Đỉnh lũ số 3 qua Tam Hiệp khiến hàng trăm ngàn dân ở hạ lưu phải rời nhà sơ tán

Đỉnh lũ số 3 qua Tam Hiệp khiến hàng trăm ngàn dân ở hạ lưu phải rời nhà sơ tán

Đỉnh lũ số 3 qua Tam Hiệp khiến hàng trăm ngàn dân ở hạ lưu phải rời nhà sơ tán

Đỉnh lũ số 3 qua Tam Hiệp khiến hàng trăm ngàn dân ở hạ lưu phải rời nhà sơ tán

Đỉnh lũ số 3 qua Tam Hiệp khiến hàng trăm ngàn dân ở hạ lưu phải rời nhà sơ tán
Đỉnh lũ số 3 qua Tam Hiệp khiến hàng trăm ngàn dân ở hạ lưu phải rời nhà sơ tán
Thứ sáu, 10-01-2025 23:54, (GMT+07:00)
Đỉnh lũ số 3 qua Tam Hiệp khiến hàng trăm ngàn dân ở hạ lưu phải rời nhà sơ tán
29-07-2020 15:34

Mưa lớn vẫn tiếp tục kéo dài ở miền Nam Trung Quốc, gây ra lũ lụt tại lưu vực sông Hoài Hà, Trường Giang. Vào ngày 27/7, đỉnh lũ số 3 của sông Trường Giang đã đi qua Trùng Khánh và tiến vào khu vực hồ chứa Tam Hiệp với lưu lượng 60.000 m3/s. Ngày 26/7, chính quyền đã ra lệnh cho hồ chứa Tam Hiệp xả lũ bảo vệ đập. Việc mở cửa xả lũ ở đập Vương Gia Bá, An Huy trước đó đã khiến người dân mất hết của cải, và hơn 300.000 người phải rời bỏ quê nhà. Có quan điểm cho rằng, để giải quyết hiệu quả lũ sông Trường Giang chính là phá bỏ đập Tam Hiệp.

Đập Tam Hiệp xả lũ

Đỉnh lũ số 3 sông Trường Giang tới Tam Hiệp, hàng trăm ngàn người dân bỏ nhà

Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng đỉnh lũ số 3 của sông Trường Giang đã đi qua khu vực hồ chứa Tam Hiệp vào thứ Ba (28/7).

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết do ảnh hưởng của mưa lớn, sông Mân Giang, sông Gia Lăng và đoạn đập Hướng Gia Bá đến Thốn Than và đoạn Tam Hiệp ở thượng nguồn sông Trường Giang tăng đáng kể. Lưu lượng chảy của hồ chứa Tam Hiệp tăng nhanh từ 36.000 m3/s lên 60.000 m3/s. Công trình Tam Hiệp trọng điểm kiểm soát xả lũ ở mức 38.000 m3/s.

Theo mạng thủy văn sông Trường Giang cho thấy vào lúc 8h ngày 28/7, mực nước của hồ chứa Tam Hiệp tăng lên 162,45 m, với lưu lượng chảy  vào là 55.000 m3/s và lưu lượng chảy ra là 38.400 m3/s.

Tổng cục Quốc phòng nhấn mạnh rằng đỉnh lũ số 3 của sông Trường Giang đang tiến đến vùng trung và hạ lưu. Các vùng ven sông và hồ ở Hồ Nam, Hồ Bắc, An Huy và Giang Tô sẽ duy trì mực nước cao, một số đoạn sông sẽ vượt mực nước bảo đảm. Trong số đó, mực nước ở trung và hạ lưu hồ Động Đình và hồ Bà Dương đã bị báo động quá mức trong hơn 20 ngày. Sông Hoài và hồ Thái Hồ vẫn duy trì quá mức cảnh báo, đê và cống tăng mức nguy hiểm.

Trước tình cảnh lũ lụt, người dân ở An Huy, Giang Tô và những nơi khác ở hạ lưu sông Trường Giang không thể làm gì được đành phải rời bỏ nhà cửa.

Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin, nhiều dân làng ở Phụ Nam, Phụ Dương và những nơi khác tại tỉnh An Huy nói rằng đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang vẫn tiếp tục xả lũ, và đập Vương Gia Bá trong lưu vực sông Hoài cũng đang xả lũ, gần 200.000 dân trong tỉnh An Huy bị thiệt hại tài sản. Dân làng phàn nàn rằng, chính phủ thông qua các phương tiện truyền thông và loa báo trong làng, yêu cầu người dân An Huy "hy sinh cá nhân nhỏ bé và suy xét cho đại cục". Vì lý do này, khoảng 300.000 người đã rời quê hương để tìm lối thoát khác.

Chính quyền ra lệnh xả lũ mạnh, ngập lụt do con người gây ra

Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ 28/7, ông Chung, một người dân ở huyện Phụ Nam, tỉnh An Huy, cho biết rằng đập Vương Gia Bá, sông Hoài Hà đã mở cửa xả lũ, gây thiệt hại nặng nề cho đất canh tác của người dân, ao hồ và nhà đều bị ngập lụt: “Cái gì cũng bị ngập hết”.

Nhiều cư dân mạng đặt câu hỏi tại sao chính quyền không sắp xếp di chuyển người dân ở hạ lưu Tam Hiệp và đập Vương Gia Bá trước, thay vì thực hiện cái gọi là cứu trợ khẩn cấp sau khi xảy ra lũ lụt.

Ông Tống Bằng Xuân (Song Pengchun), một học giả của Đại học Sơn Tây, nói rằng những người dân thường không có tiếng nói trong các vấn đề ngăn ngừa thảm họa thiên nhiên:

Ông nói: "Vì vậy, hệ thống chính trị này sử dụng cái gọi là hy sinh lợi ích cục bộ để bảo toàn lợi ích tập thể. Điều này giống với nạn đói lớn năm đó. Chu Ân Lai đã ra tử lệnh cho Lý Tỉnh Tuyền (Li Jingquan) (bí thư đầu tiên của Đảng ủy tỉnh Tứ Xuyên), hỏi người chết ở Tứ Xuyên, Sơn Câu và Vương Phủ Tỉnh, nơi nào chịu ảnh hưởng lớn hơn. Một khi họ nêu vấn đề lên tới mức đảng tính và chính trị cao độ, thì sự an toàn và lợi ích của người dân thường có thể bị bỏ qua".

Ông Chung, người dân địa phương, nói rằng chính quyền đã huy động hàng chục ngàn binh sĩ tham gia cứu trợ thiên tai, nhưng nó không hiệu quả lắm vì lũ lụt trải dài trên diện rộng: "Tại một nơi mà đã có hàng ngàn binh sĩ chống chọi với lũ lụt. Bây giờ tôi đang ở làng và được thuê để cứu trợ ở trong làng”.

Được biết, kể từ ngày 18/7, để bảo vệ an toàn lũ lụt ở trung hạ lưu sông Trường Giang, theo yêu cầu của Ủy ban sông Trường Giang, Tam Hiệp đã điều chỉnh lượng nước xả liên tục 9 lần. Vào lúc 12h ngày 25/7, mực nước của hồ chứa Tam Hiệp đã giảm xuống 158,56 m, và khả năng lưu trữ kiểm soát lũ dự trữ là 14,10 tỷ m3.

Vào tối ngày 26/7, chính quyền lần đầu tiên đã ban hành một chỉ thị hồ chứa Tam Hiệp nên "tiết kiệm đủ sức chứa để chuẩn bị cho trận lụt lớn có thể xảy ra". Nó tương đương với việc ra lệnh cho hồ chứa Tam Hiệp dồn lực xả lũ và bảo vệ đập.

 

Chính quyền cũng chỉ ra rằng, tiếp theo là lưu vực sông Hoài Hà sẽ tăng thêm lượng xả lũ; trong lưu vực hồ Thái Hồ, cần tiếp tục tăng cường xả lũ.

Một cách để giải quyết lũ sông Trường Giang là phá hủy đập Tam Hiệp

Việc chính quyền đẩy mạnh xả lũ làm gia tăng tình trạng lụt ở hạ lưu. Ông Trương Kiến Bình (Zhang Jianping), một nhà hoạt động nhân quyền tại Thường Châu, Giang Tô, nói với RFA rằng lượng nước chảy vào Tam Hiệp nhiều tới mức cần phải xả lũ: "Do mưa ở thượng lưu, nên phải xả lũ, đó là một lớp, đô thị hóa nông thôn tạo thêm một lớp nữa. Sông nhỏ đều bị thay đổi, cống thoát nước không lưu thông, khi mưa to tới sẽ khiến ngập lụt. Lũ lụt thế này thường xảy ra ở trung và hạ lưu Trường Giang, đặc biệt ở trung lưu. Chỉ có 2 cách giải quyết vấn đề này: phá hủy đập Tam Hiệp bằng kỹ thuật, và một cách khác là đào tất cả các con sông trong lưu vực sông Hoài".

Trong một cuộc phỏng vấn, chuyên gia về đập Tam Hiệp, Tiến sĩ Vương Duy Lạc (Wang Weiluo) nói rằng đập Tam Hiệp không có tác dụng kiểm soát lũ. Các quan sát và nghiên cứu mới nhất đã phát hiện ra rằng việc xả lũ của đập Tam Hiệp có sức tàn phá gấp 25 lần so với lũ tự nhiên.

Ông Vương cũng chỉ ra rằng thảm họa lũ lụt năm nay là do con người tạo ra, không hoàn toàn chỉ là thảm họa tự nhiên.

Trong giai đoạn đầu phác thảo thi công đập Tam Hiệp, Giáo sư Hoàng Vạn Lý, chuyên gia về thủy điện nổi tiếng của Đại học Thanh Hoa, đã phản đối mạnh mẽ việc xây dựng đập Tam Hiệp. Ông dự báo nếu xây dựng đập Tam Hiệp, cuối cùng nó sẽ bị buộc phải nổ tung.

Nhưng ông Vương cho rằng đập Tam Hiệp là một công trình mang tính bộ mặt rất quan trọng đối với sự tồn vong của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chừng nào ĐCSTQ còn, họ sẽ không chủ động thực hiện việc phá đập. Trừ khi xảy ra  thảm họa tự nhiên hoặc chiến tranh, con đập mới có thể bị phá hủy.

Minh Thanh
Theo SOH

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP