Giáo sư - Tiến sỹ Y học chia sẻ cách bảo vệ sức khoẻ trước dịch bệnh

Giáo sư - Tiến sỹ Y học chia sẻ cách bảo vệ sức khoẻ trước dịch bệnh

Giáo sư - Tiến sỹ Y học chia sẻ cách bảo vệ sức khoẻ trước dịch bệnh

Giáo sư - Tiến sỹ Y học chia sẻ cách bảo vệ sức khoẻ trước dịch bệnh

Giáo sư - Tiến sỹ Y học chia sẻ cách bảo vệ sức khoẻ trước dịch bệnh
Giáo sư - Tiến sỹ Y học chia sẻ cách bảo vệ sức khoẻ trước dịch bệnh
Chủ nhật, 29-12-2024 20:52, (GMT+07:00)
Giáo sư - Tiến sỹ Y học chia sẻ cách bảo vệ sức khoẻ trước dịch bệnh
13-03-2020 16:14

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thu Vân chia sẻ về Covid-19 và phương pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch bệnh.

Giáo sư Tiến sĩ khoa học Nguyễn Thu Vân, nguyên Giám đốc Công ty Vắc-xin và sinh phẩm số 1, Bộ Y tế. Bà đã có hơn 40 năm nghiên cứu vắc-xin và theo dõi các vấn đề về dịch tễ học, vi-rút học, miễn dịch học và vắc-xin học... cũng như các dịch bệnh xảy ra ở quy mô thế giới và Việt Nam. Trong bối cảnh dịch CoVid-19 đang là mối quan tâm lo ngại trên toàn cầu, chúng tôi có cuộc trao đổi trò chuyện với GS Nguyễn Thu Vân một vài chủ đề về dịch bệnh, các công tác phát triển vắc-xin cũng như các giải pháp phòng chống dịch cho người dân.

Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Thu Vân - nguyên Giám đốc Công ty Văc-xin và Sinh phẩm số 1, Bộ Y tế

 

  • Giải thưởng Kovalevskaia dành cho Tập thể các nhà khoa học nữ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương năm 1999.
  • Giải thưởng cá nhân WIPO (World Intellectual Property Organization) - giải thưởng của Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới dành cho công trình nghiên cứu sản xuất vắc-xin Viêm gan A
  • Giải thưởng trong nước như là giải thưởng Vifotec dành cho vắc-xin viêm gan A, viêm gan B
  • Huân chương Lao động hạng 2, Huân chương Lao động hạng 3 do Chính phủ trao tặng.
  • Thành viên Hội đồng Khoa học của Bộ Y tế, Hội đồng Chính sách Khoa học Công nghệ Quốc gia - gồm các nhà khoa học và các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách đầu ngành của cả nước và các chuyên gia của các lĩnh vực khác nhau - tư vấn cho Chính phủ về các định hướng chính sách khoa học và phát triển trong tương lai cũng như chính sách khoa học đối với các nhà khoa học trong nước.

PV: Xin chào Giáo sư. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang rất nóng ở toàn cầu, và đã lan ra gần 100 nước, các quốc gia và tập đoàn đang chạy đua nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng chống chủng dịch nguy hiểm này. Có những nơi công bố sẽ có vắc-xin trong vòng 4 tháng nữa, nhưng theo WHO, vắc-xin nếu có thì cũng phải sau 18 tháng nữa? Xin hỏi bà nhận định như thế nào? 

GS.TS Nguyễn Thu Vân: Từ khi dịch bùng phát từ Trung Quốc và lây lan vào Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, là một người nghiên cứu lâu năm trong lĩnh vực này nên ngay từ đầu, chúng tôi rất quan tâm tới mức độ nguy hiểm của bệnh dịch để có những biện pháp chủ động phòng chống cho cộng đồng cũng như cho gia đình, bạn bè, người thân.

Khác biệt giữa vắc-xin và thuốc

Bất kỳ khi nào có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra thì điều đầu tiên những người làm công tác y tế dự phòng như chúng tôi nghĩ đến đó là: biện pháp phòng chống hiệu quả nhất đối với cộng đồng chính là vắc-xin. Vắc-xin là tiêm để bảo vệ người khỏe, chứ không phải bảo vệ người bệnh, đó là điểm khác biệt giữa vắc-xin và thuốc.

Vắc-xin dùng để dự phòng còn thuốc dùng để điều trị, vắc-xin là để tiêm cho người khỏe, thuốc là tiêm cho người ốm, vắc-xin dùng để tiêm đại trà cho cộng đồng nhưng thuốc chỉ tiêm cho người khi bị bệnh, đấy là những khác biệt giữa vắc-xin và thuốc. Ai cũng mong muốn rằng có thể phát triển được vắc-xin, thế nhưng con đường ấy không dễ dàng chút nào, mà rất dài và gian nan.

Thời gian sản xuất 1 vắc-xin có thể là vài năm

Ở trong ngành sản xuất vắc-xin hơn 40 năm, tôi chưa bao giờ thấy làm vắc-xin, dù là vắc-xin theo phương pháp kinh điển hoặc là vắc-xin theo công nghệ mới, là công việc dễ dàng. Cho nên khi mà có dịch xảy ra, một số nơi nói là 1 tháng hoặc 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng... sẽ có vắc-xin, thì tôi nói với các bạn và đồng nghiệp của tôi là muốn có vắc xin dù là nhanh nhất thì cũng phải mất vài năm.

Quả như vậỵ, sau đó WHO nói là sớm nhất thì có thể 18 tháng, đấy là các nhà khoa học ở trên các nước tiên tiến, họ có đầy đủ các phương tiện nghiên cứu, tài chính, hệ thống hỗ trợ, hệ thống cơ sở về khoa học công nghệ thì mới có thể làm được. Chưa kể theo tôi biết cách tiếp cận vắc-xin đối với Covid-19 này là cách tiếp cận vắc-xin với công nghệ mới chứ không phải vắc-xin theo các công nghệ truyền thống.

Covid-19 có độc lực rất cao nên nó không cho phép mình có thể nhân nó lên trong 1 phòng thí nghiệm bình thường mà phải làm trong phòng thí nghiệm an toàn sinh học ít nhất là cấp độ 3 (P3). Hiện nay ở Việt Nam mình chỉ có 2, 3 phòng thí nghiệm P3 thôi, mà chỉ đủ để làm phân lập nghiên cứu. 

Cho đến thời điểm hiện tại, trên thế giới chưa có loại vắc-xin nào bằng công nghệ mRNA hoặc DNA đã được cấp phép, và sử dụng hiệu quả.

Đối với vắc-xin, ngoài việc phải chứng minh về tính an toàn trong phòng thí nghiệm và trên động vật, phải thực hiện rất nhiều thử nghiệm khác về độc tính, về công hiệu… gọi là các thử nghiệm tiền lâm sàng, phải cho kết quả tốt và đạt yêu cầu. Sau thử nghiệm tiền lâm sàng là thử nghiệm lâm sàng lên những người tình nguyện. Những người tình nguyện là những người khỏe mạnh.

Tôi muốn nói ở đây về thời gian, các bạn nói là 4 tháng có thể ra được vắc-xin, kể cả Tổ chức Y tế thế giới nói 18 tháng, tôi vẫn chưa tin là 18 tháng có được vắc-xin đâu. Dù là vắc-xin thật tốt, có ngay kết quả trong phòng thí nghiệm là tốt rồi, suôn sẻ rồi thì tôi nghĩ 18 tháng vẫn là rất nhanh. 

Tôi muốn nói ở đây về thời gian, các bạn nói là 4 tháng có thể ra được vắc-xin, kể cả Tổ chức Y tế thế giới nói 18 tháng, tôi vẫn chưa tin là 18 tháng có được vắc-xin đâu.
Tôi muốn nói ở đây về thời gian, các bạn nói là 4 tháng có thể ra được vắc-xin, kể cả Tổ chức Y tế thế giới nói 18 tháng, tôi vẫn chưa tin là 18 tháng có được vắc-xin đâu. (Ảnh: Shutterstock)

Trừ khi đối với trường hợp rất cấp thiết, chính phủ vẫn có thể hỗ trợ theo hình thức ‘Fast Track’, tức là một con đường đi tắt, nhanh hơn theo quy trình chuẩn... thì có thể được. Còn tôi vẫn chưa tin lắm là 18 tháng nữa sẽ có vắc xin. Phải qua 3, 4 pha thử nghiệm, pha 1 ít nhất là phải 1 năm, pha thứ 2, thứ 3... mỗi pha từ năm rưỡi đến 2 năm. Tổng cộng tất cả quy trình thử nghiệm 3, 4 pha, ít nhất là 3 pha mới được cấp phép thì phải 4, 5 năm mới được. Còn nhanh nữa thì tùy từng quốc gia.

PV: Như vậy rõ ràng không nói đến vấn đề về công nghệ, nhân sự, tài chính, hay những khó khăn khác… nếu mọi thứ đều suôn sẻ, thuận lợi thì phải mất đến vài năm mới có thể có văc-xin cho nCoV?

GS.TS Nguyễn Thu Vân: Theo tôi là như thế. Đối với con Covid-19 thì người ta còn quá ít thông tin về chủng virus này, thời gian là quá ngắn. 

Trước đây chúng tôi làm vắc-xin H5N1 cũng thế, độc tính của H5N1 rất cao, nó lây từ người sang người, tỷ lệ tử vong rất lớn, chúng tôi cũng được nhà nước, được Bộ Khoa học cung cấp kinh phí để làm vắc xin H5 và chúng tôi cũng đã thành công. Virus H5N1 có độc tính rất cao, nuôi cấy trên tế bào hoặc trứng gà có phôi chẳng hạn, lập tức nó làm chết phôi, hoặc tế bào bị huỷ hoại, như vậy thì không nhân được virus lên thành khối lượng lớn thì không làm được vắc xin.

Virus có khả năng đột biến thích nghi với môi trường mới

PV: Nhiều độc giả bày tỏ ý kiến mong muốn là thời tiết nóng lên có thể hạn chế, hoặc thậm chí là tiêu diệt virus covid-19?

GS.TS Nguyễn Thu Vân: Theo như tôi đọc được thì cũng có thông tin nói rằng virus này cũng vẫn phát triển trong khí hậu nóng ẩm chứ không chỉ trong khí hậu lạnh và khô đâu. Cho nên trong bất kỳ trường hợp nào cũng cần phải rất thận trọng; vẫn phải đề phòng trong mọi trường hợp, chứ không phải đến lúc thời tiết nóng rồi lại chủ quan, như thế rất nguy hiểm.

Thứ hai là tôi nghĩ bất kỳ một loài sinh vật nào cũng thế thôi, con người cũng thế, động vật cũng thế, virus cũng thế, vi khuẩn cũng thế... nó rất thông minh, nó không có muốn để bị giết chết đâu, mà nó muốn được phát triển, nó muốn càng ngày nó càng mạnh mẽ, phát triển hơn, vậy nên nó sẽ tìm cách thích nghi, thời tiết nóng ẩm nó sẽ có những thay đổi đột biến hoặc thích nghi trong cái môi trường mới.

Và tôi nghĩ kể cả bình thường không có dịch và ai ai cũng có thể bảo vệ sức khỏe, như thế thì ngay cả những bệnh khác mình cũng không bị lây.

Virus, vi khuẩn cũng như giống như con người, nó không có muốn để bị giết chết đâu, mà nó muốn được phát triển, vậy nên nó sẽ tìm cách thích nghi với môi trường mới... (Ảnh: Shutterstock)

Cơ thể con người có thể tự chống lại bệnh dịch

PV: Thời gian làm ra vắc-xin lâu như thế, vậy theo bà làm cách nào để người dân có thể nâng cao sức khoẻ đối phó với dịch bệnh nguy hiểm này?

GS.TS Nguyễn Thu Vân: Theo tôi đối với virus nào cũng vậy, điều quan trọng là sức đề kháng tự miễn dịch của mỗi người như thế nào. Vì hiện tại chưa có thuốc đặc trị, và ngay cả khi có thuốc thì về cơ chế mà nói, thuốc có thể hiệu quả với người này nhưng không hiệu quả với người khác, nhưng đồng thời, cơ thể con người có thể tự chống lại bệnh dịch.

Như tôi chẳng hạn, trước đây thì tôi dùng rất nhiều thuốc, cũng đủ các loại bệnh. Lứa tuổi 68-70 như chúng tôi thì nào là mất ngủ nào là tim mạch, dạ dày, viêm khớp, tôi làm việc văn phòng nhiều năm cho nên các bệnh viêm cổ, vai gáy, đau cột sống các thứ thì ai cũng bị, khó chịu lắm. Nhưng mà từ ngày tôi tu luyện thì khỏi hoàn toàn các bệnh đấy, thân thể rất nhẹ nhàng như là không còn thấy bệnh gì nữa.

Trước đây uống cả vốc thuốc đếm ra nào là thuốc dạ dày, tim mạch… đi nước ngoài phải lo chuẩn bị những thuốc gì mang đi, đặc biệt là kháng sinh phải mang đi, bởi vì nước ngoài không có đơn, không đi bác sĩ không mua được kháng sinh. Bây giờ tôi đi nước ngoài rất nhẹ nhàng không phải chuẩn bị viên thuốc nào cả.

Trước đây uống cả vốc thuốc đếm ra nào là thuốc dạ dày, tim mạch… đi nước ngoài phải lo chuẩn bị những thuốc gì mang đi, đặc biệt là kháng sinh... Bây giờ tôi đi nước ngoài rất nhẹ nhàng không phải chuẩn bị viên thuốc nào cả.

Khi trái nắng trở trời các cụ hay nói đau xương, đau khớp, người già hoặc nhiều tuổi hay bị viêm phế quản nhưng mà từ khi tôi tu luyện thì sức khoẻ cải thiện, chính tôi cũng bất ngờ, hoàn toàn không bị, nếu có thì cũng không phải viêm nhiễm gì, chỉ là hơi thoáng qua một tí. Tôi tu luyện Pháp Luân Công tới giờ không bị bệnh gì nên tôi không phải dùng viên thuốc nào. Ngày xưa tôi hay dùng kháng sinh lắm, hơi tí là bị viêm phế quản, không dùng kháng sinh thì không khỏi. Bây giờ mình không bị bệnh không dùng kháng sinh thì chồng tôi bảo: “Ôi, độ này em sướng nhỉ không phải dùng thuốc gì cả”. 

Khoa học cũng có rất nhiều câu hỏi mình đặt ra nhưng không trả lời được

PV: Tại sao là một Giáo sư Tiến sĩ khoa học mà bà lại chọn khí công tu luyện để cải thiện sức khoẻ?

GS.TS Nguyễn Thu Vân: Mọi người hỏi làm khoa học mà lại tu luyện Pháp Luân Công thì có mâu thuẫn không. Tôi thì tôi không thấy có gì mâu thuẫn cả, bởi vì trong khoa học cũng có rất nhiều câu hỏi mình đặt ra mà mình không trả lời được. Đến khi học Pháp Luân Công, tôi trả lời toàn bộ được những câu hỏi như thế, có điều khoa học giờ có nhiều cái còn rất thấp chưa phát triển được. Bản thân tôi thấy Pháp Luân Công chính là một khoa học minh tỏ về vũ trụ, sinh mệnh, thời không, là những điều mà khoa học thực chứng còn chưa khám phá tới.

Khi bắt đầu tìm hiểu Pháp Luân Công, tôi đọc 9 bài giảng của Sư phụ, lần nào tôi cũng thấy rất hay và rất nhiều điều thú vị, là những điều mà tôi đang muốn tìm hiểu và tôi chưa có câu trả lời. Khoa học cũng chưa thể giải đáp được rất nhiều điều về thế giới. Nhưng mà khi tôi nghe 9 bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí thì tôi đã minh bạch được rất nhiều thứ. Đến bây giờ thì hàng ngày tôi vẫn đọc và nâng niu cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công).

Khi bắt đầu tìm hiểu Pháp Luân Công, tôi đọc 9 bài giảng của Sư phụ, lần nào tôi cũng thấy rất hay và rất nhiều điều thú vị, là những điều mà tôi đang muốn tìm hiểu và tôi chưa có câu trả lời.
Khi bắt đầu tìm hiểu Pháp Luân Công, tôi đọc 9 bài giảng của Sư phụ, lần nào tôi cũng thấy rất hay và rất nhiều điều thú vị, là những điều mà tôi đang muốn tìm hiểu và tôi chưa có câu trả lời.

PV: Bà sản xuất vắc-xin như vậy, nếu có người hỏi: Chị làm vắc-xin như thế, mọi người tu luyện rồi không bị bệnh nữa, thì chị chả bán được vắc-xin nữa thì sao.

GS.TS Nguyễn Thu Vân: Tôi bảo như vậy thì rất là tốt bởi chúng tôi làm thì mục đích cũng là để phục vụ cộng đồng thôi. Đến lúc đấy không làm nữa thì chúng tôi chuyển ngành khác, rất là nhiều ngành nghề phục vụ xã hội đâu chỉ có một ngành. Mà bây giờ mình mong muốn nhất là người dân, xã hội có sức khỏe. Nếu mà có sức khỏe như thế không có người bị bệnh thì bản thân con người ta được hưởng lợi, bản thân xã hội được hưởng lợi, không bị mất chi phí phúc lợi xã hội hoặc là bảo hiểm y tế, rất là nhiều tiền đấy. Rồi giảm tải bệnh viện, không biết bao cái tốt đẹp sẽ mang đến cho xã hội và đất nước, mà chính phủ không phải lo về sức khỏe của con người. Tiền của có thể làm những việc khác cho xã hội tốt đẹp như thế nhờ tu luyện Pháp Luân Công, tại sao không làm?

Tôi thấy đây là môn tu luyện rất là tốt, nên tôi luôn mong muốn là mọi người, người thân, bạn bè, tất cả những ai tôi biết, các đồng nghiệp ở Viện, công ty, trong Hội đồng Khoa học mỗi khi gặp mọi người trong lúc gặp trò chuyện, trong lúc giải lao tôi cũng luôn nói tôi tu luyện Pháp Luân Công, tôi hưởng lợi như thế nào. Nhiều người cũng biết môn tu luyện rất tốt nhưng họ chưa tu luyện, như anh rể tôi làm cán bộ cao cấp của chính phủ, anh nói “bộ môn này tốt lắm”. Bây giờ tất cả mọi người kể cả trong ngành, trong công ty, hoặc bạn bè trên bộ y tế rất nhiều cán bộ chuyên ngành mỗi lần gặp tôi đều nói đùa ”dạo này giáo sư Pháp Luân Công thế nào” (cười).

Nhiều người cũng biết môn tu luyện rất tốt nhưng họ chưa tu luyện, như anh rể tôi làm cán bộ cao cấp của chính phủ, anh nói “bộ môn này tốt lắm”.
Nhiều người cũng biết môn tu luyện rất tốt nhưng họ chưa tu luyện, như anh rể tôi làm cán bộ cao cấp của chính phủ, anh nói bộ môn này tốt lắm”.

PV: Bà có biết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc không?

GS.TS Nguyễn Thu Vân: Cuộc đàn áp của của Trung Quốc đối với Pháp Luân Công là những hành động rất phi đạo đức mà tôi nghĩ là chắc chắn phải chấm dứt, không thể kéo dài như thế được, đã kéo dài hơn 20 năm rồi, mổ cướp nội tạng người tu luyện. Có cả một thời gian người ta coi là du lịch ghép tạng. Hồi đó tôi chưa tu luyện Pháp Luân Công, tôi cũng đặt câu hỏi, là tại sao bên Trung Quốc lại nhiều tạng như thế để ghép thận, tôi trong ngành y quen biết nhiều người sang đó đi ghép cái này cái kia, rất là đông, người ta nói ghép tạng bên đó rất rẻ, còn trong nước thì bao nhiêu tiền…  Hiện nay quốc tế cũng lên án mạnh mẽ hành vi phi nhân tính của chính quyền Trung Quốc. Bản thân chính phủ Trung Quốc thì tôi cũng không hiểu là họ đã tỉnh ngộ ra hay chưa, nhưng mà đến nay thì vẫn thấy tiếp tục đàn áp tín ngưỡng, bắt bớ bỏ tù các học viên Pháp Luân Công.

Trên thế giới cũng chỉ có Trung Quốc là đàn áp Pháp Luân Công. Tôi đi công tác nước ngoài nhiều, các nước đều có học viên Pháp Luân Công tự do luyện tập và chính phủ cũng rất ủng hộ. 

Nếu mọi người đối xử với nhau theo Chân-Thiện-Nhẫn, chắc đất nước này của mình quá tốt đẹp

Đối với các lợi ích mà Pháp Luân Công mang lại thì tôi nghĩ đây là một môn tu luyện rất tuyệt vời vì chính bản thân tôi đã trải qua. Tôi thấy được những điều tốt đẹp, được hưởng rất nhiều lợi ích về sức khỏe tâm tính, cho nên tôi cũng mong muốn là tất cả những người khác đều được hưởng lợi. Nhiều lúc tôi cứ suy nghĩ, nếu mà bây giờ cả đất nước mình ai cũng tu luyện như thế này chẳng hạn, thế thì chắc đất nước này của mình quá tốt đẹp, sẽ mang đến một cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người, mọi người đối xử với nhau theo Chân-Thiện-Nhẫn thì thật là tốt, đạo đức, sức khỏe của xã hội của cộng đồng cũng sẽ nâng cao trở lại.

Tôi nghĩ chắc lúc đấy cũng chẳng cần đến công an nữa. Bây giờ tâm tính của con người xuống dốc một cách kỳ lạ, không có công an thì vẫn cứ làm những việc xấu. Nhưng mà xã hội muốn bền vững thì phải từ ý thức tự giác của mình, con người không tu dưỡng tâm tính thành người tốt thì xã hội cũng không thể bền vững, tốt đẹp được. Tôi nghĩ là lãnh đạo, Chính phủ một đất nước mong muốn nhất là sự phát triển bền vững của xã hội, một xã hội tốt đẹp, con người hạnh phúc khỏe mạnh. Nếu mà tất cả mọi người cùng tu luyện và các lãnh đạo trong Chính phủ cũng tu luyện thì tôi thấy là quá tốt. Tôi mong muốn là tất cả mọi người, các con cháu gia đình và các đồng chí lãnh đạo trong nước, các lãnh đạo cao cấp mà nghiên cứu, mà tập, mà học môn tu luyện theo Pháp Luân Công... thì đấy là điều tuyệt vời, sẽ mang lại không biết bao nhiêu lợi ích và đất nước sẽ trở nên hạnh phúc hơn, đẹp hơn và cuộc sống của người dân sẽ tốt hơn.

Video Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thu Vân chia sẻ phương pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch bệnh:

 

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP