Động đất lớn: điềm báo quốc gia vong

Động đất lớn: điềm báo quốc gia vong

Động đất lớn: điềm báo quốc gia vong

Động đất lớn: điềm báo quốc gia vong

Động đất lớn: điềm báo quốc gia vong
Động đất lớn: điềm báo quốc gia vong
Thứ năm, 02-01-2025 02:10, (GMT+07:00)
Động đất lớn: điềm báo quốc gia vong?
16-07-2020 14:05

Động đất là hiện tượng thường thấy từ xưa đến nay, nó có phải thực sự là điềm báo quốc gia diệt vong hay không? Gần đây ở Trung Quốc xảy ra nhiều trận động đất, chỉ trong ngày 12 tháng 7 năm 2020, huyện Vu Sơn ở Trùng Khánh, Đường Sơn ở Hà Bắc, châu Hồng Hà ở Vân Nam, châu A Bá ở Tứ Xuyên đều xảy ra động đất, trong đó ở Đường Sơn động đất trên 5 độ.

Vũ trụ quan, nhân sinh quan và học thuyết âm dương truyền thống Á Đông nhìn nhận hiện tượng động đất như thế nào? Sử sách đã ghi chép rất nhiều trận động đất lớn là điềm báo quốc gia diệt vong.

Chu Dịch có viết: "Trời đất biến hóa, Thánh nhân phỏng theo đặt ra quẻ hào. Trời hiển thị thiên tượng, thấy lành dữ, Thánh nhân phỏng theo đặt ra 64 quẻ xem lành dữ".

Việc này có hiệu quả và độ tin tưởng khoa học không? Người xưa dựa vào quan sát sự biến hóa của trời đất, nhất là những biến hóa lớn khác thường, đều cho rằng không phải việc ngẫu nhiên, mà là điềm báo, dấu hiệu của những sự việc lành dữ chốn nhân gian. Giữa Trời và sự việc con người có sự liên động mật thiết cảm ứng tương hỗ, Trời hiển thị hiện tượng tốt lành, ví dụ như cơn mưa ngọt ngào, phượng hoàng bay đến, là dấu hiệu tốt lành phản ánh thời thịnh thế, vua tôi đều dốc sức dùng đức giáo hoa. Trời hiển thị hiện tượng xấu, như nạn châu chấu, nhật thực, mưa sao băng, động đất... thì đó là điềm xấu mà trời cảnh cáo nhân gian bại đức bạo hành, sau đó có thể là tai họa càng lớn hơn. 

Quan niệm triết học và vũ trụ quan "Thiên - nhân cảm ứng" này thực sự có thể tìm được những sự thực được ghi chép trong lịch sử. Nói riêng về thiên tai là động đất, những trận động đất nặng có thể là dấu hiệu báo trước quốc gia diệt vong, cũng được ghi chép trong lịch sử.

những trận động đất nặng có thể là dấu hiệu báo trước quốc gia diệt vong
Những trận động đất nặng có thể là dấu hiệu báo trước quốc gia diệt vong. (Ảnh tổng hợp)

1. Trận động đất lớn báo hiệu nhà Hạ diệt vong

Đế Quý chính là Hạ Kiệt - quân vương cuối cùng của triều Hạ, tại vị 31 năm. Lịch sử ghi chép, cuối thời nhà Hạ có xảy ra 2 lần động đất lớn, một lần vào năm Đế Quý thứ 10, còn một lần vào năm Đế Quý thứ 30. 

Trúc thư kỷ niên có ghi chép: "Năm Đế Quý thứ 10, 5 hành tinh (tức sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) vận hành sai lệch, ban đêm thiên thạch rơi như mưa. Động đất. Sông Y, sông Lạc đều khô cạn"; "Năm Đế Quý thứ 30, núi Cù Sơn sạt lở". 

Động đất lớn năm Đế Quý thứ 10 khiến cho đầu nguồn 2 con sông Y và sông Lạc bị tắc nghẽn, khiến cả 2 con sông này bị khô cạn. Hai sông Y và Lạc chảy qua vùng bồn địa Lạc Dương là nơi đóng đô của kinh đô Châm Tuần nhà Hạ, sau khi hợp lưu thì được gọi là sông Y Lạc, là một nhánh của sông Hoàng Hà. Triều nhà Hạ từ đời Thái Khang đến Hạ Kiệt đều lấy thành Châm Tuần làm kinh đô. Trước khi có động đất lớn thì đã xảy ra dị tượng mưa thiên thạch. 

Trận động đất lớn năm Đế Quý thứ 30 chấn động khiến núi Cù Sơn sạt lở, nước tích thành đầm lớn, âm dương đảo lộn, núi sông thay đổi vị trí.

Đối ứng với hiện thực này chính là trời hiển thị thiên tượng, cảnh cáo kinh đô, là lời cảnh cáo lớn cho quốc quân Hạ Kiện hoang dâm vô độ, bạo ngược tàn hại dân chúng. Sử Ký có ghi chép: "Hạ Kiệt bạo chính hoang dâm, chư hầu Côn Ngô Thị làm loạn". 

Liệt Nữ Truyện có ghi chép chuyện Hạ Kiệt hoang dâm: "vứt bỏ lễ nghĩa, gian dâm với phụ nữ". Hậu cung ông ta đầy mỹ nữ, quanh ông ta là những bọn kỳ năng dị thuật, ca kỹ và bọn người lùn dị dạng, diễn trò cho ông ta vui chơi. Hạ Kiệt xây dựng hồ rượu lớn có thể đi thuyền được, ngày đêm cùng phi tử Muội Hỷ và các cung nữ uống rượu. Ngoài ra ông ta còn tụ tập 300 người 'ngưu ẩm' trên bờ hồ, để bọn họ vục đầu xuống uống rượu dưới hồ, say rượu ngã xuống chết đuối. Muội Hỷ thấy thế thì vui thích lắm. Hạ Kiện phóng túng dâm loạn, hôn quân vô đạo như thế này khiến các chư hầu phản loạn.

Hình ảnh vua Kiệt mang cây kích trên vai, đại diện cho sự tàn ác và ngồi trên hai người phụ nữ, tượng trưng cho sự lạm dụng quyền lực của Ông. Tranh in tường trên một đền thờ của gia đình họ Võ ở Sơn Đông, năm 150.

Hình ảnh vua Kiệt mang cây kích trên vai, đại diện cho sự tàn ác và ngồi trên hai người phụ nữ, tượng trưng cho sự lạm dụng quyền lực của Ông. Tranh in tường trên một đền thờ của gia đình họ Võ ở Sơn Đông, năm 150. (Ảnh: Wikipedia)

Hạ Kiệt còn tàn khốc vô đạo, nô dịch người dân, hoàn toàn chẳng để ý gì đến sự sống chết của người dân. Sử Ký có chép: "Hạ Kiệt không coi trọng đức mà dùng vũ lực làm hại bách tính, bách tính không chịu đựng nổi". 

Thông Chí cũng chép, tháng 10 mùa đông giá rét, Hạ Kiệt sai bách tính đục núi nối thông với sông. Các đại phu và các bậc bô lão can gián: "thoát thiên khí, mở địa tạng, thiên tử mất đạo, sau ắt suy bại". Những người can gián đều bị sát hại. Năm Đế Quý thứ 30, "núi Cừ Sơn sạt lở thành đầm nước lớn, nước sâu 9 thước, núi thành thung lũng, chỗ thấp lại biến thành cao"

Thượng Thiên hiển thị thiên tượng cách nhau 10 năm, Hạ Kiệt đều không để ý đến cảnh cáo của Thượng Thiên. Ngay năm thứ 2 sau khi "núi Cừ Sơn sạt lở thành đầm nước lớn", quân đội nhà Hạ đại bại, Hạ Kiệt bị bắt ở Tiêu Môn, bị đày đến Nam Sào, nhà Hạ diệt vong.

2. Trận động đất lớn báo hiệu nhà Thương diệt vong

Đế Tân - quân vương cuối cùng của triều Thương, mà mọi người thường gọi là Trụ Vương, bởi vì "tàn hại nghĩ, tổn hại thiện thì gọi là 'trụ' ", tại vị 52 năm. 

Trúc Thư Kỷ Niên có ghi chép: "Mùa xuân năm Đế Tân thứ 43, núi Nghiêu Sơn sạt lở". Nghiêu Sơn nằm ở phía nam, cách huyện Lam Điền, Thiểm Tây 20 dặm. Vào mùa xuân năm Đế Tân thứ 43 đã xảy ra đất sạt núi lở, khiến 3 con sông vùng kinh đô là sông Vị, sông Kinh và sông Lạc bị đứt dòng. 

Hoài Nam Tử có viết, khi nhà Thương sắp bị diệt vong, "3 con sông bị đứt dòng chảy, di dương (một loại quái thú) xuất hiện trên đồng cỏ, châu chấu đầy cánh đồng". Ngoài ra, trên trời còn xuất hiện hiện tượng 2 mặt trời cùng mọc.

Đối ứng với hiện thực trên, tức là trời hiển thị thiên tượng, là lời cảnh cáo Trụ Vương hoang dâm vô độ, bạo ngược vô đạo. Sử Ký có chép Trụ Vương "thích rượu, dâm lạc, sủng ái nữ nhân, yêu thích Đát Kỷ, Đát Kỷ nói gì cũng nghe theo". Trụ Vương thi hành thuế khóa nặng nề, vơ vét bòn rút của cải của dân, dùng để xây dựng Lộc Đài cho ông ta hưởng lạc. Trụ Vương thu thập rất nhiều có ngựa và các vật lạ khác, chất đầy cung thất, lại xây dựng mở rộng Ly Cung, Biệt Quán, tìm kiếm rất nhiều chim thú lạ. Ông ta làm hồ rượu, rừng thịt, để nam nữ lõa thể đuổi nhau trong đó, phóng túng ăn uống hưởng lạc thâu đêm.

Trụ Vương thi hành thuế khóa nặng nề, vơ vét bòn rút của cải của dân, dùng để xây dựng Lộc Đài cho ông ta hưởng lạ

Trụ Vương thi hành thuế khóa nặng nề, vơ vét bòn rút của cải của dân, dùng để xây dựng Lộc Đài cho ông ta hưởng lạ. (Ảnh: Wikipedia)

Mùa đông năm Đế Tân thứ 51, Trụ Vương dâm loạn càng nghiêm trọng, trung thần Tỷ Can dùng cái chết cố can gián Trụ Vương. Trụ Vương nổi giận mổ bụng moi tim Tỷ Can. Hành vi như ma quỷ của Trụ Vương khiến những người thân cận rời bỏ, người dân nổi loạn. Năm Đế Tân thứ 52, Chu Vũ Vương dẫn chư hầu phạt Trụ. Trụ Vương "mặc y phục châu ngọc rồi nhảy vào lửa tự tử". 

Trận động đất lớn làm sạt lở núi Nghiêu vào mùa xuân năm Đế Tân thứ 43 là cảnh cáo của Thượng Thiên đối với Trụ Vương, dành cho ông ta 10 năm để sửa chữa sai lầm, hướng thiện, nhưng Trụ Vương càng ngày càng dâm loạn, cuối cùng tự thiêu mà chết, đã kết thúc thiên mệnh của triều Ân Thương.

Minh họa Phong thần diễn nghĩa. Trái:Tỉ Can và Văn Trọng; Phải: Trụ Vương và Đát Kỷ
Minh họa Phong thần diễn nghĩa. Trái:Tỉ Can và Văn Trọng; Phải: Trụ Vương và Đát Kỷ. (Ảnh: Wikipedia)

3. Trận động đất lớn báo hiệu nhà Chu diệt vong

Chu U Vương Cung Sinh là quân vương cuối cùng của nhà Chu. Năm U Vương thứ 2 (tức năm 780 TCN), Cảo Kinh xảy ra trận động đất cực lớn. Sử Ký ghi chép trận động đất này đã chấn động 3 con sống lớn ở khu vực xung quanh kinh đô là sông Kinh, sông Vị và sông Lạc. Không chỉ có vậy, núi Kỳ Sơn - nơi phát tích của triều nhà Chu cũng bị sạt lở, đầu nguồn 3 con sông bị bế tắc, nước sông bị đứt dòng. (Trúc Thư Kỷ Niên)

Quan Thái sử Bá Dương Phủ cai quản việc quan sát thiên tượng của triều nhà Chu thấy động đất núi lở chặn đứt nguồn nước sống - mạch sống của quốc gia, đối chiếu với hiện tượng của hai triều Hạ và Thương, đã thể ngộ được động đất lớn là điềm báo quốc gia diệt vong, ông đã đưa ra dự đoán rằng, không quá 10 năm, triều Chu sẽ diệt vong. Bá Dương Phủ nói: "Nhà Chu sắp diệt vong rồi. Khí của trời đất không mất trật tự. Nếu vượt quá trật tự thì dân sẽ loạn. Khí dương ẩn phục mà không thể xuất ra được, khí âm bức bách mà không thể bốc hơi lên được, thế nên có động đất".

Bá Dương Phủ nói, động đất xảy ra là âm dương của trời đất mất trật tự, khí âm tiềm phục ở dưới đất, khi âm ép khiến nó không thăng lên trên được, thế là sẽ xảy ra động đất. Thiên tượng đối ứng với sự việc ở nhân gian, ở nhân gian âm dương mất trật tự, khí âm áp chế khí dương, đầu tiên đối ứng với sự việc con người là thiên tử bất chính. Đối với chỉnh thể xã hội quốc gia mà nói, cũng chính là khí dương bị áp chế, phản ánh là cái bất chính, cái tà ức hiếp cái chính, thế lực tà ngạo mạn làm xằng làm bậy. 

Sử Ký có chép rằng, U Vương sủng ái Bao Tự. Năm U Vương thứ 3, Bao Tự sinh Bá Phục, U Vương liền muốn phế bỏ thái tử (mẫu hậu là con gái Thân Hầu nước Triệu), muốn lập Bao Tự làm hoàng hậu, lập Bá Phục làm thái tử.

Cuối thời Tây Chu, thiên tượng cảnh báo không chỉ là động đất lớn, sau đó còn xảy ra các hiện tượng khí hậu cực đoan, dị thường. Trúc Thư Kỷ Niên có ghi chép rằng: "Năm U Vương thứ 3, vua sủng ái Bao Tự. Mùa đông, sấm sét lớn"; "Năm thứ 4... tháng 6 mùa hạ, thiên thạch rơi như mưa". Chu U Vương vẫn đắm chìm trong tửu sắc, không hỏi đến quốc sự, không hề tỉnh ngộ. Mùa xuân năm thứ 7, U Vương phế thái tử, mấy lần lừa dối chư hầu, khiến chư hầu phản lại. 

Thái sử Bá Dương Phủ nói: "Quốc gia diệt vong sẽ không quá 10 năm nữa". Quả nhiên vào năm U Vương thứ 11, Tây Nhung, Khuyển Nhung và Thân Hầu phạt Chu, giết chết U Vương ở chân núi Lệ Sơn, nhà Tây Chu diệt vong. Từ năm U Vương thứ 2 xảy ra động đất lớn đến khi diệt vong, quả nhiên chưa quá 10 năm.

Quả nhiên vào năm U Vương thứ 11, Tây Nhung, Khuyển Nhung và Thân Hầu phạt Chu, giết chết U Vương ở chân núi Lệ Sơn, nhà Tây Chu diệt vong.
Quả nhiên vào năm U Vương thứ 11, Tây Nhung, Khuyển Nhung và Thân Hầu phạt Chu, giết chết U Vương ở chân núi Lệ Sơn, nhà Tây Chu diệt vong. (Ảnh: Wikipedia)

Lời kết

Trời hiển thị thiên tượng, thiên tai, dị tượng xuất hiện chính là cảm ứng và cảnh cáo của Thượng Thiên đối với nhân gian vì đã trái ngược với lẽ Trời. Thiên tai liên tiếp xuất hiện cũng là điềm báo và cảnh báo đối với sự hưng vong, khí số của quốc gia. Đối với động đất lớn mà nói, đối ứng với lịch sử nhà Hạ, Thương, Chu thời thượng cổ mà nói, điềm báo động đất lớn luôn lặp lại với lịch sử quốc gia diệt vong:

- Động đất lớn, sông Y, Lạc khô cạn, núi Cù Sơn sạt lở, triều nhà Hạ diệt vong.

- Động đất lớn, núi Nghiêu Sơn sạt lở, sông Kinh, Vị, Lạc đứt dòng, triều nhà Thương diệt vong.

- Động đất lớn, núi Kỳ Sơn sạt lở, sông Kinh, Vị, Lạc đứt dòng, triều nhà Tây Chu diệt vong.

Cả 3 vị quân vương cuối cùng của nhà Hạ, Thương, Chu đều không chú ý đến những điềm báo mà sửa chữa lỗi lầm, hướng thiện, nên vận mệnh diệt vong đều không vượt ra ngoài điềm báo.

Hán Thư có viết: "Quân vương nếu có thể sửa chữa chính sách sai lầm, cung kính bãi bỏ những hình phạt hà khắc, thì tai họa sẽ bị tiêu trừ và phúc lành sẽ đến. Nếu không thì thiên tai sẽ liên tiếp xảy ra và tai họa sẽ giáng xuống".

Đối với cá nhân mà nói thì làm thế nào để thuận ứng theo Thiên Đạo? Thấy thiên tượng và những dấu hiệu báo trước, trong tâm cần cảnh tỉnh, thành tâm tu đức, sửa chữa lỗi lầm, hướng thiện, thì mới có thể bước đến con đường chân chính, tránh hung đón lành, giảm thiểu tai họa.

Tháng 7 năm 1976 động đất lớn 7.8 độ ở Đường Sơn Trung Quốc khiến khoảng 250.000 đến 800.000 người thương vong (người ta cho rằng con số thực tế còn lớn hơn, do ĐCSTQ cố tình che dấu sự thực). Tháng 9 năm 1976 Mao Trạch Đông chết, Đại cách mạng Văn hóa kéo dài 10 năm khiến trên 7 triệu người bị sát hai, cuối cùng cũng kết thúc.

Ngày 12 tháng 7 năm 2020 Đường Sơn xảy ra động đất 5.1 độ. Cùng với những dị tượng như cá nhảy ở nhiều nơi, tiếng kêu lạ ở Quý Châu, và liên tiếp hàng loạt các trận động đất nhỏ, đặc biệt từ ngày 2 tháng 7 đến ngày 8 tháng 7 đã có 14 trận động đất ở Trung Quốc, nhiều người tin rằng sẽ có trận động đất rất lớn có thể xảy ra. Số mệnh ĐCSTQ sẽ kết thúc, giống như điềm báo của 3 triều Hạ, Thương, Chu trong lịch sử, vì thời gian mà Thượng Thiên trao cho họ để sửa sai, từ cảnh báo bởi động đất Đường Sơn năm 1976 là quá nhiều rồi, không thể kéo dài thêm được nữa.

Trung Dung - Theo NTDVN

Tham khảo:
- Sử Ký
- Chu Dịch
- Trúc Thư Kỷ Niên
- Thông Chí
- Hán Thư
- Hoài Nam Tử

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP