Hai câu thơ trên Nhân dân Nhật báo Trung Quốc có ẩn chưa thông điệp giết người?

Hai câu thơ trên Nhân dân Nhật báo Trung Quốc có ẩn chưa thông điệp giết người?

Hai câu thơ trên Nhân dân Nhật báo Trung Quốc có ẩn chưa thông điệp giết người?

Hai câu thơ trên Nhân dân Nhật báo Trung Quốc có ẩn chưa thông điệp giết người?

Hai câu thơ trên Nhân dân Nhật báo Trung Quốc có ẩn chưa thông điệp giết người?
Hai câu thơ trên Nhân dân Nhật báo Trung Quốc có ẩn chưa thông điệp giết người?
Thứ bảy, 28-12-2024 15:31, (GMT+07:00)
Hai câu thơ trên Nhân dân Nhật báo Trung Quốc có ẩn chưa thông điệp giết người?
31-05-2022 15:16

Trong một bài báo tuyên truyền cho ông Tập Cận Bình được Nhân dân Nhật báo đăng tải hôm 27/5/2022 xuất hiện hai câu thơ của Giang Trạch Dân. Thật "trùng hợp" khi ngày đăng bài báo cũng là ngày Giang Trạch Dân - đối thủ chính trị sống còn của ông Tập - làm bài thơ này (theo lịch âm) 21 năm về trước. Trong quá khứ, bài thơ được phân tích rằng Giang không hài lòng với Chủ tịch Hồ. Quả thực, các vụ ám sát Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bởi thân tín của Giang Trạch Dân liên tiếp diễn ra sau đó. Lần này thì sao? Liệu câu thơ trên có ám chỉ một màn mưa máu gió tanh mà phe Giang muốn tạo dựng trước thềm Đại hội đảng lần thứ 20 hay không?

 

Thông điệp giết người ẩn chứa trong hai câu thơ trên Nhân dân Nhật báo Trung Quốc

Có một kế hoạch ‘soán đảng, đoạt quyền’ và âm mưu ám sát ông Tập Cận Bình.  Trong 5 năm tại vị, ít nhất 10 cuộc ám sát ông Tập đã diễn ra. (Ảnh: Tập Cận Bình (trái) nói chuyện với người tiền nhiệm Giang Trạch Dân khi họ dự một lễ duyệt binh tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh hôm 03/09/2015. (Ảnh: STR / AFP / Getty Images)

 

Cuốn sách "Kỷ niệm trăm năm đối mặt" do "các bộ phận, chuyên gia và học giả có liên quan" biên soạn dưới sự chỉ đạo của Cục Lý luận thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã được đăng trên Nhân dân Nhật báo, trang ngôn luận lớn nhất của ĐCSTQ, kể từ ngày 23/5.

 

Vào ngày 27/5, kỳ thứ 5 được đăng với tên "Giải phóng tâm trí và rèn luyện phía trước". Bài báo của Nhân dân Nhật báo đã gửi kèm theo những tín hiệu chính trị rất đặc biệt, khơi dậy sự chú ý từ bên ngoài và các cuộc thảo luận sôi nổi.

 

Cụ thể, trong bài báo, hai câu thơ của Giang Trạch Dân xuất hiện. Tạm dịch: "Cầm bút viết ước mơ vẽ nên những điều kỳ diệu/ Mặt trời xuyên mây và sóng đỏ dặm ngàn".

 

Theo thông tin công khai, bài này được cựu tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân viết vào ngày 19/5/2001. Vào thời điểm đó, sau khi leo núi Hoàng Sơn ở An Huy, Giang Trạch Dân đã viết bài "Leo núi Hoàng Sơn" vào ngày 19/5 dương lịch (ngày 27/4 âm lịch). Cả bài thơ có bốn câu, hai câu trên là hai câu cuối.

 

Nhưng tại sao hai câu thơ của Giang Trạch Dân đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo lại khiến ngoại giới dạy sóng? Ngoại giới khẳng định rằng không chỉ có thông điệp mà lịch sử của hai câu thơ ấy từng ẩn chứa tội ác giết người. Việc đăng lại hai câu thơ này không biết có phải là một lời cảnh cáo cho các đối thủ chính trị của phe này trước thềm Đại hội 20 tới hay không? Dưới đây là ba lý do:

 

Sự trở lại của Giang - đối thủ chính trị sống còn của ông Tập

 

Tờ Nhân dân nhật báo đã đăng hai câu thơ này của Giang Trạch Dân vào ngày 27/4 âm lịch (27/5/2022 dương lịch), cùng ngày Giang Trạch Dân viết bài thơ này cách đây 21 năm. Với môi trường chính trị Trung Quốc, điều này không thể giải thích là do "trùng hợp". Đặc biệt là khi cuộc đấu đá nội bộ giữa hai phe Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân quá khốc liệt, một mất một còn.

 

Lý do là đọc giả của Nhân dân Nhật báo chủ yếu là đảng viên và cán bộ ĐCSTQ, nhiều chính trị gia sử dụng Nhân dân Nhật báo như một tấm bình phong để thổi hoặc nhận định các hướng gió chính trị từ cấp cao. Bởi vậy, việc đăng hai câu thơ của Giang Trạch Dân nhân kỷ niệm 21 năm ngày Giang sáng tác, nó được xem như đã cổ vũ, khích lệ phe Giang trong quá trình tranh giành quyền lực với Tập Cận Bình.

 

Bài thơ nhắc tới lời hiệu triệu của phe Giang nhằm lật đổ Tập Cận Bình vào năm ngoái

 

Ngày 22/9/2021, một bản tin bí ẩn ký tên Giang Trạch Dân xuất hiện trên trang web Duowei News; một trang truyền thông do phe của Giang Trạch Dân kiểm soát. Nội dung bản tin như sau: "Hôm nay là Tết Trung thu. Trước hết, tôi xin gửi lời chúc mừng đến tất cả mọi người trong ngày lễ. Chúc các bạn có một kỳ nghỉ lễ vui vẻ. Chúng ta phải tiếp nối quá khứ và mỏ ra tương lai, dũng cảm leo lên đỉnh cao, ra sức cho sự nghiệp xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa".

 

Bản tin kỳ lạ này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của ngoại giới. Việc "leo lên đỉnh cao" không thể giải thích được lại có ý nghĩa chính trị mạnh mẽ. Nhiều nhà phân tích cho rằng thông điệp trong bản tin "dũng cảm leo lên đỉnh cao quyền lực" chẳng khác nào phát động một lệnh tổng công kích đối với Tập Cận Bình.

 

Vào tháng 4/2022, chỉ một tháng trước, trang Duowei News bất ngờ bị đóng cửa và ngoại giới đều đồng tình trong nhận định rằng đây chính là đòn phản công của ông Tập Cận Bình trước "đòn gió" từ phe Giang.

 

Vấn đề ở chỗ, hai câu cơ của Giang Trạch Dân trong bài Leo núi Hoàng Sơn lại khiến ngoại giới liên tưởng tới sự kiện "dũng cảm leo lên đỉnh cao", ký tên bởi Giang Trạch Dân, đăng trên Duowei News vào năm ngoái.

 

Từ đầu năm đến nay, các loại tin đồn chính trị và những lời đàm tiếu về Tập Cận Bình bay khắp bầu trời. Bất chấp sự kiểm duyệt gắt gao, nhiều bài báo chỉ trích ông Tập Cận Bình vẫn được đăng tải rầm rộ. Đây không phải là chuyện ngẫu nhiên mà có nghĩa là phe Giang Trạch Dân đang làm hết sức mình để lật đổ Tập Cận Bình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 

Bài thơ của Giang từng ẩn chứa ý đồ giết người khi viết, giờ đã đăng lại bởi Nhân dân Nhật báo...

 

Sau khi Giang Trạch Dân xuất bản bài thơ "Leo núi Hoàng Sơn", nó đã từng làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi ở ngoại giới; người ta cho rằng bài thơ này ẩn chứa ý đồ giết người!

 

Vào thời điểm đó, một số nhà bình luận cho rằng vấn đề của bài thơ này là câu cuối cùng: "Mặt trời xuyên mây và sóng đỏ dặm ngàn".

 

Mặt trời ở đây là Giang Trạch Dân tự so sánh bản thân. Cái gọi là" màu đỏ dặm ngàn" có thể ám chỉ việc Giang Trạch Dân muốn bắt chước Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, mong muốn nắm giữ quyền lực cho tới cuối đời, dù đứng sau rèm trong sân khấu chính trị sau này. Cũng có ý kiến ​​cho rằng chữ "đỏ" ở đây là ám chỉ Tăng Khánh Hồng, lúc này Giang Trạch Dân, người chưa từ chức tổng bí thư, dường như đã ngấm ngầm dự định người kế nhiệm cho tương lai.

 

Tuy nhiên đám mây bị phá tan kia lại được lý giải là Giang đang ám chỉ Hồ Cẩm Đào. Lúc này, phe Giang đã hết sức không hài lòng với Hồ Cẩm Đào. Và sau đó ít lâu, Hồ Cẩm Đào thực sự bị ám sát bởi một tướng lĩnh bên phe của Giang.

 

Đầu tháng 5/2006, Hồ Cẩm Đào thị sát Hạm đội Bắc Hải tại Hoàng Hải trên cương vị Chủ tịch Quân ủy, lúc này chức vụ Chủ tịch Quân ủy của Hồ Cẩm Đào đã lấy lại từ tay Giang Trạch Dân được hai năm. Hôm đó, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang vui vẻ tuần tra Hạm đội Bắc Hải trên tàu khu trục tên lửa dẫn đường tiên tiến nhất của ĐCSTQ thì bất ngờ, hai tàu chiến của ĐCSTQ cùng lúc nổ súng vào khu trục hạm mà ông Hồ đang sử dụng, giết chết 5 thủy thủ trên tàu, không ai bị thương.

 

Khu trục hạm này lập tức hoảng sợ quay đầu, nhanh chóng bỏ chạy khỏi khu vực tập trận của Hạm đội Biển Bắc, chỉ giảm tốc độ cho đến khi tiến vào vùng biển an toàn. Trở về căn cứ Thanh Đảo, ông Hồ Cẩm Đào bay thẳng đến Vân Nam mà không dừng lại, không dám quay lại Bắc Kinh. Ông Hồ Cẩm Đào chỉ quay trở lại Bắc Kinh sau một tuần ở Vân Nam.

 

Một cuộc điều tra sau đó cho thấy lệnh tấn công Hồ Cẩm Đào được đưa ra bởi Tư lệnh hải quân lúc bấy giờ là Zhang Dingfa, người thân cận nhất của Giang Trạch Dân trong quân đội. Vài tháng sau vụ việc, ông Zhang Dingfa đột ngột qua đời trong một bệnh viện ở Bắc Kinh.

 

Vụ ám sát Hồ Cẩm Đào suýt thành lần đầu tiên được truyền thông Hồng Kông phanh phui. Khi đó, ĐCSTQ, chính quyền Bắc Kinh đưa tin: "Đồng chí Zhang Dingfa, Ủy viên Quân ủy Trung ương và cựu Tư lệnh Hải quân, qua đời vì bạo bệnh tại Bắc Kinh vào ngày 14/12 ở tuổi 63".

 

Vào ngày 2/10/2007, Thế vận hội đặc biệt mùa hè thế giới Thượng Hải đã khai mạc tại TP. Thượng Hải. Hồ Cẩm Đào đã tham dự lễ khai mạc và có bài phát biểu tuyên bố khai mạc Đại hội. Trong chuyến đi này, ông Hồ Cẩm Đào ở tại khách sạn Xijiao ở Thượng Hải.

 

Truyền thông Hồng Kông cho biết lần này còn có một âm mưu ám sát khác đối với ông Hồ. Truyền thông Hong Kong cho rằng Thượng Hải là quê hương của Giang, sào huyệt quan trọng nhất của Giang ở nơi này. Sau này, kẻ ám sát hụt ông Hồ Cẩm Đào năm 2007 được phát hiện là bạn thân của Giang Trạch Dân.

 

Sau này, còn một số vụ ám sát ông Hồ Cẩm Đào, ví dụ như thiết kế ám sát hụt trong "cuộc diễu hành quân sự trên biển đa quốc gia".

 

Những vụ ám sát nói trên khiến ý thơ “Mặt trời xuyên mây ” của Giang Trạch Dân càng mang tính sát thương; dường như ẩn chứa các mưu đồ giết người trong đó.

 

Trước những lời bóng gió liên tục về mưu đồ chính trị của phe Giang Trạch Dân, ông Tập Cận Bình cũng đã có những đòn phản công rõ ràng, trong đó nổi tiếng nhất là sự việc được gọi là "sự trở lại".

 

Sự phản công của ông Tập: Toàn bộ tin tức của Giang Trạch Dân bị xóa khỏi mạng

 

Vào ngày 3/1/2015, một số phương tiện truyền thông đại lục dẫn tin tức do tài khoản công khai WeChat Hainan Dongshanling tiết lộ rằng ba thế hệ trong gia đình Giang Trạch Dân, cùng với Luo Baoming, bí thư tỉnh ủy Hải Nam, đã leo lên dãy núi Đông Sơn ở tỉnh Hải Nam. Sau khi leo núi, Giang nói với Luo Baoming rằng ông ta sẽ trở lại Bắc Kinh để quảng bá Đông Sơn Lĩnh. Trước khi rời đi, Giang còn lớn tiếng nói rằng ông ta có "một chuyến đi đáng giá". Thông tin không nêu rõ ngày tháng của sự kiện này.

 

Chỉ một giờ sau, tin tức này nhanh chóng bị Hexun.com, Phoenix.com, Tencent.com xóa, Sina Toutiao News và Caijing.com đồng loạt xóa. Đến 23 giờ tối, tin liên quan đã bị xóa trên toàn bộ mạng internet ở Đại lục Trung Quốc.

 

Nhà bình luận thời sự Hạ Tiểu Cường phân tích trên tờ Epoch Times rằng: vào thời điểm đầu năm mới, Giang Trạch Dân đã đến Hải Nam và chọn leo lên dãy núi Đông Sơn, ngụ ý rằng ông ấy muốn "làm nên chuyện", và nói rằng "muốn quay lại Bắc Kinh", trung tâm quyền lực của ĐCSTQ. Đây là một thách thức trực tiếp với quyền lực của Tập Cận Bình. Tin tức nhanh chóng bị xóa, cho thấy phe Giang đã mất phần lớn quyền kiểm soát dư luận.

 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đến gần, các phe phái đều đặt cược rằng chuyện gì cũng có thể xảy ra. Lấy trường hợp này làm ví dụ, ai ngờ lại có ý đồ giết người ẩn trong bài báo quảng bá cho Tập Cận Bình trên tờ Nhân dân Nhật báo? Ai có thể nghĩ rằng hai câu thơ bình thường như vậy lại có thể ẩn chứa nhiều câu chuyện đến vậy!

 

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN. 

 

Thanh Đoàn 

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP