Hệ thống hải lưu suy yếu và nỗi lo “Ngày tận thế” trở thành sự thật?

Hệ thống hải lưu suy yếu và nỗi lo “Ngày tận thế” trở thành sự thật?

Hệ thống hải lưu suy yếu và nỗi lo “Ngày tận thế” trở thành sự thật?

Hệ thống hải lưu suy yếu và nỗi lo “Ngày tận thế” trở thành sự thật?

Hệ thống hải lưu suy yếu và nỗi lo “Ngày tận thế” trở thành sự thật?
Hệ thống hải lưu suy yếu và nỗi lo “Ngày tận thế” trở thành sự thật?
Chủ nhật, 29-12-2024 08:02, (GMT+07:00)
Hệ thống hải lưu suy yếu và nỗi lo “Ngày tận thế” trở thành sự thật?
11-08-2021 16:06

Một nhà khoa học người Đức đã lặp lại những lời cảnh báo của bộ phim Ngày Tận Thế, khi phát hiện ra rằng một Hệ thống hoàn lưu đại dương chính đang trở nên bất ổn củng với những tác động liên quan đến biến đổi khí hậu.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change quan sát thấy rằng Tuần hoàn Đại Tây Dương (AMOC) bị đảo lộn vòng xoáy. Đây là một hệ thống hải lưu khổng lồ lưu thông qua Đại Tây Dương có thể đã mất ổn định trong thế kỷ qua bởi vì dòng nước ngọt tan chảy vào đại dương.

(Ảnh : TiPES/HP)

Điều đáng lo ngại là AMOC chịu trách nhiệm về Dòng chảy Vịnh, một dòng chảy xiết mang các khối nước ấm từ các vùng nhiệt đới đến bán cầu Bắc. Bởi vì nó phân phối lại nhiệt, hệ thống tuần hoàn này không chỉ chịu trách nhiệm tạo ra nhiệt độ ôn hòa trên khắp châu Âu mà còn ảnh hưởng đến các hệ thống thời tiết trên toàn thế giới.

Niklas Boers, tác giả của nghiên cứu đến từ Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam, Đại học Tự do Berlin và Đại học Exeter cho biết: “ Việc hệ thống hoàn lưu Đại Tây Dương bị đảo lộn vòng tuần hoàn thực sự là một trong những vấn đề quan trọng tác động lớn tới của hành tinh của chúng ta”.

Nếu hệ thống hoàn lưu này bị đảo lộn, có thể gây ra các tác động như khiến nhiệt độ ở khu vực Châu Âu trở nên lạnh giá hơn nữa và ảnh hưởng đến các hệ thống nhiệt đới gió mùa.

“Chúng tôi đã phát hiện ra sự biến đổi của AMOC từ một số mô phỏng máy tính và từ dữ liệu từ các bản ghi proxy cổ sinh vật trong quá khứ của Trái đất. Hiện tại tốc độ tuần hoàn của hệ thống về cơ bản là đang bị yếu hơn đáng kể”. Boers nói.

Các nghiên cứu khác trước đó đã chỉ ra rằng AMOC hiện đang yếu hơn so với 1.000 năm trước, nhưng không rõ liệu điều này có nghĩa là hệ thống đang bất ổn hay không. Do đó khi nó gần giới hạn chịu đựng, nó có khả năng sẽ đảo ngược để chuyển sang một hệ thống hoàn lưu yếu hơn.

AMOC hiện đang yếu hơn so với 1.000 năm trước.
AMOC hiện đang yếu hơn so với 1.000 năm trước. (Ảnh Credit: Astromujoff/Getty Images)

Giờ đây, tiến sĩ Boers đã nghiên cứu nhiệt độ bề mặt biển và độ mặn ở Đại Tây Dương và nhận thấy rằng sự suy yếu gần đây của AMOC có liên quan đến sự mất ổn định của nhiệt độ.

Ông nói: “Hầu hết các bằng chứng cho thấy sự suy yếu của AMOC gần đây là do vùng biển phía bắc Đại Tây Dương đang nóng lên’’.

Nhưng thực tế là nhiệt độ nóng lên khó có thể khiến cho AMOC chuyển đổi đột ngột như vậy. Có nhiều khả năng là do lượng nước tan chảy ra từ các tảng băng tan đã thúc đẩy tốc độ dòng chảy đáng kể. Nước tan chảy không chỉ gây ra mực nước biển dâng mà còn ảnh hưởng đến các dòng hải lưu - nước ngọt nhẹ hơn nước biển và do đó ảnh hưởng đến cách nước chìm và dâng lên từ độ sâu lớn.

Matthew England, một nhà hải dương học và nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu từ Đại học New South Wales, giải thích: “Chúng ta đã biết trong vài thập kỷ rằng biến đổi khí hậu và sự tan chảy của các tảng băng ở Greenland có thể đẩy hệ thống tuần hoàn của Đại Dương sang một chế độ mới”.

Ông England, người không tham gia vào nghiên cứu này, xác nhận rằng đây là công việc quan trọng:“Nó xác định các dấu hiệu cảnh báo sớm về sự suy yếu của AMOC, và không may bằng chứng là chúng ta đã gần đến thời điểm hệ thống dòng chảy biến đổi. Bởi vì con người đang làm xáo trộn hệ thống khí hậu của Trái đất thông qua việc phát thải khí nhà kính một cách không ngừng nghỉ”.

 Sự suy yếu của AMOC có liên quan tới việc con người phát thải khí nhà kính một cách không ngừng nghỉ.
Sự suy yếu của AMOC có liên quan tới việc con người phát thải khí nhà kính một cách không ngừng nghỉ. (Ảnh minh hoạ: Pixabay)

Boers nói rằng kết quả của mình thật đáng ngạc nhiên: “Tôi không thể ngờ rằng lượng nước ngọt được bổ sung quá nhiều trong suốt thế kỷ trước lại tạo ra phản ứng như vậy trong quá trình tuần hoàn đảo lộn. Chúng tôi khẩn cấp cần phải đối chiếu các mô hình của mình với các bằng chứng quan sát được để đánh giá xem AMOC thực sự đang cách ngưỡng tới hạn của nó bao xa”.

Ông lưu ý rằng Nam Bán cầu cũng có thể bị ảnh hưởng: “Có những vòng tuần hoàn đảo lộn tương tự xung quanh lục địa Nam Cực. Thêm vào đó băng tan chảy trên đất liền khiến cho những vòng tuần hoàn đảo lộn đó có thể ngừng hoạt động do sự nóng lên toàn cầu. Trên thực tế, đã có bằng chứng cho thấy dấu hiệu cảnh báo điều này đang bắt đầu xảy ra”.

Ông cảnh báo đây là một “lời cảnh tỉnh nữa mà chúng ta cần có phương án khắc phục tình trạng khí thải nhà kính đang diễn ra trên toàn cầu”.

Ngọc Mai

Theo Cosmosmagazine

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP