Hơn 600 nhà lập pháp kêu gọi ĐCSTQ dừng đàn áp Pháp Luân Công ngay lập tức

Hơn 600 nhà lập pháp kêu gọi ĐCSTQ dừng đàn áp Pháp Luân Công ngay lập tức

Hơn 600 nhà lập pháp kêu gọi ĐCSTQ dừng đàn áp Pháp Luân Công ngay lập tức

Hơn 600 nhà lập pháp kêu gọi ĐCSTQ dừng đàn áp Pháp Luân Công ngay lập tức

Hơn 600 nhà lập pháp kêu gọi ĐCSTQ dừng đàn áp Pháp Luân Công ngay lập tức
Hơn 600 nhà lập pháp kêu gọi ĐCSTQ dừng đàn áp Pháp Luân Công ngay lập tức
Thứ bảy, 28-12-2024 15:21, (GMT+07:00)
Hơn 600 nhà lập pháp kêu gọi ĐCSTQ dừng đàn áp Pháp Luân Công ngay lập tức
20-07-2020 15:08

Hơn 600 nhà lập pháp và cựu nhà lập pháp từ 30 quốc gia đang kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Họ nhận định chiến dịch bức hại 21 năm qua là cuộc đàn áp đức tin tàn bạo nhất trong lịch sử hiện đại.

Học viên Pháp Luân Công ở Mỹ diễu hành phản đối cuộc đàn áp tại Trung Quốc. (Ảnh: The Epoch Times)

Các nhà lập pháp “thúc giục chính phủ Trung Quốc tôn trọng các quy tắc quốc tế, và ngay lập tức chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, đồng thời trả tự do vô điều kiện cho tất cả học viên Pháp Luân Công bị giam giữ và các tù nhân lương tâm khác”, tuyên bố được ký bởi 606 nhà lập pháp từ các quốc gia Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh và Trung Đông cho biết.

“Cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc là một trong những chiến dịch đàn áp tàn bạo nhất đối với một nhóm tín ngưỡng trong lịch sử hiện đại”, tuyên bố nói thêm.

Theo tuyên bố trên, Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện thiền định theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Ban đầu, môn tu luyện này được chính quyền Trung Quốc ca ngợi vì sự đề cao đạo đức và sức khỏe cho học viên.

Tuy nhiên, mức độ phổ biến ngày càng tăng của Pháp Luân Công, với 70-100 triệu người học vào những năm 1999, đã khiến lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân dấy lên nỗi lo sợ hoang tưởng sẽ mất tầm ảnh hưởng và kiểm soát người dân. Do đó, Giang đã phát động một chiến dịch vào ngày 20/7/1999 nhằm “tiêu diệt” môn tu luyện.

“Ngày 20/7/2020 đánh dấu 21 năm kể từ khi chính quyền Trung Quốc phát động cuộc đàn áp tàn bạo và có hệ thống nhằm xóa sổ Pháp Luân Công. Từ tháng 7/1999, hàng triệu học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị bắt giữ và bỏ tù tùy tiện và nhiều người đã bị tra tấn thậm chí bị giết”, tuyên bố nêu.

Thành viên Nghị viện Peter Kent là một trong 63 nghị sĩ và cựu nghị sĩ Canada ký tuyên bố. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế cần lên tiếng mạnh mẽ và công khai hơn để lên án chính quyền Trung Quốc vì đàn áp nhân quyền. 

Peter Kent, một trong 63 nghị sĩ và cựu nghị sĩ của Canada đồng ký tuyên bố kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công. (Ảnh: MInhui.org)

“Chúng ta phải tiếp tục hành động và hy vọng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ tôn trọng luật pháp, tôn trọng tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do tín ngưỡng; ngày mà các học viên Pháp Luân Công có thể hô lớn trên quảng trường Thiên An Môn: Chân Thiện Nhẫn hảo”, ông Kent nói. 

George Christensen, một trong 24 thành viên Nghị viện Úc ký tuyên bố cũng cho biết: “Cuộc đàn áp học viên Pháp Luân Công, những người đã phải chịu sự áp bức, tra tấn, và đối xử tàn nhẫn là một trong những chiến dịch kinh khủng nhất của ĐCSTQ. Tôi sẽ luôn đồng cảm và ủng hộ với những người thực hành môn tu luyện tâm linh bình hòa này”.

George Christensen, một trong 24 thành viên Nghị viện Úc đồng ký tuyên bố. (Ảnh qua Newcastle Herald)

Tommy Sheppard, một trong 29 nghị sĩ và cựu nghị sĩ Anh đã ký tuyên bố nhấn mạnh các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu sự đàn áp tồi tệ ở Trung Quốc, Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về việc này.

Nhà lập pháp Ann-Sofie Alm, một trong 26 nghị sĩ và cựu nghị sĩ Thụy Điển ký tuyên bố nói rằng thế giới tự do đã dần hiểu được sự tàn ác của ĐCSTQ. “Tôi muốn nâng cao nhận thức về các học viên Pháp Luân Công, những người đã bị giam giữ trong các trại cải tạo, nhà tù và các cơ sở giam giữ khác như những tù nhân lương tâm. Đã có những báo cáo về sự tra tấn, thậm chí là mổ cướp nội tạng”, bà Alm nói.

CHEN XIAO SHUANG❄️ - @ch2014618 Twitter Profile and Downloader ...
Nhà lập pháp Ann-Sofie Alm một trong 26 nghị sĩ và cựu nghị sĩ Thụy Điển ký tuyên bố. (Ảnh: MInhui.org)

“Đây là lý do tại sao tuyên bố chung này rất quan trọng. ĐCSTQ cần biết thế giới tự do muốn gì. [Cuộc đàn áp] cần phải chấm dứt ngay lập tức”.

Bên cạnh đó, khoảng 30 nhà lập pháp Mỹ cũng đã đưa ra những tuyên bố riêng bày tỏ sự ủng hộ Pháp Luân Công và lên án cuộc đàn áp. 

Thu hoạch nội tạng và các hình thức bức hại khác

Tuyên bố chung cũng nêu một số báo cáo từ các chính phủ, Liên Hợp Quốc và các tổ chức nhân quyền về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Trong đó năm 2019, một tòa án độc lập ở London phát hiện Trung Quốc đã thu hoạch nội tạng học viên Pháp Luân Công trên quy mô đáng kể nhiều năm qua.

Năm 2013, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với các báo cáo về nạn thu hoạch nội tạng học viên Pháp Luân Công với số lượng lớn do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn. Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua một nghị quyết tương tự vào năm 2016.

Ngoài ra, tuyên bố trích dẫn một báo cáo từ Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết các học viên Pháp Luân Công vẫn đang bị bắt bớ, giam giữ tùy tiện, bị xét xử, tra tấn bất công, cùng nhiều hình thức ngược đãi khác.

VIDEO - PHƠI BÀY BÍ MẬT THU HOẠCH NỘI TẠNG CỦA ĐCSTQ

Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP