Khang Sinh, một quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Đảng. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ông ta đã bức hại rất nhiều người vô tội, vậy nên lúc cuối đời ông phải chịu sự báo oán kinh hoàng.

11413

Khang Sinh, một quan chức của Trung Quốc từng tham gia bức hại nhiều người vô tội. (Ảnh: Internet)

Đầu năm 1977, sau khi “Tứ nhân bang” bị đánh đổ chưa được bao lâu (“Tứ nhân bang” hay còn gọi là “Bè lũ bốn tên” do Giang Thanh – vợ thứ ba của Mao Trạch Đông cầm đầu, cùng 3 thành viên khác là Diêu Văn Nguyên, Trương Xuân Kiều và Vương Hồng Văn thâu tóm quyền lực và khuynh đảo Trung Quốc trong suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa 1966-1976), Trần Tri Tiến, con gái của đại tướng Trần Canh đến Thượng Hải công tác.

Cô Trần và đứa em trong phòng hành chính của tôi là bạn thân. Một buổi tối nọ, chúng tôi hẹn cô đến văn phòng tán gẫu, nghe thử động thái chính trị của Bắc Kinh thời bấy giờ.

Cô là y tá ở bệnh viện 301 tại Bắc Kinh. Đây là bệnh viện chuyên khám bệnh cho những cán bộ cấp cao của chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), rất nhiều người được gọi là “cán bộ lão thành cách mạng” đều trị bệnh lâu dài ở đó, mãi cho đến khi chết đi.

Chẳng cần suy nghĩ cũng có thể lập tức đưa ra hàng loạt danh sách những người chết ở đó gồm có: Chu Ân Lai, Trần Nghị, Hạ Long, Tạ Phú Trị,…..Khang Sinh đương nhiên cũng đã được hưởng đặc ân này.

Khang Sinh trước khi chết đã mắc bệnh hoảng sợ, mỗi ngày 24 giờ cần có cảnh vệ viên mở đèn và ở bên cạnh, phòng bệnh cần phải bật ti vi liên tục, chỉ cần trong bệnh viện không có người, ông ta sẽ hoảng loạn kêu la, rằng ai đó đến tìm ông ta đòi mạng, ai đó máu me khắp người, ai đó mang theo xiềng xích phát ra những tiếng kêu leng keng… Ông ta kêu thét nghe rất bi thảm, người khác nghe thấy cũng không khỏi rợn tóc gáy.
tra tan, tâm linh, nhân qủa, kháng sinh,

Nghĩ lại thời Cách mạng Văn hóa, ai đã từng trải qua cũng đều phải rùng mình kinh sợ. (Ảnh: Internet)

Cô Trần nói, Khang Sinh khi còn ở Diên An vì để giúp Mao Trạch Đông trừ khử các phần tử đối lập, không biết đã hại chết bao nhiêu người lương thiện. Vào thời “chấn chỉnh tác phong dẹp trừ phần tử phản động” ông ta đã đích thân dùng bàn ủi làm bỏng lồng ngực của người ta, dùng những cực hình tra tấn tàn bạo ngược đãi phạm nhân.

Theo bác sĩ khoa thần kinh, một người lúc còn sống đã từng làm những chuyện táng tận lương tâm, trước khi chết, ký ức trong đại não sẽ phản ánh ra, đây là cách giải thích của khoa học.

Thuyết nhân quả trong Phật giáo, cũng có thể giải thích được thông, bởi vì ông ta đã làm vô số chuyện thương thiên hại lý, vậy nên oan hồn muốn tìm ông ta đòi mạng.

Theo lý mà nói, Khang Sinh cũng là một người học sâu hiểu rộng về Tứ thư Ngũ kinh, nên cũng có thể nói là một thư sinh điềm đạm nho nhã. Nhưng dưới sự giáo dục đấu tranh giai cấp của ĐCSTQ đã khiến ông ta mất hết nhân tính, trở thành ma quỷ.

Nói đến đây không thể không nhắc đến trường đại học Moscow của Liên Xô, nguy hại của trường đại học này đối với Trung Quốc thật không phải nhỏ, rất nhiều nhân tài lật đổ chính phủ hợp pháp của Trung Quốc đều là từ nơi đó đào tạo ra. Theo hồ sơ của Liên Xô cũ cho hay, đại học này là trung tâm chuyên môn đào tạo các phần tử hoạt động khủng bố bạo loạn, tuyên dương bạo lực cách mạng.

Khang Sinh lúc còn sống làm đủ chuyện ác, trước khi chết bị dày vò tinh thần, sau khi chết ngay cả con cháu ông ta cũng bị vạ lây. Con trai ông ta là Trương Tiểu Thạch (tên giả), trong thời gian Hoa Quốc Phong nắm quyền đã từng đảm nhiệm chức bí thư và thị trưởng thành phố Hàng Châu.

Tôi đã từng gặp anh ta ở Hàng Châu, tướng mạo anh ta giống hệt như người cha của mình, chỉ cái bụng lớn hơn một chút. Nghe nói sau khi Hoa Quốc Phong rớt đài, anh ta cũng bị tống giam vào ngục, thật đúng là nợ cha con trả, oan oan tương báo.

Sau khi Khang Sinh chết không được bao lâu, hũ tro cốt của ông ta được chôn cất ở núi Bát Bảo bị đào lên, về sau không biết đã lạc đến nơi nào, cũng chỉ có thể nói là chết không có đất chôn.

Thời gian là “quan tòa” công bằng nhất. Chính tà, thiện ác được phán xét sẽ mãi trở thành quy luật của lịch sử. Chúng ta ngoảnh đầu nhìn lại năm đó, cái gọi là đấu tranh của các nhà cách mạng giai cấp vô sản khôi hài biết mấy, nực cười biết mấy, hoang đường biết mấy.

Đáng thương thay những người dân vô tội đã bị họ coi như thẻ bài trên bàn đánh cược, mặc cho họ tùy ý đùa cợt, trong đó có không ít người, mấy chục năm nay đã bị quay vòng chẳng còn biết trời đất gì nữa, tựa như một người đần độn bị kẻ ác cưỡng gian trong thời gian dài, trái lại còn thấy khoái cảm, còn bảo vệ cho lợi ích của kẻ thủ ác, thật không sao hiểu được.

Kết cục của Khang Sinh là tấm gương của lịch sử, bây giờ những “Khang Sinh” còn sống không biết đã nhìn được gì từ tấm gương lịch sử này đây?

Xem thêm: Bức hại người tu luyện, lần lượt gặp quả báo

Tiểu Thiện, dịch từ Epoch Times
Theo Tinhhoa