Hà Nội: Phát hiện quả bom gần cầu Long Biên

Hà Nội: Phát hiện quả bom gần cầu Long Biên

Hà Nội: Phát hiện quả bom gần cầu Long Biên

Hà Nội: Phát hiện quả bom gần cầu Long Biên

Hà Nội: Phát hiện quả bom gần cầu Long Biên
Hà Nội: Phát hiện quả bom gần cầu Long Biên
Thứ tư, 01-01-2025 18:55, (GMT+07:00)
Hà Nội: Phát hiện quả bom gần cầu Long Biên
19-06-2020 09:15

Sau khi xác minh có bom, Cơ quan quản lý đường thủy đã cấm luồng, cấm tàu thuyền qua lại để bảo đảm an toàn, phục vụ việc xác minh, trục vớt, xử lý.

Chiều 18/6, Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc cho biết, đã đóng luồng chạy tàu Tứ Liên - Trung Hà, đoạn qua cầu Long Biên trên tuyến sông Hồng (quận Long Biên, Hà Nội) để lực lượng chức năng rà soát quả bom mới được phát hiện.

Vị trí quả bom nằm cách cầu Long Biên khoảng 800 m về phía thượng lưu, cách tim luồng khoảng 30 m, sâu khoảng hơn 2 m, thuộc địa phận phường Ngọc Thụy, quận Long Biên.

Đến nay, đoạn luồng bị cấm đã bố trí các phao cấm luồng theo đúng quy định và tại vị trí quả bom đã thả phao báo hiệu.

Theo truyền thông trong nước, trước đó vào đêm 16/6, người dân làm nghề đánh cá trên sông Hồng phát hiện vật thể nghi là bom tại vị trí trên đã báo cho lực lượng chức năng.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc cử người kiểm tra hiện trường, đồng thời thông báo cho lực lượng chức năng.

Sáng 17/6, lực lượng Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô phối hợp lực lượng địa phương kiểm tra thực tế hiện trường và xác định vật thể nói trên là quả bom sót lại từ thời chiến tranh.

Cầu Long Biên là cây cầu kết cấu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm).

Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.

Cầu dài 2.290 m qua sông và 896 m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá.

Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6 m và luồng đi bộ là 0,4 m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP