Giải mã phát biểu của TT Trump: Kích hoạt sắc lệnh 2018 “Can thiệp nước ngoài vào bầu cử Mỹ” - Khởi

Giải mã phát biểu của TT Trump: Kích hoạt sắc lệnh 2018 “Can thiệp nước ngoài vào bầu cử Mỹ” - Khởi

Giải mã phát biểu của TT Trump: Kích hoạt sắc lệnh 2018 “Can thiệp nước ngoài vào bầu cử Mỹ” - Khởi

Giải mã phát biểu của TT Trump: Kích hoạt sắc lệnh 2018 “Can thiệp nước ngoài vào bầu cử Mỹ” - Khởi

Giải mã phát biểu của TT Trump: Kích hoạt sắc lệnh 2018 “Can thiệp nước ngoài vào bầu cử Mỹ” - Khởi
Giải mã phát biểu của TT Trump: Kích hoạt sắc lệnh 2018 “Can thiệp nước ngoài vào bầu cử Mỹ” - Khởi
Thứ sáu, 10-01-2025 19:55, (GMT+07:00)
Giải mã phát biểu của TT Trump: Kích hoạt sắc lệnh 2018 “Can thiệp nước ngoài vào bầu cử Mỹ” - Khởi động chiến tranh mạng?
07-12-2020 08:25

Mục đích của bài phát biểu hôm 3/12 của Nhà Trắng về gian lận bầu cử là gì? Tại sao Tổng thống Trump lại nói rằng đây có lẽ là "bài phát biểu quan trọng nhất" của mình từ trước đến nay? Ông đang nói về điều gì: Kích hoạt sắc lệnh ‘Can thiệp nước ngoài vào bầu cử Mỹ' từ năm 2018, tuyên bố khởi động "các hoạt động tấn công mạng", và triển khai một kế hoạch "bí mật" với sắc lệnh NSPM # 13?

Trong bài phát biểu, đương kim Tổng thống Mỹ nói rằng hệ thống bầu cử Mỹ “đang bị tấn công và bao vây”. Ông khẳng định sẽ chiến đấu để đảm bảo chỉ những lá phiếu hợp lệ mới được kiểm đếm, và rằng truyền thông đã vội vàng tuyên bố Joe Biden là người chiến thắng trong một cuộc bầu cử “rất kỳ lạ”.

“Với tư cách là tổng thống, nhiệm vụ quan trọng nhất của tôi là bảo vệ luật pháp và hiến pháp của nước Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi quyết tâm bảo vệ hệ thống bầu cử của chúng ta, vốn đang bị tấn công và bao vây”, ông Donald Trump tuyên bố trong bài phát biểu dài 46 phút. Thông điệp của ông sau đó đã bị Twitter gắn cảnh báo.

Bí ẩn sau ‘bài phát biểu quan trọng nhất' của Tổng thống Trump

Ông Trump đã viện dẫn “điều khoản can thiệp từ nước ngoài” vào lệnh hành pháp năm 2018 của ông, cho phép phản ứng quân sự đối với chiến tranh mạng. Đó là điều được ngụ ý trong bài phát biểu của ông

Nếu bạn nghĩ rằng đây chỉ là bài phát biểu thông thường của Tổng thống Trump, thì hãy nghĩ lại. Bài phát biểu này thực sự ám chỉ về kế hoạch của ông Trump và Bộ Quốc phòng (DoD) - về sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ.

Đó là tất cả các chi tiết về cách ông Trump viện dẫn khuôn khổ pháp lý - và các điều khoản an ninh quốc gia cần thiết - để cho phép Bộ trưởng Quốc phòng Chris Miller kích hoạt các quy trình quân sự dẫn đến chiến thuật “tiêu diệt kẻ thù trong nước và những kẻ phản bội ‘tích cực’ ”.

Cũng trong thời gian này, Tướng Mike Flynn và là Cựu Trung tướng Thomas McInerney đã kêu gọi Tổng thống “Kích hoạt Đạo luật chống bạo loạn. Tuyên bố thiết quân luật. Đình chỉ lệnh bảo thân Habeas Corpus và thiết lập tòa án quân sự”. 

“Đó là những việc phải làm trong trường hợp khẩn cấp này. Đó là tình trạng khẩn cấp quốc gia - về việc chúng ta sẽ tiếp tục trở thành một nước cộng hòa dân chủ hay sẽ tiến vào một xã hội toàn trị”, Tướng Flynn nói và cho biết thêm rằng nỗ lực đánh cắp cuộc bầu cử từ Tổng thống Trump là "hoạt động chiến tranh mạng lớn nhất trên thế giới". 

Cựu Trung tướng McInerney nói rằng có hai nhóm tham gia: các quốc gia nước ngoài là Trung Quốc, Nga và Iran; và một số công dân Hoa Kỳ. 

Giải mã bài phát biểu 'thâm sâu' ngày 2/12 của Tổng thống Trump

Xem video tại đây:

Hãy xem xét những gì ông Trump đã nói trong bài phát biểu này. Bạn có thể xem toàn bộ bài phát biểu ở đây, nhưng nếu không nắm rõ vấn đề, bạn sẽ bỏ lỡ “tất cả ngôn từ quan trọng”. Khoảng 95% bài phát biểu này là phần phụ. Chỉ 5% thực sự quan trọng, qua 5 luận điểm đáng lưu ý sau.

2. Tuyên bố lật ngược kết quả bầu cử

Sau đó, ông giải thích rằng cuộc bỏ phiếu đã bị gian lận về mặt hình sự (với "gian lận" là một tội ác) và bây giờ là lúc lật ngược kết quả bầu cử:

“Hàng triệu phiếu bầu đã được bỏ phiếu bất hợp pháp chỉ riêng ở các bang chiến trường, và nếu đúng như vậy, kết quả của các bang chiến trường riêng lẻ phải được lật ngược và lật ngược ngay lập tức”.

3. Trung Quốc là một phần của toàn bộ kế hoạch này

Ông Trump giải thích rằng Trung Quốc là một phần của toàn bộ kế hoạch này ngay từ đầu, thông qua kỹ thuật của họ và tung ra virus Corona Vũ hán - thứ mà đảng Dân chủ sử dụng như một “cái cớ” cho việc các lá phiếu được gửi qua thư hàng loạt - chiêu thức được sử dụng để đánh cắp bầu cử. Tuyên bố này đặc biệt viện dẫn các yếu tố an ninh quốc gia trong các giao thức quốc phòng của Hoa Kỳ:

“Đảng Dân chủ đã gian lận cuộc bầu cử này ngay từ đầu. Họ sử dụng đại dịch như một cái cớ để khiến hàng chục triệu lá phiếu được gửi qua thư, dẫn đến một phần lớn là phiếu bầu gian lận… và không có ai hạnh phúc hơn Trung Quốc”.

1. Tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ chống lại 'cuộc bao vây' thời chiến

Đầu tiên, ông Trump nói rằng ông đã tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ chống lại "cuộc bao vây" thời chiến đang được tiến hành, qua đoạn sau: 

“Với tư cách là Tổng thống, tôi không có nhiệm vụ nào cao hơn là bảo vệ luật pháp và hiến pháp của Hoa Kỳ. Đó là lý do tại sao tôi quyết tâm bảo vệ hệ thống bầu cử của chúng tôi, hiện đang bị tấn công và bao vây phối hợp”.

Tổng thống Trump giải thích rằng cuộc bỏ phiếu đã bị gian lận về mặt hình sự (với "gian lận" là một tội ác) và bây giờ là lúc lật ngược kết quả bầu cử (Ảnh: Getty)
Tổng thống Trump giải thích rằng cuộc bỏ phiếu đã bị gian lận về mặt hình sự (với "gian lận" là một tội ác) và bây giờ là lúc lật ngược kết quả bầu cử (Ảnh: Getty)

4. Kêu gọi kiểm tra pháp y đầy đủ

Ông Trump sau đó kêu gọi "kiểm tra pháp y đầy đủ", rõ ràng điều này chỉ có thể diễn ra dưới quyền quân sự, vì các quan chức bầu cử địa phương là tội phạm gian lận, tham nhũng. Ông giải thích điều này:

 

“Làm xói mòn nghiêm trọng tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử của chúng tôi là ưu tiên số một của đảng Dân chủ. Vì một lý do đơn giản: Họ muốn đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Tất cả những nỗ lực của đảng Dân chủ nhằm mở rộng việc bỏ phiếu qua thư - đã đặt nền móng cho gian lận có hệ thống và phổ biến xảy ra trong cuộc bầu cử này”.

5. Ám chỉ Sắc lệnh hành pháp 2018

Khoảng 30 phút sau bài phát biểu, ông sử dụng ngôn ngữ pháp lý liên quan rõ ràng đến lệnh hành pháp ngày 12 tháng 9 năm 2018, trong đó mô tả các biện pháp khắc phục sự can thiệp của nước ngoài vào các cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Đây là những gì ông Trump nói:

“Lý do duy nhất có thể hình dung được tại sao các biện pháp thông thường - để xác minh tính hợp lệ khi bỏ phiếu - đã bị chặn lại, đó là họ đang cố gắng khuyến khích, kích hoạt, lôi kéo hoặc thực hiện hành vi gian lận. Điều quan trọng là người Mỹ phải hiểu rằng những thay đổi mang tính phá hoại này - đối với luật bầu cử của chúng tôi - KHÔNG phải là một phản ứng cần thiết đối với đại dịch. Đại dịch chỉ đơn giản là tạo cho Đảng Dân chủ một cái cớ để làm những gì họ đã cố gắng làm trong nhiều năm”.

Lưu ý cụm từ “cố gắng khuyến khích, kích hoạt, lôi kéo hoặc thực hiện hành vi gian lận”.

Chúng ta đã từng nghe điều gì đó rất giống trước đây, trong Sắc lệnh hành pháp 2018? Đúng như vậy, và sắc lệnh này áp dụng đối với các tập đoàn, cá nhân, công ty hợp danh và thậm chí cả tổ chức phi lợi nhuận.

Trong đó, chính phủ Hoa Kỳ sẽ thu giữ tất cả tài sản của những “người” mà: 

(i) được hỗ trợ về vật chất, tài trợ; hoặc cung cấp hỗ trợ tài chính, vật chất, công nghệ hoặc dịch vụ; hoặc hỗ trợ cho bất kỳ hoạt động nào [liên quan đến việc can thiệp vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ];

(ii) trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia, tài trợ, che giấu, hoặc đồng lõa với nước ngoài can thiệp vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump vừa viện dẫn Sắc lệnh 2018 và gửi một tín hiệu đến Bộ trưởng Chris Miller tại DoD (cũng như nhiều nhóm khác) rằng: Đảng Dân chủ, các kênh truyền thông phản quốc và những gã khổng lồ công nghệ đang đồng lõa “che giấu, ủng hộ sự can thiệp của nước ngoài” vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ.

Tội phản quốc, các chuyến bay điều tra và tòa án quân sự

Biện pháp khắc phục cho những hành động phản quốc như vậy của Hoa Kỳ là gì?

Theo luật hiện hành của Hoa Kỳ, việc cố gắng kiểm soát phiếu bầu là một trọng tội. Theo luật quân sự trong thời kỳ chiến tranh, đó là tội phản quốc. Và theo Sắc lệnh 2018 - mỗi thực thể tham gia vào hành vi này sẽ bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ thu giữ tất cả tài sản của họ.

Điều này có nghĩa là Twitter, Facebook, CNN, Washington Post, Google, MSNBC... giờ đây đều có thể bị chính quyền Trump chiếm giữ, đóng cửa hoặc tiếp quản hoàn toàn, vì tất cả họ đều tham gia vào “Các hành vi được xác định - được nêu trong Sắc lệnh 2018”, mà ông Trump vừa trích dẫn.

Hãy xem xét điều đó khi xem tất cả các bằng chứng mà các luật sư của ông Trump và các thành viên "mũ trắng" của DoD hiện đang sở hữu, phần lớn trong số đó chắc chắn sẽ được trình bày cho tòa án tối cao SCOTUS. Rất có thể là các vụ kiện của Sidney Powell sẽ được thông qua, một khi các bằng chứng được chuyển đến cấp độ tòa án của hệ thống tư pháp.

Và đây là các bằng chứng khả thi mà nhóm Trump có thể đã nắm giữ để luận tội:

  • Giám đốc CIA Gina Haspel thừa nhận đã can thiệp bầu cử trong một lời thú tội đầy đủ - hiện đã được thu thập. 
  • Các giám đốc điều hành của Dominion thú nhận về các cửa hậu kỹ thuật trong hệ thống.
  • Kết quả phân tích gói tin từ những đội ngũ an ninh mạng “mũ trắng” đã chặn tất cả lưu lượng gian lận phiếu bầu theo thời gian thực, bao gồm các hướng dẫn cụ thể từ máy chủ CIA - để thêm hàng trăm nghìn phiếu bầu trong thời gian thực vào các máy lập bảng. Điều này hiện đã được xác nhận công khai bởi Đại tá Phil Waldron.
  • Các tệp nhật ký và bằng chứng phần mềm từ các máy chủ CIA bị thu giữ ở Frankfurt, cung cấp bằng chứng và thông tin tình báo cho thấy CIA đã chèn hàng trăm nghìn phiếu bầu vào máy lập bảng Dominion.

Có khả năng rằng tất cả bằng chứng này tồn tại ngay bây giờ, và Tổng thống Trump có tất cả. Bài phát biểu của ông đặt ra cơ sở chính thức để DoD và Bộ An ninh nội địa - nơi điều hành Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ - có thể bắt đầu các lệnh bắt giữ thêm, các chuyến bay điều tra và các hoạt động thời chiến cần thiết - để bảo vệ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chống lại những kẻ thù nước ngoài - đang tiến hành chiến tranh mạng chống lại Hoa Kỳ.

Điều luật 10 USC 394: Bộ Quốc Phòng vào cuộc?

Trong trường hợp bạn đang tự hỏi liệu quân đội Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Trump có thực sự có quyền phản ứng với các hành động chiến tranh mạng - bằng các hành động quân sự phối hợp hay không, hãy đọc 10 USC, Phần 394. Phụ đề A, Phần 1, Chương 19, có sẵn qua uscode.house.gov

Trong đó nhấn mạnh về các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hoạt động không gian mạng quân sự. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ chuẩn bị sẵn sàng mọi lực lượng vũ trang cho các mục đích - khi được ủy quyền thích hợp - tiến hành các hoạt động quân sự trên không gian mạng, bao gồm các hoạt động quân sự bí mật hoặc các hoạt động trong không gian mạng - để bảo vệ Hoa Kỳ và các đồng minh - bao gồm cả để đối phó với hoạt động mạng độc hại được thực hiện chống lại Hoa Kỳ, hoặc một người Hoa Kỳ, bởi một thế lực nước ngoài.

Trong phần giải thích thuật ngữ luật nêu ra: Các “hoạt động quân sự bí mật trong không gian mạng” - sẽ được thực hiện như một phần của kế hoạch hoạt động quân sự đã được Tổng thống hoặc Bộ trưởng phê duyệt - đề phòng các hành động thù địch; hoặc theo chỉ thị của Tổng thống hoặc Bộ trưởng - để ngăn chặn, bảo vệ hoặc chống lại các cuộc tấn công/ các hoạt động mạng độc hại chống lại Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump tuyên bố khởi động ‘các hoạt động tấn công mạng’? 

Hãy lưu ý rằng chỉ 8 ngày sau khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh hành pháp ngày 12/9/2018, chính quyền Trump đã tuyên bố khởi động "hoạt động tấn công mạng" chống lại kẻ thù nước ngoài. 

Điều này được báo cáo bởi Washington Post rằng: “Chiến lược này kết hợp một chỉ thị mới được phân loại của tổng thống - thay thế một chỉ thị từ chính quyền Obama… Nó cho phép quân đội và các cơ quan khác thực hiện các hoạt động mạng nhằm bảo vệ hệ thống của họ và các mạng quan trọng của quốc gia”.

Điều gì sẽ được coi là "hoạt động tấn công mạng?" Kraken. Tất nhiên, Kraken là tên của Tiểu đoàn 305 tình báo quân đội.

Tổng thống Trump đã chỉ định cơ sở hạ tầng bầu cử là “cơ sở hạ tầng quan trọng” trong Sắc lệnh 2018 của mình. Vì vậy, bây giờ các mảnh phù hợp được ghép lại để có một “Vòng tròn hoàn chỉnh”: Vụ đánh cắp bầu cử là chiến tranh mạng - chống lại cơ sở hạ tầng quan trọng của Hoa Kỳ. 

Điều này cho phép tất cả các loại hoạt động an ninh quốc gia, chẳng hạn như sử dụng các đơn vị Lực lượng Đặc biệt của Quân đội Hoa Kỳ để đột kích trang trại máy chủ của CIA ở Frankfurt, diễn ra ngay sau cuộc bầu cử, điều này là hoàn toàn có thể xảy ra.

Bẫy lớn: Kế hoạch được vạch sẵn từ năm 2018

Cũng trong năm 2018, Tổng thống Trump đã ủy quyền trong Bản ghi nhớ Tổng thống về An ninh Quốc gia (NSPM) # 13, bao gồm “các hoạt động tấn công mạng”. Dưới đây là danh sách tất cả các NSPM, nhưng đáng chú ý là "hoạt động tấn công mạng" (số 13) là bí mật và không được công khai.

Cũng trong năm 2018, Tổng thống Trump đã ủy quyền trong Bản ghi nhớ Tổng thống về An ninh Quốc gia (NSPM) # 13, một kế hoạch bí mật và không công khái (Ảnh: Getty Images)
Cũng trong năm 2018, Tổng thống Trump đã ủy quyền trong Bản ghi nhớ Tổng thống về An ninh Quốc gia (NSPM) # 13, một kế hoạch bí mật và không công khai (Ảnh: Getty Images)

Trên thực tế, chính quyền Trump đã đấu tranh để “giữ bí mật” tài liệu này với Quốc hội, vì vào năm 2018, Hạ viện được điều hành bởi bà Pelosi và những kẻ phản quốc khác - những người vừa thực hiện cuộc tấn công mạng năm 2018 vào cơ sở hạ tầng bầu cử Hoa Kỳ, đánh cắp hàng chục ghế Hạ viện - để "giành được" đa số ghế trong Hạ viện. Từ đó Adam Schiff có thể khởi động “kế hoạch luận tội” của mình để cố gắng loại bỏ quyền lực của Tổng thống Trump.

Trump đã có thể “giữ bí mật” về NSPM # 13 đối với Hạ viện trong 17 tháng, theo Fifth Domain báo cáo:

“Trên cơ sở lưỡng đảng, một số người trong chúng tôi đã gửi thư tới chính quyền Trump yêu cầu họ chia sẻ, ít nhất là với một số lãnh đạo trong Ủy ban Dịch vụ Vũ trang - về các quy tắc tham gia cho một số trường hợp an ninh mạng nhất định”, Đại diện Mac Thornberry, R- Texas, cho biết vào thời điểm đó. 

"Những người của Obama đã cung cấp cho chúng tôi thông tin đó, những người của Trump đã thay đổi nó, nhưng sau đó họ miễn cưỡng cho chúng tôi xem", ông Thornberry cho biết.

Những gì chúng ta biết bây giờ là ông Trump đang lên kế hoạch cho "bẫy lớn" cuộc bầu cử năm 2020 - kể từ năm 2018. Chỉ 8 ngày sau khi ban hành Sắc lệnh 2018, NSPM # 13 đã được đưa ra trong “bí mật” - và rằng các giao thức phản ứng chiến tranh mạng này đã được cố ý giữ bí mật với Quốc hội càng lâu càng tốt. Các kế hoạch được đưa ra là để ‘tóm lấy’ việc đảng Dân chủ ăn cắp cuộc bầu cử năm 2020.

Sau một cuộc chiến kéo dài nhiều tháng, vào tháng 3/2020, Nhà Trắng đã cung cấp cho các thành viên của Quốc hội các tài liệu mật - mô tả quy trình phê duyệt tiến hành các hoạt động tấn công mạng bên ngoài Hoa Kỳ.

Hãy yên tâm, những gì chúng ta biết chắc chắn bây giờ là: Tổng thống Trump, Bộ trưởng Quốc phòng Miller và những nhân vật chính khác - đã đưa cơ sở hạ tầng chiến tranh mạng vào năm 2018 - điều mà sẽ cho phép họ “tung ra một phản ứng quân sự trong nước” để bắt giữ, giam giữ và truy tố tất cả những kẻ phạm tội - những người đã đồng lõa trong “cuộc tấn công vào nước Mỹ”.

Nói cách khác, họ là những người yêu nước thực sự có trách nhiệm, và họ đã lên kế hoạch cho tất cả những điều này kể từ năm 2018, đưa ra khuôn khổ để kích hoạt các nguồn lực an ninh quốc gia thích hợp khi đảng Dân chủ nhử mồi và cố gắng đánh cắp cuộc bầu cử năm 2020.

GITMO (nhà tù quân sự tại Guantanamo) có lẽ sẽ gần hết công suất vào thời điểm này, với rất nhiều người đang "trên đường đến". Các vụ bắt giữ hàng loạt sắp diễn ra. Tổng thống Trump đang nắm quyền, và những người của đảng Dân chủ biết điều gì đang thực sự xảy ra đều không khỏi kinh hãi. Họ biết họ sẽ bị bắt. Một số sẽ bị buộc tội phản quốc. Nhiều người sẽ phải đối mặt với tòa án quân sự. Một số ít có khả năng sẽ bị xử tử sau khi bị kết tội phản quốc.

Cuối cùng, những người yêu nước - hãy khởi động bộ máy - bởi vì Tổng thống Trump có thể vẫn cần một triệu người yêu nước sẵn sàng xuất hiện ở DC - khi thời điểm quan trọng của tất cả những điều này được công bố công khai. 

Hãy chờ chỉ thị từ Tổng tư lệnh của chúng ta!

Lê Minh

Theo americanpartisan

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP