Đòi giá xác chết - một bức ảnh cho thấy người dân Trung Quốc đã mất đi sự tôn nghiêm cuối cùng

Đòi giá xác chết - một bức ảnh cho thấy người dân Trung Quốc đã mất đi sự tôn nghiêm cuối cùng

Đòi giá xác chết - một bức ảnh cho thấy người dân Trung Quốc đã mất đi sự tôn nghiêm cuối cùng

Đòi giá xác chết - một bức ảnh cho thấy người dân Trung Quốc đã mất đi sự tôn nghiêm cuối cùng

Đòi giá xác chết - một bức ảnh cho thấy người dân Trung Quốc đã mất đi sự tôn nghiêm cuối cùng
Đòi giá xác chết - một bức ảnh cho thấy người dân Trung Quốc đã mất đi sự tôn nghiêm cuối cùng
Thứ bảy, 28-12-2024 14:34, (GMT+07:00)
Đòi giá xác chết - một bức ảnh cho thấy người dân Trung Quốc đã mất đi sự tôn nghiêm cuối cùng
07-08-2021 15:58

Vào ngày 24 tháng 10 năm 2009, phóng viên ảnh Trương Dật (Zhang Yi) của tờ “Giang Hán thương báo” đã chụp một bức ảnh có tên “Đem xác chết chào giá” gây chấn động trong và ngoài nước. 

Để giải cứu ba sinh viên bị đuối nước, đội trục vớt đã đến hỗ trợ tìm kiếm thi thể nhưng yêu cầu thanh toán thù lao cao. Trong bức ảnh, ông lão một tay cầm sợi dây thừng trói xác chết, tay kia làm động tác yêu cầu thanh toán thêm tiền. Bức ảnh cùng với lời chú thích trực tiếp đã khiến người xem cảm thấy rất đau lòng.

Là một ký giả truyền thông tại nơi xảy ra vụ việc, Trương Dật bị dư luận viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát nên không cách nào công bố được bức ảnh chụp. Sau đó, bức ảnh được đăng trên tờ “Hoa thương báo” ở Thiểm Tây dưới một bút danh. Bức ảnh đã được lan truyền mạnh mẽ, nhưng Trương Dật - tác giả của bức ảnh thì bị rơi vào cảnh khốn khổ. Tờ “Giang Hán thương báo” gây khó dễ đủ đường cho anh, tòa báo cắt tiền lương của anh. Vì bức ảnh của Trương Dật, tin tức tiêu cực ở Kinh Châu đã trở thành một “vụ bê bối quốc tế”. Lý Ngọc Tuyền (Li Yuquan), người đứng đầu bộ phận tuyên truyền của tờ “Trường Giang nhật báo”, một tờ báo lớn ở Hồ Bắc, đã nhảy ra cáo buộc bức ảnh là làm giả. 

Tờ “Giang Hán thương báo” không thể đợi thêm được nữa, Trương Dật đành phải thu dọn hành lý và đi đến “Tiêu Tương thần báo” ở Hồ Nam. Vào ngày 22 tháng 5 năm 2013, Trương Dật qua đời vì căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối tại quê nhà ở Vị Nam, Thiểm Tây. Năm 2010, bức ảnh “Đem xác chết đòi giá” đã giành được giải “Ống kính vàng” - giải thưởng cao quý nhất của báo ảnh Trung Quốc. Giải thưởng này từng được sánh ngang với “Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới”, là đích đến mà mỗi phóng viên ảnh phải nỗ lực suốt đời. Trương Dật còn trẻ đã đoạt giải thưởng và trở nên nổi tiếng nhưng lại không may qua đời sớm. Tuy vậy, bức ảnh của anh đã vạch trần tình trạng đạo đức đang xuống dốc ở Trung Quốc Đại Lục, và chúng vẫn chưa dừng lại.

Ba sinh viên thiệt mạng là Trần Cập Thì (Chen Shishi), Hà Đông Húc (He Dongxu) và Phương Chiêu (Fang Zhao), họ là sinh viên Học viện văn Lý thuộc Đại học Trường Giang ở Kinh Châu, Hồ Bắc. Sau khi nhóm người vớt xác là Trần Ba (Chen Bo), Vương Thủ Hải (Wang Shouhai)... chạy đến hiện trường, mở miệng liền yêu cầu tiền, nói rằng họ sẽ thu 12.000 nhân dân tệ (khoảng 40 triệu đồng) cho một xác chết, tiền không đủ thì không vớt. Giáo viên và học sinh góp được 4.000 nhân dân tệ giao cho nhóm người vớt xác, sau khi một nữ sinh quỳ xuống khóc lóc cầu xin, chiếc thuyền vớt xác mới miễn cưỡng xuất phát đi tìm người, nhóm người vớt xác tuyên bố tiền không đủ thì chỉ vớt một cái.

Sau đó, người vớt xác tên là Vương Thủ Hải móc xác sinh viên vớt được bằng một sợi dây thừng có móc sắt, người bên cạnh lo lắng xác chết sẽ trôi đi nên buộc một sợi dây khác vào cổ tay của thi thể. Những người vớt xác đòi trả tiền, những người trên bờ khóc lóc, cuối cùng người vớt xác đã nhận được khoản phí 36.000 tệ để vớt ba cái xác như ý muốn. Bức ảnh “Đem xác chết chào giá” đã ghi lại khoảnh khắc này mãi mãi.

Khi đó, có rất nhiều người ngờ vực, cho rằng lòng người lẽ nào có thể lạnh lùng như vậy, bởi vậy họ không muốn tin đây là sự thật. Sự thật là người vớt xác nhận tiền đặt cọc 4.000 nhân dân tệ để tìm xác, và sau khi tìm được một thi thể thì đã cùng giáo viên và các học sinh giằng co gần một tiếng đồng hồ, mãi đến khi thanh toán xong số tiền thiếu nợ này mới lần lượt hoàn thành việc trục vớt. Và thi thể được tìm thấy đầu tiên đã trở thành con bài mặc cả được treo trên mạn thuyền và ngâm mình trong nước sông.

Thảm kịch nhân gian “đem xác chết đòi giá” đã xảy ra ở lưu vực sông Trường Giang, và những tình huống tương tự cũng xảy ra trên các bãi sông của lưu vực sông Hoàng Hà. Cùng thời điểm đó, các phương tiện truyền thông địa phương ở Lan Châu đã từng đăng một loạt phóng sự về những kẻ săn xác ở bờ sông Hoàng Hà, họ có một cái tên gọi chung là “Quỷ nước Hoàng Hà”.

Truyền thuyết về hai con rồng bảo vệ muôn dân

Sông Hoàng Hà cuộn sóng. (Ảnh: Wikipedia-CC BY 2.5)

Thôn Hạ Hà Bình, thị trấn Thập Xuyên, huyện Cao Lan, thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc, nằm ở phía Đông của Lan Châu, gần sát sông Hoàng Hà. Do địa hình, rác thải từ thành phố Lan Châu sẽ xuôi dòng sông rồi tụ tập ở đây, và trong đống rác trôi nổi thỉnh thoảng sẽ có xác chết từ thượng nguồn trôi xuống. Những thi thể này có người là nhảy xuống sông tự vẫn, có người là không may đuối nước, hoặc bị sát hại. Thi thể của họ sẽ trôi về nơi đây, bởi vậy thuận theo thời thế mà có rất nhiều người lấy nghề “quỷ nước” vớt xác chết làm kế sinh nhai.

Thống kê từ Sở cảnh sát Lan Châu năm 2010 cho thấy, hàng năm có gần 300 người kết thúc sinh mệnh ở sông Hoàng Hà. Vào mùa cao điểm, “nhóm quỷ nước” sông Hoàng Hà có thể vớt 20 xác chết mỗi ngày. Trình tự vớt xác thì đơn giản, nhưng quá trình lại phức tạp và đòi hỏi phải có tâm lý cùng sức chịu đựng tốt. “Quỷ nước sông Hoàng Hà” sáng nào cũng chèo thuyền tiến vào bãi rác, ngoài việc nhặt rác có thể tái chế, họ còn tìm kiếm xem có người chết đuối hay không.

Nếu như phát hiện có người chết đuối, trước tiên phải tìm vớt những vật dụng có thể xác nhận danh tính của nạn nhân, chẳng hạn như chứng minh nhân dân, điện thoại di động. Cho dù có xác nhận được danh tính hay không, hầu hết các thi thể được tìm thấy đều sẽ được kéo đến một nơi nơi có dòng nước ổn định rồi dùng dây thừng buộc cố định vào gốc cây hoặc tảng đá để không bị nước cuốn trôi. Một thi thể chỉ có thể giữ lại tối đa 3 tuần, nếu quá thời hạn không có người nhận thì sẽ mở dây thừng, mặc kệ cho trôi đi.

Đối mặt với những xác chết bị phân hủy nghiêm trọng, nhóm quỷ nước sẽ chọn cách từ bỏ. Những xác chết bị phân hủy nặng được coi là “vô giá trị”. Hơn nữa, những xác chết không trôi nổi mà nằm yên dưới nước sẽ bị coi là điềm xấu, những xác chết như vậy có nghĩa là sẽ không bao giờ được trục vớt lên bờ .

Cho dù là đem xác chết chào giá ở bờ sông, hay là quỷ nước Hoàng Hà thống trị bờ sông, các cơ quan chính phủ chắc chắn là trường kỳ vắng mặt, nhân lực và trang thiết bị luôn luôn thiếu, địa phương càng không có dự định hợp nhất nghề vớt xác chuyên nghiệp. Bởi vậy, sự tùy ý khiến từng thi thể người thối rữa trong nước không còn chút tôn nghiêm nào. Người xưa có câu rằng “Tử giả vi đại, nhập thổ vi an”, nghĩa là người chết được coi trọng hơn mọi thứ, an nghỉ dưới lòng đất mới là an toàn. Tuy nhiên, hiện tại truyền thống và phong tục cũng không còn quan trọng bằng tiền ở trước mặt.

Rất nhiều người Trung Quốc không thể sống tử tế trên cõi đời này, càng bi thảm hơn nữa là thi thể của họ không được chăm sóc chu đáo sau khi chết. Bộ phim chính kịch Nhật Bản “Người nhập liệm” chủ trương rằng cho dù như thế nào, người đã khuất nên có được sự tôn nghiêm cuối cùng, cần phải trợ giúp họ thực sự đi hết con đường nhân sinh.  

Tại Trung Quốc, cho dù dùng tiền mò vớt được thi thể người nhà nhưng thật ra là số ít, hầu hết họ đều bị rác rưởi vây quanh và trôi tự do theo dòng nước, cho đến khi áo tan thịt nát và hài cốt chìm xuống đáy. Đối mặt với tình cảnh này, cho dù dùng ngôn ngữ nào để nói thì cũng đều bất lực. 

Trung Nguyên
Theo Tử Long - Vision Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP