Động phòng là gì? Đa số mọi người đều hiểu sai từ này

Động phòng là gì? Đa số mọi người đều hiểu sai từ này

Động phòng là gì? Đa số mọi người đều hiểu sai từ này

Động phòng là gì? Đa số mọi người đều hiểu sai từ này

Động phòng là gì? Đa số mọi người đều hiểu sai từ này
Động phòng là gì? Đa số mọi người đều hiểu sai từ này
Thứ bảy, 28-12-2024 14:14, (GMT+07:00)
Động phòng là gì? Đa số mọi người đều hiểu sai từ này
13-11-2021 15:40

Động phòng là gì? Đa số mọi người đều hiểu sai từ này

Hễ nói đến từ “Động phòng”, mọi người đều nghĩ đến hoạt động phòng the đêm tân hôn; hay “Động phòng hoa chúc”. Tuy nhiên đều không phải. Vậy động phòng là gì?

1. Định nghĩa từ động phòng là gì?

Xét theo ý nghĩa, từ “động phòng” mà hiện nay đa số mọi người đang dùng là do hiểu nhầm nghĩa của từ. Mọi người cho rằng chữ “động” trong từ “động phòng” nghĩa là “hoạt động phòng the”. Thực ra, chữ “động” ở đây là danh từ trong từ “hang động”. Xét về mặt nghĩa đen, “động phòng” là phòng nơi thâm sâu như hang động.

Hầu hết người Việt chúng ta khi nói từ “Động phòng” nghĩa là đang nói chuyện vợ chồng của cặp đôi mới cưới trong đem tân hôn. Đây là một sai lầm nghiêm trọng; không nói tuyệt đối thì cũng chí ít khoảng trên 80% là dùng sai nghĩa gốc của nó.

Từ “Động phòng” là từ gốc Hán, chữ Hán viết là 洞房. Theo từ điển của cả Đài Loan và Trung Quốc đều định nghĩa là:
1. Buồng trong thâm sâu.
2. Phòng cưới của vợ chồng mới cưới.
Vậy tại sao từ “động phòng” – phòng hang động, lại có nghĩa là phòng cưới?

Định nghĩa từ động phòng là gì
Động phòng là phòng tân hôn của cặp đôi ngày cưới

2. Từ “động phòng” được sử dụng trong các thư tịch lịch sử xa xưa

Từ “Động phòng” này có nguồn gốc và quá trình diễn biến ngữ nghĩa phức tạp. Từ ngàn xưa, người ta đã gọi phòng tân hôn là “động phòng”. Các văn sĩ ngày xưa đã sáng tác rất nhiều tác phẩm xoay quanh từ “động phòng” này. Quả thật rất nhiều!

Từ “Động phòng” xuất hiện sớm nhất ở trong bài thơ Chiêu Hồn (Sở Từ) rằng:

Khoa dung tu thái, cắng động phòng ta”, có nghĩa là: “Dung mạo xinh đẹp, hình dáng thon thả, bước đi uyển chuyển trong động phòng”.

Câu thơ: “Động phòng hoa chúc minh, vũ dư song yến khinh”, nghĩa là “Động phòng hoa đuốc sáng, đôi én múa nhẹ nhàng”. Đây là câu thơ của văn nhân Dữu Tín thời Bắc Chu Trung Quốc.

Còn trong “Dung trai tùy bút” có câu: “Động phòng hoa chúc dạ, kim bảng đề danh thì”, nghĩa là: “Đêm động phòng hoa chúc, lúc bảng vàng ghi danh”. Tác giả Hồng Mại đời Tống đã viết. ..v..v..
Có thể minh chứng rằng danh từ “Động phòng” đã được sử dụng từ rất xa xưa; trong các thư tịch qua các thời kì lịch sử đều lưu lại.

3. Quá trình diễn nghĩa từ “động phòng” qua các thời đại lịch sử

“Động phòng” vốn dĩ ban đầu không phải là chỉ phòng tân hôn. Tương truyền rằng, đại tài tử đời Hán là Tư Mã Tương Như đã từng làm một bài phú có tên “Trường môn phú”. Miêu tả chuyện Trần Hoàng hậu bị thất sủng, khi được biết Vũ Đế hứa sáng đi chiều đến, bà đã nấp nỏm đợi chờ vua. Mãi đến khi trời sắp tối vẫn chưa thấy quân vương đâu, thế là bà một mình dạo bước loanh quanh.

Huyền minh nguyệt dĩ tự chiếu hĩ, tồ thanh dạ ư động phòng”, nghĩa là: “Treo vầng trăng sáng tự chiếu mình, đến lúc đêm thanh về động phòng”. Như vậy, động phòng ở đây không phải là chỉ phòng tân hôn. Mà là chỉ phòng ở hoa lệ nơi chốn thâm cung.

Đến thời Bắc Chu (557-581), câu thơ của Dữu Tín “Động phòng hoa chúc minh”. Đây là lần đầu tiên gắn từ “động phòng” với “hoa chúc” (đèn hoa, hoa đuốc).

Thời nhà Đường (618-907), từ “động phòng” dùng để chỉ nơi mà đôi nam nữ yêu đương. Ý chỉ miêu tả tình cảm chốn khuê phòng. Ví dụ:

Lạc diệp lưu phong hướng ngọc đài, dạ hàn thu tư động phòng khai”. (Cổ ca – của Thẩm Thuyên Kỳ)
Tạm dịch: “Lá rụng gió bay đến ngọc đài, đêm thu lạnh nhớ động phòng khai”.

Mạc xuy Khương địch kinh lân lý, bất dụng tỳ bà huyên động phòng”. (Xương nữ hành – của Kiều Tri Chi)
Tạm dịch: “Chớ thổi sáo Khương kinh hàng xóm, chẳng gảy tỳ bà nhiễu động phòng”.

Trong những câu thơ này, “động phòng” vẫn chưa phải là danh từ chỉ phòng tân hôn.

Tới thời nhà Đường, Phật giáo rất hưng thịnh, thì từ “động phòng” còn được dùng để chỉ sơn phòng của tăng nhân. Tức là phòng ở của hòa thượng tu hành trên núi cao.
Vương Duy có câu thơ: “Động phòng ẩn thâm trúc, thanh dạ văn dao tuyền”.
Tạm dịch: “Động phòng ẩn sâu sau khóm trúc, đêm thanh văng vẳng tiếng suối xa”.

4. Động phòng được gọi là phòng tân hôn

Từ thời Trung Đường về sau, từ “động phòng” mới dần mở rộng nghĩa là phòng tân hôn. Thi nhân Chu Khánh Dư có câu thơ: “Động phòng tác dạ đình hồng chúc, đãi hiểu đường tiền bái cữu cô”.
Tạm dịch: “Động phòng đêm xuống tắt đuốc hồng, đợi sáng lên bái bố mẹ chồng”.

Trong“Cổ kim tiểu thuyết” của tài tử đời Minh Phùng Mộng Long có viết: “Hai người bái thiên địa, rồi bái cha chồng, mẹ chồng, sau đó phu thê giao bái, lễ xong, trở về động phòng mở tiệc hoa chúc”.

Động phòng được gọi là phòng tân hôn
“Động phòng hoa chúc dạ, kim bảng đề danh thì”. (Ảnh: tourtrungquoc.net.vn)

 

Nổi tiếng nhất vẫn là câu thơ của Hồng Mại đời Tống:

Động phòng hoa chúc dạ, kim bảng đề danh thì
Tạm dịch: “Đêm động phòng hoa chúc, lúc bảng vàng ghi danh”.

Câu thơ bất hủ này nhanh chóng được mọi người yêu thích và lưu truyền rộng rãi. Từ đó đến nay, từ “động phòng” trở thành danh từ chuyên dùng chỉ phòng tân hôn.

Ban đầu, từ “Động phòng” được sử dụng rộng rãi ở Trung Nguyên. Sau đó lan dần sang các nước Á Đông. Ở Việt Nam chúng ta, nó cũng đã được lưu truyền trong dân gian, thi ca, được sử dụng đến ngày nay.

5. Từ “động phòng” theo truyền thuyết và chế độ “quần hôn” chuyển sang “một vợ một chồng”

Từ “Động phòng” theo truyền thuyết dân gian là do Hiên Viên Hoàng Đế quy định. Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu, dẹp yên chiến tranh. Đã xây dựng liên minh các bộ lạc, xóa bỏ tục quần hôn; kết thúc thời kỳ hoang dã, khởi đầu thời kỳ văn minh nhân loại.

Con người thời đó đã quá quen với cuộc sống quần hôn. Sau thời gian ngắn, thay đổi thành chế độ một vợ một chồng quả là rất khó khăn. Đã cách đây 5000 năm, đó là một cuộc cải cách lớn trong lịch sử nhân loại.

Tục “quần hôn” là mối nguy cơ gây chia sẽ giữa các bộ tộc. Quần hôn thường xảy ra chuyện cướp hôn, nam cướp nữ và có cả nữ cướp nam. Giữa các bộ lạc thường xảy ra mâu thuẫn đánh nhau do chuyện cướp hôn. Thời gian càng lâu thì mâu thuẫn giữa các bộ lạc càng gay gắt.

Hoàng Đế vì thế mà thường lo nghĩ sầu ưu. Ông triệu tập các đại thần là Thường Tiên, Đại Hồng, Lực Mục, Phong Hậu, Thương Hiệt đến. Nhằm trao đổi làm thế nào ngăn chặn tục quần hôn; và xây dựng chế độ một vợ một chồng. Mọi người đều không nghĩ ra biện pháp nào.

Một hôm, Hoàng Đế cùng các đại thần đi tuần tra các hang động người dân cư trú xem có an toàn không. Bỗng phát hiện ra một gia đình trú ở 3 hang động, phòng ngừa dã thú xâm hại. Xung quanh động, họ dùng đá xếp thành bức tường khá cao; chỉ để một cổng vừa một người đi. Phát hiện này khiến Hoàng Đế rất nảy ra ý tưởng. Tối hôm đó, Ngài triệu tập các Đại thần lại nói:

Hôm nay, ta đã thấy hang động cư trú của dân chúng. Ta nghĩ, biện pháp duy nhất để ngăn chặn quần hôn là thực hiện chế độ một vợ một chồng. Khi kết hôn thì trước tiên tập trung cư dân của cả bộ lạc đến để chúc mừng. Cử hành nghi lễ, trước tiên bái thiên địa, sau đó bái cha mẹ, rồi phu thê giao bái. Sau đó uống rượu chúc mừng, hát ca nhảy múa, tuyên bố 2 người đã chính thức kết hôn.

Sau đó, đưa hai vợ chồng tân hôn vào một phòng hang động đã chuẩn bị sẵn. Xung quanh xếp tường cao, chỉ để một cửa ra vào. Việc ăn uống đều do người thân hai bên nam nữ cung cấp. Lâu thì 3 tháng, ngắn thì 40 ngày; để họ ở trong hang động tạo dựng tình cảm vợ chồng. Tự học cách nổi lửa nấu ăn, học cách sống“.

Từ này về sau, hễ người trong bộ lạc kết hôn. Đôi nam nữ vào trong phòng ở hang động, gọi là động phòng. Thì xác nhận là hôn phối chính thức; không ai được phép cướp nam nữ của người khác.

Để phân biệt người đã kết hôn và chưa kết hôn; phụ nữ đã kết hôn không được thả tóc nữa mà phải vấn tóc lên. Mọi người nhìn là biết người nữ này đã kết hôn; người nam khác không được mưu tính gì nữa. Nếu không sẽ phạm vào quy định của bộ lạc.”

Hoàng Đế nói xong ý tưởng, lập tức các đại thần đều ủng hộ. Chúng thần đề nghị bảo Thương Hiệt viết quy định pháp luật, công bố cho dân chúng biết. Thế là quy định này đã rất nhanh chóng được các bộ lạc ủng hộ.

Họ đua nhau đào hang động, xây tường bao cho con cái của họ. Khi con cái họ kết hôn, sau khi cử hành nghi lễ xong thì đưa hai người mới kết hôn vào động phòng. Thế là hủ tục quần hôn dần dần biến mất, chế độ một vợ một chồng đã hình thành từ đó và truyền thừa tới nay.

Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ hiểu rõ hơn về danh từ “Động phòng là gì?”. Ngược dòng lịch sử có nhiều điều thú vị để ta khám phá và tìm tòi.

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP