do Thái giáo và Hồi giáo chính là “thù hận từ đời này qua đời khác”. 

“Vỗ về” Iran: Chính sách sai lầm

Kể từ khi lập quốc, Israel luôn luôn phải đối đầu với sự đe doạ của các nước Ả Rập. Nhưng sau khi bình thường hoá quan hệ lần lượt với Ai Cập, Jordan, UAE và Bahrain, kẻ thù lớn nhất trong khu vực của Israel chính là Iran. Năm ngoái, chính quyền cựu tổng thống Donald Trump đã đứng ra làm trung gian trong hiệp định Abraham nhằm “thêm bạn bớt thù” cho Israel và tạo lập vòng vây cô lập một Iran cứng đầu. 

Tưởng như đó là đòn chí mạng khiến Iran phải tổn hao nguyên khí trầm trọng thì một lần nữa các nước phương Tây và Hoa Kỳ lại đang đi theo lối mòn “vỗ về”, an ủi Iran. Mỗi lần vỗ về như vậy chính là đang cấp thêm cho Iran nhiều tỷ Mỹ kim viện trợ kinh tế. Năm nay, Hoa Kỳ đang xem xét khả năng đình chỉ chế tài bất chấp điều đó có thể khiến hàng chục tỷ Mỹ kim hoặc nhiều hơn thế chảy vào túi Iran. Và như chúng ta đã biết, Iran sẽ lại có thêm tiền để phát triển vũ khí hạt nhân của mình. 

Israel chính là bên phản ứng gay gắt nhất với những hiệp ước hạt nhân của phương Tây và Hoa Kỳ với Iran. Đơn giản, bạn thử hình dung, Israel lớn được chừng nào? Đất nước này chỉ rộng chừng hơn 22 nghìn cây số vuông, đại khái chỉ lớn hơn thành phố Bắc Kinh một chút. Chỉ cần một hoặc hai quả bom nguyên tử là Israel sẽ bị san phẳng thành bình địa. Bởi thế, không đời nào Israel mạo hiểm để Iran nắm giữ vũ khí hạt nhân trong tay. Nhược bằng không, Israel sẽ bị xoá sổ khỏi bản đồ. 

Nếu vậy, Israel sẽ phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chớp nhoáng phủ đầu, điều mà họ đã từng làm tốt rất nhiều lần trong quá khứ khi đối đầu với các quốc gia Ả Rập. Chỉ cần Iran làm giàu Uranium đến mức có thể chế tạo vũ khí hạt nhân, Israel chắc chắn sẽ ra tay hạ thủ. Một khi Israel động binh, toàn cõi Trung Đông sẽ bùng nổ một cuộc chiến tranh lớn, cuộc chiến Trung Đông lần thứ sáu! 

Đằng sau những căng thẳng liên miên không dừng của Trung Đông là ‘bóng ma’ Iran, bóng ma của một nhà nước Hồi giáo cực đoan, luôn coi sứ mạng của mình là tiêu diệt người Do Thái. Đương nhiên, Hoa Kỳ và các nước phương Tây sẽ không khoanh tay đứng nhìn Israel, đồng minh lớn nhất của họ trong khu vực này, phải ôm đầu chịu trận. Và trong những dự ngôn, tiên tri cổ đại, Israel lập quốc cũng là làm theo ý chỉ của Chúa. Nhưng chừng nào thế lực hắc ám đứng sau mọi chiến loạn của Trung Đông vẫn liên thủ với nhau để giày vò người dân vô tội thì khi ấy thế giới vẫn còn chưa thôi sóng gió.

Mạn Vũ

Theo ĐKN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP