Hoa kỳ "tách rời" nên kinh tế Trung Quốc - Bắc Kinh có thể "chống đỡ" được bao lâu?

Hoa kỳ "tách rời" nên kinh tế Trung Quốc - Bắc Kinh có thể "chống đỡ" được bao lâu?

Hoa kỳ "tách rời" nên kinh tế Trung Quốc - Bắc Kinh có thể "chống đỡ" được bao lâu?

Hoa kỳ "tách rời" nên kinh tế Trung Quốc - Bắc Kinh có thể "chống đỡ" được bao lâu?

Hoa kỳ "tách rời" nên kinh tế Trung Quốc - Bắc Kinh có thể "chống đỡ" được bao lâu?
Hoa kỳ "tách rời" nên kinh tế Trung Quốc - Bắc Kinh có thể "chống đỡ" được bao lâu?
Thứ bảy, 25-01-2025 19:10, (GMT+07:00)
Hoa kỳ "tách rời" nền kinh tế Trung Quốc - Bắc Kinh có thể "chống đỡ" được bao lâu?
13-09-2020 16:25

Trong khi Trung Quốc được xem là “phân xưởng toàn cầu” và Hoa Kỳ là “trụ sở công nghệ” của thế giới, hai nền kinh tế đã kết nối với nhau như một “Chimerica” (chỉ sự liên kết không thể tách rời). Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế của cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc về cơ bản đã thay đổi, liệu “cốt lõi” của nền kinh tế thế giới có thể thật sự tách rời?

Viễn cảnh tách rời nhanh chóng có thể có kết cục là sự kết thúc của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đó là lần cuối cùng một mạng lưới sản xuất xuyên biên giới bị dỡ bỏ, và “toàn cầu hóa đỏ” sẽ bị hủy bỏ trong một “vụ nổ lớn” (Ảnh: MANDEL NGAN,NICOLAS ASFOURI/AFP qua Getty Images)

Trung Quốc cố gắng vãn hồi sự 'tách rời'

Trật tự kinh tế toàn cầu ngày nay vẫn được “ghi trên mặt sau của mọi chiếc iPhone”: được thiết kế tại California, lắp ráp tại Trung Quốc.

Cả hai đảng trong cuộc chạy đua vào ghế tổng thống Mỹ đều cam kết chấm dứt sự sắp xếp này. Lời hứa lần này của cả hai bên là đưa việc sản xuất về lại Hoa Kỳ. 

Chiến dịch của Tổng thống Trump tuyên bố rằng sẽ “chấm dứt sự phụ thuộc của chúng ta vào Trung Quốc”. Joe Biden về phần mình đang cố gắng vượt qua ông Trump và hứa hẹn một tương lai của “Sản xuất tại Mỹ”.

Trong khi đó, ông Tập Cận Bình tuyên bố “lưu thông kép” là chiến lược kinh tế mới của Trung Quốc, hứa hẹn tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực trong nước thay vì phụ thuộc vào phần còn lại của thế giới. Mặc dù một phần của cách tiếp cận “kép” này là để báo hiệu rằng cánh cửa của Trung Quốc vẫn rộng mở. 

Ông Tập đã đích thân viết thư cho các giám đốc điều hành của các công ty nước ngoài để đảm bảo với họ về một môi trường kinh doanh thuận lợi. Chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch biến đảo Hải Nam thành một cảng thương mại tự do khổng lồ và Trung Quốc đã mở cửa thị trường tài chính và bảo hiểm với tốc độ mà các nhà quản lý quỹ quốc tế không dám hy vọng. 

Mặt khác, Trung Quốc đang nhấn mạnh mục tiêu tự lực trong các lĩnh vực quan trọng như thực phẩm và công nghệ. Tuy nhiên, với việc gần 1 tỷ người Trung Quốc “không có quyền tiêu dùng”, kế hoạch của Chủ tịch Tập có nhiều khả năng sẽ... phá sản.

“Tách rời” đã trở thành từ thông dụng mới để mô tả khả năng tan vỡ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Tổng thống Trump gần đây đã thêm nó vào kho “vũ khí hùng biện” của mình. 

Mặc dù còn nhiều vướng mắc, quá trình ‘tách rời’ vẫn đang tiếp diễn

Năm 2012, tổng thống Barack Obama hỏi Steve Jobs rằng iPhone có thể được sản xuất ở Mỹ hay không. Jobs đã trả lời bằng một cách đơn giản là không, và những khó khăn có thể vẫn còn đó cho đến ngày nay. Các tổ chức chính phủ Trung Quốc, các đối tác kinh doanh địa phương và các tập đoàn đa quốc gia đã xây dựng chuỗi cung ứng ở Trung Quốc từ cuối những năm 1980. 

Các địa điểm sản xuất được duy trì nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng khổng lồ và thu hút khoảng 300 triệu công nhân ngoại tỉnh của Trung Quốc, nhiều người sống trong các ký túc xá ngay cạnh dây chuyền lắp ráp.

Khi chúng ta nói về "tách rời" khỏi Trung Quốc, điều chúng ta thực sự muốn nói là tổ chức lại hoàn toàn một mảng lớn sản xuất của thế giới. Do kết quả của cuộc thương chiến, thị phần của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu về máy vi tính và máy tính bảng - lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất - giảm khoảng 4 điểm phần trăm. 

Tuy nhiên, Trung Quốc sản xuất 45% xuất khẩu toàn cầu trong lĩnh vực này và 54% tổng số điện thoại trên toàn thế giới. Đối với đồ nội thất, quần áo và đồ điện gia dụng, thị phần lần lượt là 34%, 28% và 42%.

Dù vậy, các doanh nghiệp nước ngoài đã cố gắng rút hoạt động sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc. Foxconn đang chuyển một số hoạt động sản xuất của mình sang Việt Nam và Ấn Độ, nhưng khoảng 70% vẫn còn ở Trung Quốc. Việc di chuyển các cơ sở sản xuất lớn đến khu vực xung quanh cũng cần có thời gian. 

Tuy nhiên, dù vướng mắc chi phí lớn, cộng đồng doanh nghiệp trên thực tế phần lớn hướng theo lời kêu gọi rút khỏi Trung Quốc của chính quyền các nước.

Từ công nghệ đến tài chính -  Liệu nền kinh tế Trung Quốc có thể chống đỡ nổi lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ?

Trong khi thế giới đang dần giảm bớt sự phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng sản xuất của Trung Quốc, điều quan trọng là Trung Quốc cũng không thể phát triển mà không có công nghệ nước ngoài. 

Trong ngành công nghiệp chip máy tính quan trọng, Trung Quốc vẫn đi sau nhiều năm so với các nước dẫn đầu ngành công nghiệp này và vẫn bị ràng buộc bởi bí quyết công nghệ của Mỹ. Do đó, các lệnh trừng phạt gần đây nhằm cắt đứt Huawei với nguồn chip do Mỹ sản xuất đã tuyên "án tử" đối với công ty công nghệ thành công nhất của Trung Quốc này. 

Và mặc dù gói kích thích kinh tế trong bối cảnh dịch viêm phổi Vũ Hán của Trung Quốc tập trung vào sự phát triển lâu dài, chất lượng cao và nhắm mục tiêu vào đổi mới, quốc gia này vẫn phải đối mặt với một cuộc chiến lớn khó khăn trên biên giới công nghệ. 

“Nếu Mỹ tiếp tục đánh vào các lĩnh vực then chốt của ngành công nghệ Trung Quốc, thì tác động sẽ thật thảm khốc”, một giám đốc điều hành Trung Quốc cảnh báo.

Lĩnh vực tài chính cũng rất đáng ngại. Từ lâu, Trung Quốc đã nhắm đến việc đưa đồng nhân dân tệ vào hàng ngũ các đồng tiền dự trữ quốc tế. Nước này cũng tiếp tục chỉ lệnh dự trữ ngoại hối lớn nhất là đô-la Mỹ. Đồng thời, các nhà nghiên cứu và quan chức Trung Quốc ngày càng lo lắng về một "cuộc chiến tài chính" toàn diện từ phía Hoa Kỳ. 

Yu Yongding, một nhà kinh tế và cựu cố vấn cho ngân hàng trung ương Trung Quốc, cảnh báo rằng việc Trung Quốc phụ thuộc vào hệ thống đô-la Mỹ sẽ khiến các ngân hàng Trung Quốc có thể bị tổn hại nghiêm trọng nếu bị loại khỏi hệ thống do lệnh trừng phạt. 

Theo Yu, Mỹ có thể đi xa tới mức phong tỏa tài sản ở nước ngoài của Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt tài chính như vậy có thể tạo ra một vòng xoáy trả đũa nguy hiểm không kém hệ thống sản xuất toàn cầu đang bị đe dọa.

Viễn cảnh tách rời nhanh chóng có thể có kết cục là "sự kết thúc của Đảng Cộng sản Trung Quốc" - đó là lần cuối cùng một mạng lưới sản xuất xuyên biên giới bị dỡ bỏ, “toàn cầu hóa đỏ” có khả năng bị hủy bỏ trong một “vụ nổ lớn”. 

Tác giả: Isabella Weber là trợ lý giáo sư kinh tế tại Đại học Massachusetts Amherst và là tác giả của cuốn sách sắp xuất bản Cách Trung Quốc thoát khỏi liệu pháp sốc

Thủy Tiên - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP