Các phần trong dự ngôn thời nhà Đường đều đã xuất hiện, còn lại vế cuối cùng là có binh biến là chưa thành hiện thực, khiến người dân Trung Quốc bàn luận sôi nổi về điều này.
Nửa tháng trước, một giếng cổ bị bỏ hoang ở thị trấn Ngụy Thành, quận Du Tiên, thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc bỗng dưng “sốt cao”, nhiệt độ nước giếng lên cao tới 70°C, nước trong giếng nóng lên và bốc hơi nghi ngút khiến người dân lo ngại loại dị tượng này là điềm báo trước cho một trận động đất sắp xảy ra.
Tuy nhiên, vào khoảng 12 giờ trưa Thứ Tư (21/10), giờ Bắc Kinh, một trận động đất mạnh 4,6 độ richter đã thực sự xảy ra.
Theo kết quả đo chính thức của mạng lưới trạm địa chấn Trung Quốc, vào lúc 12h04 ngày 21/10, một trận động đất mạnh 4,6 độ richter đã xảy ra tại huyện Bắc Xuyên, thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên (vị trí 31,84 độ vĩ Bắc, 104,17 độ kinh Đông), với tâm chấn ở độ sâu 17 km.
Tờ Nhân dân Nhật báo cho biết trên Weibo rằng, sau trận động đất, đội cứu hỏa huyện Bắc Xuyên của thành phố Miên Dương đã điều động 2 xe cứu hỏa, cùng 10 cán bộ và binh sĩ khẩn trương đến khu vực tâm chấn ở thôn Đôn Thượng để kiểm tra tình hình thiên tai.
Tâm địa chấn nằm cách huyện Bắc Xuyên khoảng 14 km, cách thành phố Miên Dương khoảng 64 km và cách thành phố Thành Đô khoảng 133 km. Cư dân mạng địa phương cho biết trận động đất xảy ra có cảm giác rất rõ ràng.
Theo tài liệu ghi chép, huyện Bắc Xuyên đã từng chịu thiệt hại nặng nề và bị tàn phá nghiêm trọng trong trận động đất Vấn Xuyên vào năm 2008. Đây là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, có nhiều người gặp nạn nhất, bị phá hủy nhiều nhất và xảy ra thảm họa thứ cấp điển hình nhất trong trận động đất năm ấy.
Trước đó, phương tiện truyền thông Đại lục đưa tin, vào chiều ngày 13/10, anh Âu Do Phúc, một người dân ở thị trấn Ngụy Thành, thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên đã phát hiện ra lượng điện tiêu thụ của gia đình cách đây gần nửa tháng đột ngột tăng cao, nghi do máy bơm đặt dưới giếng trong sân bị rò rỉ điện. Kết quả là ngay khi mở nắp giếng, một luồng khí nóng thoát ra từ trong giếng bốc lên, sau khi đo đạc, anh phát hiện nhiệt độ nước trong giếng cao tới 70°C.
Mặc dù lúc này anh Âu đã cắt điện và sau đó đưa ống thủy ngân vào trong nước giếng nhưng nhiệt độ nước giếng vẫn “rất cao”. Người dân địa phương cho rằng, cái giếng này đã trở thành suối nước nóng.
Nguồn điện cung cấp cho máy bơm đặt dưới giếng đã bị ngắt hơn 10 ngày nhưng nhiệt độ nước ở trong giếng vẫn cao hơn 30°C. Sau khi anh Âu lấy nước giếng ra, anh vẫn nhìn thấy khói trắng bốc lên từ trong giếng, anh cũng nói rằng “nước giếng vẫn còn nóng rát tay”.
Theo anh Âu Do Phúc, giếng cổ này được sử dụng để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân của thị trấn Cung Trường, sau khi có nước máy thì giếng này bị bỏ hoang. Năm ngoái, anh nhận lại quyền sử dụng chiếc giếng này từ người thân và dùng để mở tiệm rửa xe. Kể từ khi tiếp quản vào năm ngoái chưa từng xảy ra trường hợp như vậy, không hiểu vì sao vừa rồi, nước trong giếng lại đột ngột nóng lên. “Tôi cũng hy vọng đó là một suối nước nóng, nhưng điều này đã không xảy ra trước đây”, anh nói.
Vụ việc đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng Trung Quốc, mọi người đều nghĩ đến bộ phim điện ảnh năm 2012 và lo lắng rằng, sự gia tăng nhiệt độ của nước giếng là điềm báo trước cho một trận động đất sắp xảy ra.
Một cư dân mạng hải ngoại quê ở thị trấn Ngụy Thành nói với phóng viên của SOH: “Liệu có phải là điềm báo trước một trận động đất? Tôi cảm thấy có gì đó rất đáng lo sợ. Hy vọng là không phải”. Có người nói rằng, lần trước đã từng có một trận động đất ở Tứ Xuyên sau khi xuất hiện dị tượng “nước sông trở nên nóng”.
Sau đó, các quan chức địa phương đã yêu cầu các nhà địa chất tiến hành khám xét hiện trường vào ngày 14/10 và tuyên bố rằng, nguyên nhân làm nước giếng có nhiệt độ hơn 70°C là do rò rỉ điện của máy bơm hoặc do đường ống dẫn bị nóng lên gây ra.
Trước lời giải thích của các “chuyên gia”, nhiều cư dân mạng Trung Quốc cười bình luận:
“Chuyên gia mà mở miệng nói, thì phải cẩn thận, dù gì cũng nên chuẩn bị một chút…”.
“Sao tôi cảm thấy các chuyên gia giải thích mà giống như không giải thích vậy”.
“Tôi nhớ là lần trước khi sự việc được báo cáo, họ nói rằng đã loại bỏ khả năng máy bơm nước bị rò rỉ điện nên phát nhiệt rồi mà, sao bây giờ lại nói là do điều đó vậy?
Sau kỳ nghỉ lễ nhân ngày Quốc khánh 1/10 (dài 8 ngày) và công việc của mọi người trở lại bình thường vào ngày 9/10. Đến chiều ngày 9/10, một trận động đất mạnh 4,1 độ richter đã xảy ra tại Đô Giang Yến, tỉnh Tứ Xuyên.
Trong vòng 8 ngày nghỉ lễ, 12 trận động đất có cường độ trên 3 độ richter (M3) đã xảy ra, tâm chấn của các trận động đất nằm ở Tân Cương (5 lần), Tây Tạng (3 lần), Tứ Xuyên (2 lần) và Hồ Bắc (1 lần). Trong đó, trận động đất lớn nhất với 4,9 độ richter xảy ra ở Nhật Thổ, Tây Tạng vào ngày 6/10. Tuy nhiên, mãi cho đến sáng ngày 9/10, thông tin về các trận động đất mới được phía chính phủ công bố. Cư dân mạng Trung Quốc sợ hãi hô nhau: “đại nạn sắp đến rồi”.
Cư dân mạng cũng cho rằng, người Trung Quốc cổ đại nói về “Thiên – Nhân cảm ứng”, tất cả những gì xảy ra trên thế gian đều không hề ngẫu nhiên, ngay cả việc “nước giếng bốc khói” vì nhiệt độ cao ở Tứ Xuyên thực sự cũng là một dị tượng không bình thường.
Sách chiêm tinh đời nhà Đường “Khai nguyên chiêm kinh” trích từ “Địa kính” viết: “Tỉnh trung khí trực thượng khấu thiên, nhi Vương tẩu dân gian, quốc đại suy tổn, binh khởi”, nghĩa là, khi nước ở trong giếng bốc hơi bay lên, bậc quân vương vi hành thị sát, thì chính trị quốc gia hỗn loạn, kinh tế tiêu điều, xã hội bất an, lòng người bất ổn, sắp có binh biến.
Gần đây, ông Tập Cận Bình đã đi về phía nam đến Quảng Đông, ngày 12/10 và 13/10, ông xuất hiện tại Triều Châu và Sán Đầu, nói chuyện với đông đảo “dân chúng”, thật ứng với câu “Vương tẩu dân gian”, cộng thêm việc giếng cổ bốc khói vì nhiệt độ tăng cao, xem ra năm nay sẽ có sự kiện trọng đại?
Hiện tại, chế độ ĐCSTQ đang đối mặt với những rắc rối cả bên trong lẫn bên ngoài. Máy bay quân sự của Trung Quốc liên tục bay vòng quanh Đài Loan, khiến cho cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan ngày càng gia tăng.
Ngày 13/10, ông Tập Cận Bình đã đến thị sát một căn cứ của Thủy quân lục chiến ở Triều Châu, yêu cầu các sĩ quan và binh lính “dồn hết tâm trí và tinh lực để chuẩn bị cho chiến đấu đánh giặc”.
Về việc ông Tập nhấn mạnh Thủy quân lục chiến chuẩn bị cho chiến đấu, Vương Quân Đào, chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Trung Quốc và là tiến sĩ tại Đại học Columbia, trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông gần đây cho biết: Ông Tập Cận Bình hiện đang chịu áp lực trong nước tương đối lớn, vì vậy ông ấy cố tình chuyển xung đột và hướng trọng tâm sang Đài Loan. Bây giờ khí thế đánh giặc ông Tập tương đối mạnh, ông ấy muốn trước thời hạn mà an bài một chút sự việc. Ông Tập đi xuống phía nam để thị sát căn cứ Thủy quân lục chiến nhằm chuẩn bị cho việc tấn công Đài Loan. Tuy nhiên, một số tướng lĩnh trong ĐCSTQ có thành kiến rất lớn về ông Tập Cận Bình, ông Tập bây giờ không dám đem vũ khí và quyền chỉ huy trao cho cấp dưới, bởi vì ông ấy sợ quân đội đảo chính.
Theo ĐKN