Dự báo dịch kéo dài lan rộng, sẽ xét nghiệm 300.000 mẫu, dự kiến 1.000 người dương tính COVID-19

Dự báo dịch kéo dài lan rộng, sẽ xét nghiệm 300.000 mẫu, dự kiến 1.000 người dương tính COVID-19

Dự báo dịch kéo dài lan rộng, sẽ xét nghiệm 300.000 mẫu, dự kiến 1.000 người dương tính COVID-19

Dự báo dịch kéo dài lan rộng, sẽ xét nghiệm 300.000 mẫu, dự kiến 1.000 người dương tính COVID-19

Dự báo dịch kéo dài lan rộng, sẽ xét nghiệm 300.000 mẫu, dự kiến 1.000 người dương tính COVID-19
Dự báo dịch kéo dài lan rộng, sẽ xét nghiệm 300.000 mẫu, dự kiến 1.000 người dương tính COVID-19
Thứ hai, 30-12-2024 02:35, (GMT+07:00)
Dự báo dịch kéo dài lan rộng, sẽ xét nghiệm 300.000 mẫu, dự kiến 1.000 người dương tính COVID-19
18-05-2021 10:26

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long (trái) (ảnh tổng hợp).

Trong cuộc họp bàn về các biện pháp chống dịch chiều 17/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long dự báo, đợt dịch này có khả năng kéo dài hơn, diện rộng, nhiều ổ dịch, biến thể mới của virus lây nhanh hơn. Bắc Giang dự kiến xét nghiệm cho toàn bộ công nhân khu công nghiệp và người có nguy cơ trong cộng đồng, lên tới 300.000 mẫu. Số ca dương tính ước tính cần điều trị từ 400 đến 1.000 người.

Bộ Y tế sáng 18/5 ghi nhận 19 ca dương tính COVID-19 trong nước. Như vậy, đến nay số tỉnh thành đã ghi nhận COVID-19 tính từ ngày 27/4 lên 28, tổng số ca nhiễm 1.340.

Theo báo VnExpress đưa tin, như vậy, sau 20 ngày bùng phát, Bộ Y tế công bố 1.340 ca nhiễm. Dịch đã lan ra 27 tỉnh thành, rộng nhất trong bốn đợt từ đầu năm 2020 đến nay.

Số ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam liên tục cao trong 3 ngày qua. (Nguồn: Vnexpress)

Trong cuộc họp bàn về các biện pháp chống dịch chiều 17/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long dự báo “đợt dịch này có khả năng kéo dài hơn, diện rộng, nhiều ổ dịch, biến thể mới của virus lây nhanh hơn”. Song ông đề nghị các địa phương giãn cách xã hội phù hợp, không thực hiện tràn lan.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh nhưng nguy cơ vẫn cao.

Dự báo những ngày tới, số ca dương tính tăng 1.000 người khi có kết quả xét nghiệm

Trong các ca dương tính, 466 ca là công nhân, chiếm tỷ lệ 35%, tại 8 tỉnh thành có dịch. Bắc Giang với hai ổ dịch tại các khu công nghiệp Vân Trung và Quang Châu chiếm nhiều nhất với 396 ca nhiễm, tính đến 18h ngày 17/5. Dự báo những ngày tới, số ca dương tính vẫn tăng khi có kết quả xét nghiệm những khu vực nguy cơ cao. Chủng virus mới đã lây lan vào khu công nghiệp. Hơn 51.000 lao động tỉnh này đang phải tạm nghỉ việc do cách ly hoặc doanh nghiệp tạm dừng hoạt động liên quan Covid-19.

7 tỉnh thành còn lại có công nhân mắc Covid-19 gồm: Đà Nẵng 36 ca, Điện Biên 13 ca, Bắc Ninh 11 ca, Hà Nội 7 ca, Hưng Yên, Phú Thọ và Tuyên Quang mỗi tỉnh 1 ca. Hơn 32.000 công nhân là F1, F2 đang phải cách ly tập trung hoặc tại nhà.

Để chặn đà lây lan của dịch, chính quyền Bắc Giang kêu gọi lao động tỉnh ngoài đang làm việc trên địa bàn tạm thời không về quê hoặc đi sang tỉnh khác. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp xét nghiệm toàn bộ cho công nhân, chuyên gia, lao động. Bắc Giang dự kiến xét nghiệm cho toàn bộ công nhân khu công nghiệp và người có nguy cơ trong cộng đồng, lên tới 300.000 mẫu. Số ca dương tính ước tính cần điều trị từ 400 đến 1.000 người.

Cùng ngày, Bắc Ninh thông báo tạm dừng sử dụng khoảng 30.000 lao động từ Bắc Giang. Động thái Bắc Ninh lý giải “nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn nguồn lây lan và hạn chế tối đa người nhiễm vào các doanh nghiệp của tỉnh”. Bắc Ninh hiện cũng ghi nhận 11 ca COVID-19 là công nhân thuộc ba khu công nghiệp Yên Phong, Quế Võ và Thuận Thành II. Toàn tỉnh có hơn 5.000 F1 công nhân đang phải cách ly.

Hôm 11/5, Chuyên gia đã dự đoán COVID-19 đạt đỉnh

Nguồn tin trên cũng cho hay, Hôm 11/5, các Chuyên gia dự đoán COVID-19 đạt đỉnh, khi khỉ trong ngày 10/5, Việt Nam đã ghi nhận 125 ca lây nhiễm cộng đồng, số ca cao nhất tính theo ngày, kể từ khởi đầu đại dịch vào 2020 đến nay. Những ngày trước đó, số ca mắc cộng đồng cũng liên tục “lập kỷ lục”, với 92 trường hợp ghi nhận ngày 9/5, 80 ca ngày 8/5, 64 ca ngày 6/5.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, dự đoán đường cong dịch tễ sẽ đạt đỉnh trong vòng hai tuần tới. Tuy nhiên, có thể có nhiều yếu tố khác làm thay đổi đỉnh dịch đó. Chẳng hạn hoạt động bầu cử sắp tới, nếu tổ chức phòng dịch không tốt, có thể làm virus lây lan vì tập trung đông người.

“Để khống chế được dịch, phải ngăn chặn toàn bộ các F1, chặt đứt tất cả mối liên quan lây truyền bệnh”, bác sĩ Hùng nói trên VnExpress.

Cùng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, số ca nhiễm đang trên đà tăng nhanh và khả năng sẽ còn tăng cao trong những ngày tới, chưa thấy có xu hướng giảm. Cùng với đó, số lượng ổ dịch tiếp tục gia tăng. Nếu khả năng truy vết, cách ly, khoanh vùng dập dịch tốt, khoảng hai tuần nữa, COVID-19 sẽ được khống chế.

“Nếu trong vòng hai tuần tới, cơ quan chức năng can thiệp không tốt, hoặc do nhiều yếu tố khác tác động tiêu cực đến công tác khoanh vùng, dập dịch thì COVID-19 có thể còn bùng phát mạnh hơn”, bác sĩ Khanh nói.

Theo bác sĩ Khanh, với tình hình hiện nay, trong vòng hai tuần nữa mới có thể đánh giá số ca nhiễm có tăng hay không, và COVID-19 sẽ đạt đỉnh lúc nào.

“Biện pháp của nhà chức trách cùng ý thức của người dân trong hai tuần nữa sẽ quyết định lớn đến công tác chống dịch”, ông Khanh nói.

Hai giám đốc viện phát biểu trong cuộc làm việc trực tuyến với Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chiều 12/5. Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Phạm Ngọc Thạch thừa nhận Covid-19 bùng lên trong viện ở những nơi không ngờ, trong khi Giám đốc Bệnh viện K Lê Văn Quảng nói “rất bất ngờ”.

Việt Nam đang đối mặt đợt dịch nguy hiểm nhất từ trước tới nay

Trên báo Thanh Niên, các số liệu thống kê đều cho thấy đợt dịch thứ 4 này là nguy hiểm nhất từ trước tới nay, với tốc độ lây lan nhanh hơn, phạm vi lây lan rộng hơn, biến chủng vi rút nguy hiểm hơn như COVID-19 chủng Ấn Độ, nhiều bệnh viện tuyến cuối bị tấn công hơn.

Trong đợt dịch đầu tiên, đỉnh dịch là ngày 30/3/2020, tức là ngày thứ 69 của đợt dịch, ngày ghi nhận 14 ca mắc Covid-19 ngoài cộng đồng.

Đợt dịch thứ 2, đỉnh dịch là ngày 31/7/2020, tức là chỉ vào ngày thứ 6 sau khi dịch bùng phát, với 56 ca bệnh được phát hiện trong cộng đồng.

Đợt dịch thứ 3, đỉnh dịch là ngày 31/1/2021, ngày thứ 4 của đợt dịch, với 97 ca bệnh được ghi nhận trong ngày đó.

Đợt dịch thứ 4 chưa xác định được đỉnh, nhưng cho đến nay, ngày ghi nhận số ca bệnh cao nhất là hôm qua (17/5), trong 24 giờ tính đến 19 giờ ngày 17/5, cả nước đã ghi nhận 181 ca lây nhiễm cộng đồng – cao gấp nhiều lần đợt thứ 3. Tuy nhiên, đây có thể chưa phải là số ca bệnh cao nhất trong 1 ngày của đợt dịch này.

Đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ 27/4, cũng ghi nhận sự xuất hiện của vi rút COVID-19 chủng Ấn Độ tại Việt Nam với các ca bệnh lây từ các chuyên gia Ấn Độ. Chủng vi rút mới này được cho là có những biến thể làm lây lan nhanh hơn (đặc tính của chủng biến thể Anh) và có dấu hiệu làm giảm tác dụng của vắc xin (đặc tính của chủng biến thể Nam Phi), nên được gọi là chủng vi rút biến thể kép.

Liên quan đến diễn biến phức tạp của COVID-19, chiều 16/5, Sở Y tế Hà Nội cho biết, đã gửi công văn “khẩn” đến 4 bệnh viện (BV) trên địa bàn, yêu cầu sẵn sàng các điều kiện để tiếp nhận bệnh nhân (BN) Covid-19. Lý do là ổ dịch tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 vẫn đang diễn biến phức tạp với 89 ca F0 tại BV, tính đến đầu giờ sáng 16/5; trên địa bàn Hà Nội cũng đã ghi nhận 77 trường hợp mắc Covid-19 ngoài cộng đồng từ ngày 29/4 đến nay, hầu như đều được BV Bệnh nhiệt đới T.Ư điều trị.

Hiện dịch COVID-19 đã tấn công các Bệnh viện trên cả nước, trước sự việc này, chiều 12/5, Hai giám đốc viện đã phát biểu trong cuộc làm việc trực tuyến với Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. Trong đó, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Phạm Ngọc Thạch thừa nhận Covid-19 bùng lên trong viện ở những nơi không ngờ, trong khi Giám đốc Bệnh viện K Lê Văn Quảng nói “rất bất ngờ”.

Theo ĐKN

 
 
 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP