Hải quân Trung Quốc “bắt đầu xóa sổ” đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan?

Hải quân Trung Quốc “bắt đầu xóa sổ” đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan?

Hải quân Trung Quốc “bắt đầu xóa sổ” đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan?

Hải quân Trung Quốc “bắt đầu xóa sổ” đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan?

Hải quân Trung Quốc “bắt đầu xóa sổ” đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan?
Hải quân Trung Quốc “bắt đầu xóa sổ” đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan?
Thứ bảy, 28-12-2024 14:26, (GMT+07:00)
Hải quân Trung Quốc “bắt đầu xóa sổ” đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan?
26-08-2022 14:15

Một đường trung tuyến ngầm chạy dọc eo biển Đài Loan ngăn cách hòn đảo với Trung Quốc và giúp gìn giữ hòa bình ở khu vực trong 70 năm. Tuy nhiên, ranh giới này đang dần bị xóa sổ khi hải quân Trung Quốc ngày càng khẳng định sức mạnh của mình và tăng sức ép lên Đài Loan thông qua các cuộc tập trận.

 

Phân tích: Hải quân Trung Quốc 'bắt đầu xóa sổ' đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan

Một tàu hải cảnh đi ngang qua một tàu của Cảnh sát biển Đài Loan tại Cảng cá Hoa Liên vào ngày 06/8/2022 tại Hoa Liên, Đài Loan. Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật ở vùng biển gần với những vùng mà Đài Loan tuyên bố chủ quyền để đáp trả. (Ảnh: Annabelle Chih/Getty Images)

 

Trung Quốc chưa bao giờ chính thức công nhận đường trung tuyến này, một lằn ranh mà một vị tướng Mỹ đã nghĩ ra vào năm 1954, vào đúng thời điểm cao trào của sự thù địch trong Chiến tranh Lạnh giữa Trung Quốc và Đài Loan do Mỹ hậu thuẫn mặc dù Quân đội Giải phóng Nhân dân phần lớn tôn trọng nó.

 

Hiện Đài Loan tiếp tục chuẩn bị đối phó với việc các tàu chiến của hải quân Trung Quốc đang thường xuyên lấn qua giới tuyến này. Đây được coi là động thái nhằm đáp trả chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.

 

"Họ muốn gia tăng sức ép lên chúng tôi với mục tiêu cuối cùng là khiến chúng tôi từ bỏ đường đường trung tuyến", một quan chức Đài Loan am hiểu về quy hoạch an ninh trong khu vực cho biết.

 

"Họ muốn biến điều đó thành sự thật", quan chức giấu tên cho biết vì tính nhạy cảm của vấn đề.

 

Một số quan chức Đài Loan nói rằng sẽ "không thể" để hòn đảo này từ bỏ khái niệm vùng đệm mà đường trung tuyến này thể hiện.

 

Bộ trưởng Ngoại giao Joseph Wu đã nói trong một cuộc họp báo trong tháng này rằng sự thay đổi hiện trạng không thể dung thứ được.

 

"Chúng ta cần chung tay với các đối tác có chung chí hướng để đảm bảo rằng đường trung tuyến vẫn tồn tại, để bảo vệ hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan", ông Wu nói.

 

Các quan chức và nhà phân tích an ninh khác cảnh báo rằng sẽ rất khó để hòn đảo bảo vệ phòng tuyến nếu không làm tăng nguy cơ leo thang nguy hiểm.

 

Năng lực phòng thủ

 

Quan chức Đài Loan cho biết, hòn đảo sẽ phải triển khai phản ứng quân sự nếu các lực lượng Trung Quốc tiến vào vùng lãnh hải 12 hải lý của mình. Tuy nhiên, ngoài điều đó ra thì Đài Loan không có kế hoạch đáp trả ngay lập tức.

 

Tổng thống Thái Anh Văn đã nhiều lần tuyên bố Đài Loan sẽ không kích động cũng như không làm leo thang xung đột.

 

Vấn đề đặt ra là liệu sự hỗ trợ của quốc tế dành cho Đài Loan có đủ để ngăn cản Trung Quốc tuần tra quanh đảo Đài Loan - một trong những tuyến vận tải đông đúc nhất thế giới hay không, hay liệu những đồng minh của Đài Loan sẽ giúp nước này duy trì tuyến đường này.

 

Các tàu của hải quân Mỹ và các hải quân phương Tây khác đi qua eo biển để làm nổi bật điều mà họ duy trì là địa vị quốc tế của họ, chứ không phải là để thực thi nghiêm ngặt đường ranh giới vốn không có giá trị pháp lý, theo các chuyên gia.

 

Eo biển Đài Loan rộng khoảng 180 km (110 dặm) và hẹp nhất, đường trung tuyến cách vùng biển của Đài Loan khoảng 40 km (25 dặm).

 

Các quan chức Đài Loan cảnh báo rằng, chỉ cần một sự hiện diện của hải quân Trung Quốc được thiết lập gần với lãnh hải của Đài Loan sẽ khiến cho việc tấn công, phong tỏa hay xâm lược của Trung Quốc nhằm vào hòn đảo đều trở nên dễ dàng hơn nhiều.

 

Cuối cùng, một đường trung tuyến cũng sẽ mở ra thách thức hơn nữa đối với sự thống trị lâu đời của Hoa Kỳ đối với các vùng biển gần Trung Quốc - cái gọi là chuỗi đảo đầu tiên - và giúp Trung Quốc phóng sức mạnh của mình ra Thái Bình Dương.

 

Không có đặc điểm nào để đánh dấu đường trung tuyến. Trong nhiều năm, Trung Quốc đã ngầm thừa nhận điều đó nhưng vào năm 2020, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố nó "không tồn tại". Điều đó đã được Bộ Quốc phòng và Hội đồng Các vấn đề Đài Loan lặp lại.

 

Trong những ngày gần đây, các tàu khu trục và khinh hạm của hai bên đã chơi trò mèo vờn chuột, trong đó các tàu Trung Quốc cố gắng cơ động xung quanh các tàu tuần tra của Đài Loan nhằm vượt qua ranh giới này.

 

Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc cũng đã vượt qua ranh giới trong tháng này, mặc dù chỉ đi một đoạn đường ngắn, điều mà lực lượng không quân Trung Quốc hiếm khi thực hiện trong quá khứ.

 

Bộ Quốc phòng Trung Quốc không trả lời yêu cầu bình luận.

 

'Nghệ thuật chính trị'

 

Ông Chieh Chung, một nhà phân tích an ninh từ Tổ chức Chính sách Quốc gia ở Đài Bắc, cho biết việc "lật đổ" sự đồng thuận về đường trung tuyến đã làm tăng nguy cơ xung đột ngẫu nhiên.

 

Ông Chieh nói rằng các quy tắc giao tranh của lực lượng tuần duyên và quân đội Đài Loan nên được xem xét lại để trao cho họ nhiều quyền hạn và sự bảo vệ hợp pháp hơn nữa trong việc đối phó với những thách thức ngày càng phức tạp từ các lực lượng Trung Quốc.

 

Trong vòng vài tuần, các tàu chiến của Mỹ dự kiến ​​sẽ đi qua eo biển Đài Loan, nhấn mạnh những gì họ coi là vị thế của một tuyến đường thủy quốc tế, trước sự khó chịu không thể tránh khỏi của Trung Quốc, quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với eo biển này.

 

Tuy nhiên, các tàu Mỹ được cho là sẽ không thách thức các tàu Trung Quốc ở hai bên đường trung tuyến.

 

Ba quan chức Mỹ giấu tên nói rằng việc Trung Quốc cắt ngang đường trung tuyến có ảnh hưởng rất nhỏ về mặt chiến thuật.

 

"Đó là một đường tưởng tượng mang tính biểu tượng và nó muốn chọc vào mắt Đài Loan một chút", một trong những quan chức nói với tờ Reuters.

 

Họ nói rằng Hoa Kỳ không cần phải duy trì hiện trạng của đường này hay đẩy lùi các động thái của Trung Quốc.

 

Ông Christopher Twomey, chuyên gia tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ ở California, cho biết ông tin rằng Hải quân Hoa Kỳ coi đường này là một "đồ tạo tác chính trị" (political artefact)  hơn là có giá trị pháp lý.

 

Phát biểu với tư cách cá nhân, ông Twomey cho rằng không nên phóng đại những mối nguy hiểm và việc công nhận và sử dụng eo biển như một tuyến đường thủy quốc tế. Ông mô tả các hoạt động của Trung Quốc là "tuyên bố chính trị".

 

"Sự hiện diện của Trung Quốc ở hai bên đường trung tuyến trong khu vực đó không có khả năng dẫn đến bất kỳ một phản ứng tác chiến nào", ông Twomey nhận định.

 

Xem thêm: Trung Quốc - Hạn hán hay phim tận thế? | DBC News

 

 

Lam Giang

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP