Em bé tử vong vì bị bỏ quên trên xe: Với con trẻ xin đừng qua loa, hời hợt

Em bé tử vong vì bị bỏ quên trên xe: Với con trẻ xin đừng qua loa, hời hợt

Em bé tử vong vì bị bỏ quên trên xe: Với con trẻ xin đừng qua loa, hời hợt

Em bé tử vong vì bị bỏ quên trên xe: Với con trẻ xin đừng qua loa, hời hợt

Em bé tử vong vì bị bỏ quên trên xe: Với con trẻ xin đừng qua loa, hời hợt
Em bé tử vong vì bị bỏ quên trên xe: Với con trẻ xin đừng qua loa, hời hợt
Thứ tư, 01-01-2025 22:03, (GMT+07:00)
Em bé tử vong vì bị bỏ quên trên xe: Với con trẻ xin đừng qua loa, hời hợt
08-08-2019 13:14

Vụ việc cháu bé 6 tuổi tử vong vì bị bỏ quên trên xe bus của trường ngày 6/8 vừa qua khiến dư luận bàng hoàng, đau xót. Hai chữ “bỏ quên” cứ xoáy vào trái tim tôi… 

Sáng 6/8 là buổi học thứ 2 của cháu L.H.L. (6 tuổi) tại Trường Quốc tế Gateway (Cầu Giấy, Hà Nội). Theo lời kể của bố cháu – anh Lê Văn Sơn – trên Dân Trí, sáng hôm ấy cháu L. hơi buồn ngủ vì chưa quen dậy sớm, nhưng rất hào hứng tới lớp để làm quen bạn mới. Tuy nhiên, đến 16h cùng ngày, vợ anh Sơn nhận được tin báo con ngủ quên trên xe ô tô và đang được cấp cứu tại Bệnh viện E. Khi vợ chồng anh vào, con đã tử vong.

Một bác sĩ chuyên ngành cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, ngạt thở và sốc nhiệt là nguyên nhân chính khiến trẻ tử vong khi bị bỏ quên trên xe.

Khi nhận tin sốc đến bất ngờ, mẹ cháu L. liên tục gào khóc tại bệnh viện, người thân phải dìu dắt. Bà của cháu thì khóc ngất. Chia sẻ với PV, ông Lê Gia Thanh – bác ruột cháu L. bức xúc cho hay, việc lái xe và nhà trường bỏ quên cháu ông trên xe là vô cùng tắc trách, cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm minh.

Là một người mẹ, tôi cũng không thể cầm được nước mắt trước sự ra đi của cháu L. Tôi thấu hiểu nỗi đau của cha mẹ cháu, và sự bức xúc của bác ruột cháu. Tôi cũng hình dung phần nào sự ngỡ ngàng, hoang mang của tập thể nhà trường khi phát hiện cháu đang tím tái, một mình trên xe trong cái nóng nung nấu của Hà Nội khi đã 16h chiều. Bất cứ ai đứng trước sự việc này đều vô cùng đau xót.

Là một người mẹ, đôi khi tôi cũng không làm tròn trách nhiệm của mình. Khi đưa con ra công viên thì tôi quên mang nước theo khiến con trai tôi chơi mệt rồi bị khát. Khi đi chợ thì tôi chủ quan không ghi danh sách lại, thế là quên cái này cái kia. Cũng chỉ đôi lần tôi quên thôi, và hậu quả không nghiêm trọng lắm, nhưng chồng tôi thường tỏ ra không hài lòng khiến tôi khó chịu. Bây giờ, tôi đã hiểu vì sao anh từng trách giận tôi về thái độ lơ đễnh đó. Nếu tôi mang cái phong thái qua loa, tắc trách ấy mà làm bác sĩ, có thể tôi sẽ không để tâm tới bệnh nhân. Nếu tôi cẩu thả như vậy mà làm cô giáo đưa đón trẻ, có lẽ tôi đã bỏ quên một em bé như câu chuyện phía trên rồi!

Đám tang đầy hoa trắng của bé L.H.L.

Tôi nhận ra, đằng sau thói quen làm việc qua loa, hời hợt ấy của mình là sự thiếu trân trọng, tôn kính đối với con người và sự vật sự việc, là sự thiếu trách nhiệm và thiếu chân thành. Nếu như tôi thực tâm yêu quý con trai mình, hẳn tôi sẽ lo liệu chu toàn cho từng đồ ăn thức uống của cháu. Nếu như tôi coi trọng việc sinh hoạt của cả gia đình, hẳn tôi sẽ cẩn thận ghi chép từng món đồ phải mua. Và tương tự, nếu như tôi thực lòng kính trọng và yêu thương sinh mệnh con người, tôi sẽ có thể trở thành một bác sĩ hay nhà giáo tận tụy.

Có lẽ vì thế mà người xưa có câu: “Người nhân hậu ắt cẩn thận”. Phép tắc người con, cuốn sách giáo dục trẻ em nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Á Đông, coi “Cẩn” (cẩn thận, kính cẩn) là phẩm chất quan trọng hàng đầu của con người, chỉ sau “Hiếu đễ” (hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương anh chị em).

Dù tôi chưa gặp cháu L. bao giờ, nhưng tôi tự nhiên coi cháu như đứa con trai bé bỏng của mình, cũng lớn lên bằng vô vàn tình yêu thương của ông bà cha mẹ. Tôi biết, dẫu cuối cùng ai đứng ra nhận trách nhiệm cho cái chết của cháu, ai phải trần tình trước pháp luật, thì cháu trai nhỏ bé kia của tôi cũng không thể nào sống lại nữa. Dù sự trừng phạt ai đó có thể khiến tôi hả giận nhất thời, nhưng nỗi đau trong lòng tôi thì không vì vậy mà nguôi bớt. Tôi chỉ có thể tự dặn mình và hy vọng mọi người, từ giờ trở đi hãy nỗ lực trở thành một người cẩn thận, có trách nhiệm, tránh để xảy ra những câu chuyện đau lòng đối với con trẻ.

Là một người tín ngưỡng Thần Phật, tôi tin rằng con người không chỉ sống một kiếp này, mà còn luân hồi qua vô lượng kiếp sau. Một sự ra đi thanh thản là điều kiện cần có để linh hồn được chuyển sinh vào cảnh giới tốt đẹp hơn trong đời kế tiếp. Hi vọng rằng, thái độ bao dung và thứ tha của gia đình người quá cố có thể trợ duyên, giúp sinh mệnh thanh thản siêu thăng, có được phúc lành trong hậu kiếp…

Thanh Ngọc - Theo DKN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP