Hậu quả của chính sách một con: Các ‘tiểu hoàng đế’ Trung Quốc tiêu xài nhiều, tiết kiệm ít

Hậu quả của chính sách một con: Các ‘tiểu hoàng đế’ Trung Quốc tiêu xài nhiều, tiết kiệm ít

Hậu quả của chính sách một con: Các ‘tiểu hoàng đế’ Trung Quốc tiêu xài nhiều, tiết kiệm ít

Hậu quả của chính sách một con: Các ‘tiểu hoàng đế’ Trung Quốc tiêu xài nhiều, tiết kiệm ít

Hậu quả của chính sách một con: Các ‘tiểu hoàng đế’ Trung Quốc tiêu xài nhiều, tiết kiệm ít
Hậu quả của chính sách một con: Các ‘tiểu hoàng đế’ Trung Quốc tiêu xài nhiều, tiết kiệm ít
Thứ bảy, 28-12-2024 15:32, (GMT+07:00)
Hậu quả của chính sách một con: Các ‘tiểu hoàng đế’ Trung Quốc tiêu xài nhiều, tiết kiệm ít
03-11-2021 09:25

Một người trẻ Trung Quốc sống ở Thượng Hải (ảnh minh họa chụp màn hình: Shanghai Expat).

Phóng viên Winnie Han đã có bài bình luận “Hậu quả của chính sách một con: Các ‘tiểu hoàng đế’ Trung Quốc tiêu xài nhiều, tiết kiệm ít” đăng trên tờ Epochtimes.

Chính sách một con được áp dụng trong gần 40 năm ở Trung Quốc đã gây ra một tác dụng phụ không mong muốn: Những đứa trẻ con một được gia đình cưng chiều, lớn lên trở thành những thanh niên tiêu xài hoang phí ngay cả khi họ không đủ khả năng trả các khoản nợ của mình. Một nhà bình luận nói rằng đó là một “căn bệnh xã hội” và là kết quả trực tiếp của việc lớn lên dưới hệ thống độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Theo một báo cáo mới công bố gần đây, 86,6% trong số 175 triệu người Trung Quốc thuộc thế hệ 9x (sinh từ năm 1990 đến 1999) có nợ quá hạn hoặc nợ trả góp, trong khi chỉ có 13,4% số thanh niên 9x là không mắc nợ.

Ngày 26 tháng 10, Công ty Tài chính Tiêu dùng Ngân hàng Trung Quốc và Datagoo đã cùng phát hành “Báo cáo Tiêu dùng của Thanh niên Đương đại”. Báo cáo cũng cho thấy, nợ của thế hệ sinh sau những năm 90 chiếm khoảng 49,3% tổng cho vay tiêu dùng. Về cơ cấu tiêu dùng, hơn 60% nhóm tuổi này vay tiền để cải thiện chất lượng cuộc sống và cho các hoạt động giải trí.

Theo báo cáo, thái độ tiêu dùng của thế hệ sinh sau những năm 90 rất khác so với thế hệ cha mẹ của họ. Theo quan điểm của họ, tiêu dùng có nghĩa là trải nghiệm và theo đuổi chất lượng cuộc sống tốt hơn. So với thế hệ trước đây, giới trẻ hiện đại Trung Quốc sẵn sàng đầu tư nhiều hơn cho sở thích của mình. Sự ra đời và bùng nổ của các sản phẩm tài chính internet cũng tạo điều kiện thuận lợi cho suy nghĩ “thích hưởng thụ” này của giới trẻ. 

Báo cáo cũng xem xét xu hướng tiêu dùng của giới trẻ Trung Quốc bằng năm chỉ số, bao gồm: Nền kinh tế lười biếng, kinh tế thú cưng, trào lưu chế độ ăn uống, kinh tế làm đẹp và ngành công nghiệp giải trí.

Kinh tế lười biếng bao gồm các sản phẩm mang lại sự thoải mái và giúp con người tiết kiệm thời gian. Quy mô của nền kinh tế này đã vượt quá 15 tỷ đô la vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của nhóm này là những người sinh sau năm 1990. “Sản phẩm của người lười biếng” bao gồm máy giặt giày, máy làm bữa sáng và nồi nấu trứng.

Kinh tế thú cưng: Thế hệ sinh sau những năm 90 chiếm gần một nửa số người nuôi chó mèo ở Trung Quốc. Chi tiêu trực tuyến liên quan đến thú cưng của thế hệ sau 1995 đã tăng đáng kể trong ba năm liên tiếp.

Chế độ dinh dưỡng thường là mối quan tâm của người lớn tuổi, nhưng bây giờ những người trẻ tuổi cũng quan tâm đến nó. Báo cáo dự đoán rằng, tỷ lệ tập thể dục trong giới trẻ Trung Quốc vào năm 2021 sẽ tăng 7,5% so với năm 2020.

Kinh tế làm đẹp: 52% phụ nữ tiêu dùng mỹ phẩm trên nền tảng mua sắm trực tuyến Xiao-hong-shu của Trung Quốc là những người dưới 22 tuổi. Trong tất cả các nhóm tuổi, những cô gái từ 18 tuổi trở xuống đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm làm đẹp.

Ngành công nghiệp giải trí: Hình thức giải trí phổ biến nhất vào năm 2021 là trò chơi trinh thám giết người. Quy mô thị trường của nó ở Trung Quốc dự kiến ​​sẽ vượt 2,25 tỷ USD, với dự kiến 9,41 triệu người tiêu dùng, hơn 70% trong số đó là thanh niên dưới 30 tuổi.

Giới trẻ Trung Quốc: Nợ nhiều, tiết kiệm ít

Theo truyền thống, người Trung Quốc tiết kiệm nhiều tiền và chi tiêu ít. Giờ đây, những thói quen đó dường như bị đảo ngược.

Theo một báo cáo nghiên cứu về “Xu hướng tiêu dùng của thế hệ sinh sau những năm 90” do Suning Finance công bố vào tháng 10 năm 2019, thế hệ sinh sau những năm 90 “thích tiêu tiền và tiêu xài hoang phí” nhưng không có nhiều tiền tiết kiệm.

Theo tài liệu “Khảo sát Triển vọng Hưu trí Trung Quốc” năm 2018, 56% người Trung Quốc dưới 35 tuổi vẫn chưa bắt đầu tiết kiệm, và 44% những người đã tiết kiệm thì tiết kiệm trung bình 200 đô la một tháng.

Trích dẫn một cuộc khảo sát do HSBC thực hiện, tờ Hoa Nam buổi sáng đưa tin vào tháng 1/2019, tỷ lệ nợ trên thu nhập của thế hệ sinh sau những năm 90 ở Trung Quốc cao tới 1,850%.

Thanh niên TQ: Hư hỏng và không muốn làm việc chăm chỉ

Epochtimes đã hỏi ý kiến ​​của một số chủ cửa hàng người Trung Quốc về thế hệ những thanh niên Trung Quốc sinh sau những năm 90. Họ đều đồng thuận rằng, việc theo đuổi thú vui và mắc nợ của thế hệ thanh niên này phản ánh các vấn đề xã hội ở Trung Quốc. Hầu hết những thanh niên này đều là con một. Cha mẹ cho họ bất cứ thứ gì họ muốn, điều này khiến họ trở nên lười biếng, kiêu ngạo và khó thích nghi với xã hội.

Một chủ cửa hàng tạp hóa ở thành phố Thẩm Dương nói với Epochtimes: “Những người trẻ này đã quen với cuộc sống ở nhà và họ rất kén chọn khi tìm việc. Họ coi thường những công việc bình thường và không sẵn sàng làm việc nếu lương thấp”

Ông tiếp tục “Đó là một thói quen mà họ có từ khi còn nhỏ. Một gia đình chỉ có một đứa con và mọi thứ trong gia đình đều xoay quanh đứa trẻ. Nhưng đây không phải là cách xã hội vận hành”. 

Một chủ cửa hàng khác cho biết: “Cửa hàng chúng tôi từng thuê một số thanh niên này. Nhưng dù chỉ bị chỉ trích nhẹ nhàng, họ cũng sẽ bỏ việc. Bạn không thể chỉ trích họ. Họ lo lắng khi vấp phải những thất bại tầm thường. Khi không có tiền để tiêu, họ sẽ vay tiền thông qua các dịch vụ trực tuyến sau lưng cha mẹ. Bây giờ, thật dễ dàng để vay tiền trực tuyến, nhưng rất khó để trả lại. Tôi biết rất nhiều người trẻ như vậy. Một số gia đình thậm chí còn bán nhà để giúp đứa con trong gia đình trả nợ”. 

Sự sụp đổ của các giá trị đạo đức

Theo nhà văn người Canada Thành Tuyết (Sheng Xue), một lý do khác khiến những người Trung Quốc trẻ tuổi này chi tiêu vượt quá khả năng của họ là kết quả trực tiếp của quá trình lớn lên dưới sự thống trị của ĐCSTQ.

Bà Tuyết, Phó Chủ tịch Liên đoàn vì một Trung Quốc dân chủ, nói với Epoch Times rằng, về bản chất, hành vi của thế hệ người Trung Quốc sinh sau những năm 90 là một căn bệnh xã hội, một thảm họa và bi kịch do hệ thống chuyên chế mà ĐCSTQ tạo ra.

Bà Tuyết nói, Trung Quốc là một xã hội không bình thường. Sự cai trị chuyên quyền của ĐCSTQ không cho phép bất kỳ quyền tự do ngôn luận nào. Đặc biệt là kể từ sau vụ thảm sát sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989, người Trung Quốc không còn chú ý đến chính trị, và bắt đầu chỉ tập trung vào tiền bạc.

Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn là sự kiện khi các sinh viên biểu tình ôn hòa tại Quảng trường Thiên An Môn nhằm phản đối lạm phát, kêu gọi ĐCSTQ cải cách, chống tham nhũng, kêu gọi quy trình hợp hiến, dân chủ, tự do báo chí và tự do ngôn luận. Và sau đó, ĐCSTQ đã điều động quân đội đến Thiên An Môn để bắn giết người dân, dẫn đến vụ thảm sát. 

Sự kiện này đã gây ra sự sụp đổ về mặt đạo đức của toàn xã hội Trung Quốc, phá hủy ý thức của con người về đúng-sai và tất cả các giá trị. Thế hệ sinh sau những năm 90 lớn lên trong môi trường xã hội này. Bà Tuyết nói, họ không có cách nào để thiết lập các giá trị đúng đắn và về cơ bản, họ chỉ quan tâm đến tiền bạc. Trẻ em từ các gia đình bình thường thông thường không có nhiều tiền để phung phí, vì vậy chúng sử dụng thẻ tín dụng và vay từ các tổ chức tài chính.

Theo ĐKN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP