Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời Đất

Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời Đất

Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời Đất

Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời Đất

Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời Đất
Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời Đất
Chủ nhật, 29-12-2024 22:41, (GMT+07:00)
Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời Đất
11-02-2020 22:00

Đế quốc La Mã vì bức hại tín ngưỡng Cơ Đốc giáo, phát động một đợt bức hại lớn thì dẫn đến một đợt dịch bệnh lớn. Sự thật lịch sử này đã chứng thực câu nói của Trần Đoàn: “Bệnh dịch tử vong không phải do vận số mà là do nhục mạ Trời nhục mạ Đất”.

Trần Đoàn (871 – 989), tên tự là Đồ Nam, hiệu là Phù Dao Tử là nhân vật nổi tiếng tu luyện Đạo gia vào những năm cuối thời Đường cho đến những năm đầu thời Tống. Tương truyền ông “ngủ một giấc 3 năm”, người đời sau tôn ông là “Trần Đoàn lão tổ”, “Thụy Tiên” (Ông Tiên ngủ), là tông sư của Đạo gia một đời. Trần Đoàn cả đời đã trước tác rất nhiều, trong các tác phẩm của ông có một tác phẩm truyền thế có tên là “Tâm tướng thiên”, lấy ý từ câu “tướng do tâm sinh”.

Tại sao mắc bạo bệnh tử vong và nguyên nhân sinh ra dịch bệnh

“Tâm tướng thiên” đã thoát khỏi bộ phương pháp xem tướng toán mệnh thông thường, đã nói cho thế nhân biết rằng: “Tướng mặt con người có tốt có xấu, căn bản là ở tâm. Vận mệnh tốt xấu từ tâm chúng ta là có thể biết được, mà hành vi là phản ứng của tâm, do đó có thể thông qua hành vi để xem tương lai họa phúc của một người. Tâm là cái gốc của tướng mạo, xem xét cái tâm thì có thể tự biết được tốt xấu. Hành vi là xuất phát từ cái tâm, xem xét hành vi thì có thể biết được họa phúc’”.

Bất kể phương thức xem bói nào về căn bản đều phải tuân theo quy luật tất nhiên thiện ác hữu báo.

Trong “Tâm tướng thiên” có viết: “Tại sao mắc bạo bệnh mà chết? Là do sắc dục hư hao. Tại sao mọc nhọt độc mà chết? Là do đồ béo ngọt ngưng tụ mỡ”. Câu nói này  đã nói rõ nguyên nhân thực chất của bạo bệnh và nhọt độc gây mất mạng, vẫn là ở hành vi của con người: “Háo sắc làm thân thể hư nhược, tham ăn dẫn đến béo quá mức”.

Trong toàn bộ “Tâm tướng thiên”, đối với người hiện nay mà nói thì câu quan trọng nhất là “Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời nhục mạ Đất”. Trời và đất ở văn hóa truyền thống phương Đông và phương Tây chính là do vị Thần cao tầng Bàn Cổ hoặc Giê-hô-va khai sáng ra. Trong văn hóa phương Đông, “Trời Đất” không chỉ là chỉ giới tự nhiên hoặc một cảnh giới do Thần khai sáng ra mà còn là tên gọi chung chỉ các Thần linh. Ví dụ chữ “Trời”,  trong văn hóa phương Đông có hàm nghĩa vị Thần chí cao. Trong dân gian thường gọi là “Ông Trời” hay “Hoàng Thiên” cũng là ý này.

Sự thật lịch sử ứng nghiệm

“Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời nhục mạ Đất”, câu nói này đã chỉ rõ ra rằng:

“Nhân loại khinh nhờn Thần linh, Trời Đất thì mới là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh kinh hoàng hoành hành. Trong dịch bệnh này có thể bình an vượt qua, kỳ thực không có liên quan đến vận số của con người trong quá khứ, mà liên quan đến thái độ của con người đối với Thần linh, Trời Đất”.

Câu nói này đã nhiều lần ứng nghiệm trong lịch sử, trường hợp kinh điển nhất chính là Đế quốc La Mã cổ đại trong lịch sử phương Tây bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo nên đã gây ra 4 đại dịch. Sau đây xin giới thiệu vắn tắt bài học lịch sử thảm thương này.

Năm 33, Chúa Jesus bị viên quan đứng đầu Do Thái hành tỉnh của Đế quốc La Mã là Pontius Pilatus phán xử tử hình. Chúa Jesus vì thế đã bị đóng đinh lên giá thập tự. Pilatus sở dĩ làm như vậy không phải là chấp hành chỉ lệnh của Đế quốc La Mã, mà bởi vì ông ta khiếp sợ và coi tín ngưỡng Cơ Đốc như kẻ thù. Và đế quốc La Mã bức hại Cơ Đốc giáo bắt đầu bởi Nero. Ông ta là hoàng đế thứ 5 của Đế quốc La Mã. Trong thời kỳ tại vị, Nero xa xỉ hoang dâm, hành sự tàn bạo, đã sát hại mẹ và mấy người vợ của chính mình, đã xử tử rất nhiều nghị viên Viện Nguyên lão, bị mọi người gọi là ‘Nero khát máu’

Ngày 17 tháng 7 năm 65, để mở rộng cung đình được thuận lợi, Nero đã phóng lửa đốt nhà những người dân ở xung quanh hoàng cung. Kết quả lửa chạy lớn không kiểm soát nổi, ngọn lửa lớn đã thiêu hủy quan nha chính phủ đế quốc và những tòa nhà lâu đài cao lớn khác, những đường phố giao thông thuận tiện, cửa hàng cửa hiệu và nhà dân đều bị biến thành đống tro tàn. Kết quả khiến toàn bộ kinh thành dường như đã chìm trong biển lửa. Ngọn lửa lớn này cháy liền 6 ngày 7 đêm.

Thành La Mã có tổng cộng 14 khu, thì 3 khu bị phá hủy hoàn toàn, 7 khu bị phá hủy một nửa, chỉ còn lại 4 khu là chưa bị lan tới. Sự việc Nero phóng lửa dần dần lưu truyền khiến ông ta kinh sợ. Để che đậy sự thật, Nero tuyên bố hỏa hoạn là âm mưu của tín đồ Cơ Đốc. Thế là ông ta hạ lệnh bắt những tín đồ Cơ Đốc, hành hạ họ tàn khốc công khai cho đến chết như: Đóng đinh vào giá chữ thập, khoác da thú để ác thú cắn chết, đóng đinh họ vào cột làm đuốc dần dần thiêu chết… Nero hoang đường tàn bạo, cuối cùng đã mở ra một màn tà ác nhất của Đế quốc La Mã cổ đại: bức hại tín đồ Cơ Đốc kéo dài 300 năm.

Đại dịch bệnh lần thứ nhất

Bị mê hoặc bởi những lời dối trá của Nero, rất nhiều người dân của Đế quốc La Mã đã tin vào những lời dối trá phỉ báng tín đồ Cơ Đốc, trong lòng chứa đầy khinh nhờn và thù hận đối với Chúa Jesus và những người tín ngưỡng Ngài.

Đúng như Trần Đoàn lão tổ đã nói: “Bệnh dịch tử vong không phải do vận số mà là do nhục mạ Trời nhục mạ Đất”, sự bất kính và chống đối của người La Mã đối với Đại Giác giả độ nhân Jesus và các đệ tử của Ngài đã rất nhanh chóng dẫn đến bệnh dịch. Năm thứ 2 sau khi phát động bức hại, “trong thành La Mã, tất các các tầng lớp đều có lượng lớn người chết bởi bệnh dịch chí mạng”, đó là bệnh dịch lớn lần thứ nhất. Năm 68, thành La Mã bạo động, Nero trong khi chạy trốn đã sợ tội mà tự sát, bạo chúa cuối cùng đã bị ác báo.

Đại dịch bệnh lần thứ 2

Nero đã chết trong sỉ nhục, nhưng các hoàng đế La Mã các đời sau, hết đời này đến đời khác vẫn cứ lựa chọn dung túng cho bức hại, kéo dài cuộc bức hại thậm chí phát động cuộc bức hại mới. Mọi người hết đời này đến đời khác bị lời dối trá đầu độc đã thù địch chính tín Cơ Đốc giáo, do đó bệnh dịch cũng hết lần này đến lần khác tìm đến.

Bệnh dịch lớn lần thứ 2 xảy ra vào thời gian thống trị của Allrelius (tại vị từ năm 161 đến 180), sử sách gọi là ‘bệnh dịch Allrelius’. Năm 161 sau khi lên ngôi, Allrelius thù địch tín ngưỡng Cơ Đốc giáo, thậm chí còn phát động một lần bức hại mới. Tín đồ Cơ Đốc bị hạnh hạ và bị thảm sát tàn bạo.

Năm 164, bệnh dịch bắt đầu lan truyền từ quân đội ở biên giới phía đông của đế quốc. Sau hai năm, bệnh dịch đã lan tới thành La Mã, sau đó lại lan đến rất nhiều khu vực khác. Thời kỳ đại dịch bệnh này số người chết nhiều không đếm xuể, Italia và các thành phố và vùng nông thôn ngoại tỉnh vì thế đã trở thành hoang tàn không có bóng người. Chỉ năm 166 – 167, người chết vì bệnh dịch đã nhiều hơn số người chết trong chiến tranh: Thành La Mã mỗi ngày có 2.000 người chết, bao gồm rất nhiều quý tộc. Lần bệnh dịch này còn lan truyền đến Tiểu Á, Ai Cập, Hy Lạp…, khiến cho hàng loạt người tử vong. Cuối cùng bản thân hoàng đế Allrelius cũng chết vì bệnh dịch.

Đại dịch bệnh lần thứ 3

Lần đại dịch bệnh thứ 3 được nhà sử học cổ điển Zosimils ghi chép. Nó bắt đầu xảy ra vào năm 250, hoành hành kéo dài 20 năm, mức độ hủy diệt của nó nghiêm trọng hơn 2 lần trước rất nhiều. Vì Cyprian (~200 – 258) đã ghi chép rất nhiều trong thư tín của ông, do đó còn được gọi là dịch bệnh Cyprian. Lần đại dịch bệnh này cũng giống như hai lần trước, đều do bức hại gây ra.

Hoàng đế lúc bấy giờ là Decius cũng phát động bức hại, năm 250 ông ta hạ lệnh tín đồ Cơ Đốc phải tuyên bố từ bỏ tín ngưỡng trong thời gian quy định, nếu không phải chịu thẩm phán, hoặc tịch thu của cải, hoặc bị phạt làm nô lệ, thậm chí bị xử tử. Rất nhiều Thánh đàn bị đập phá. Kết quả năm đó đại dịch bệnh bắt đầu xảy ra.

Khi đại dịch bệnh giáng xuống, thành La Mã liên tục trong mấy tuần liền mỗi ngày số người chết nhiều tới 5.000 người. Khi đó mọi người đã tuyệt vọng viết những dòng chữ này: “Bệnh dịch đột nhiên ập tới như tiếng sét giữa trời quang, điều này thực sự là… thật đáng sợ hơn bất kỳ tai họa nào trong lịch sử”, “Nhân loại trên trái đất đang giảm đột ngột, thế giới đang bước tới hủy diệt”.

Mọi người “không thể nói rõ được tại sao các Thần lại giáng tai họa lớn như thế này, chỉ biết lắc đầu than thân trách phận”. Những kẻ thống trị tà ác lại nhân cơ hội phát tán tin đồn: “Do Cơ Đốc giáo khinh miệt các Thần La Mã mới dẫn đến các Ngài phẫn nộ giáng đại họa như thế này”. Thế là cuộc bức hại đối với tín đồ Cơ Đốc lại tiếp tục và mở rộng, vô số tín đồ Cơ Đốc giáo bị bức hại đến chết. Đại dịch bệnh cũng trở nên càng kéo dài và càng đáng sợ hơn. Sau này hoàng đế là Claudius II (tại vị 268 – 270) cũng đã chết vì đại dịch bệnh này vào năm 270. Claudius II này cũng là kẻ bức hại các tín đồ Cơ Đốc.

Đại dịch bệnh lần thứ 4

Đại dịch bệnh lần thứ 4 được nhà sử học của giáo hội là Eusebius (~260-340) ghi chép trong “Giáo hội sử”. Đế quốc La Mã đương thời đã bị chia cắt, miền Đông và miền Tây đồng thời có 6 vị hoàng đế. Một trong các hoàng đế thống trị miền Đông là Maximinus Daia (tại vị 305-313) đã phát động một cuộc bức hại trong phạm vi thống trị của ông ta, ngay sau đó đã dẫn đến dịch bệnh đáng sợ.

Eusebius đã ghi chép rằng: “Những quyển hộ tịch ghi chép đầy tên, ngày nay tất cả đều bị xóa sổ, thiếu lương thực và dịch bệnh hoành hành dường như đã tiêu diệt tất cả nhân khẩu trong chốc lát… Nơi nào cũng có các thi thể trần trụi, liên tục rất nhiều ngày không được chôn lấp, có lúc bị chó ăn, đó là một cảnh tượng thê thảm làm sao”.

Còn bản thân Maximinus Daia chết trong cuộc tranh quyền đoạt vị.

Ngoài 4 đại dịch bệnh trên ra, Đế quốc La Mã cổ đại trong thời gian bức hại các tín đồ Cơ Đốc còn xảy ra nhiều đợt dịch bệnh quy mô nhỏ. Những bệnh dịch liên tiếp xảy ra này có sức phá hoại rất mạnh. Khi dịch bệnh ập đến, “Trong thành La Mã, không thấy bất kỳ hiện tượng bề mặt nào về không khí dịch bệnh, nhưng trong các căn nhà chất đầy thi thể, trên đường phố, nơi nào cũng thấy đoàn người đưa tang. Bất kể giới tính nào, bất kể độ tuổi nào đều có thể trở thành đối tượng nhiễm bệnh. Người nô lệ và người tự do cũng đều lập tức gục ngã chết như nhau. Vợ con họ khóc lóc vì cái chết của họ, trong khi lo việc tang hoặc đang cử hành tang lễ cũng bị hỏa thiêu trên cùng một đống lửa”.

Cuối cùng bệnh dịch khiến con người hoảng loạn kinh sợ vô cùng, đến mức bệnh dịch vừa xảy ra, họ liền đuổi những người bị nhiễm bệnh đi, cho dù là người thân cũng vứt bỏ không chăm sóc. Khi người nhà vẫn còn chưa chết liền vứt ra bên đường. Những thi thể không có người chôn lấp ấy, trong con mắt của họ giống như đống bùn bẩn thỉu vậy”. Hơn nữa bệnh dịch cứ xảy ra lặp đi lặp lại đã làm thay đổi vận mệnh của Đế quốc La Mã: Các hoàng đế chết vì dịch bệnh khiến bao nhiêu công lao mở mang bờ cõi cương thổ đế quốc đều mất sạch, Đế quốc La Mã hùng mạnh cũng vì thế mà suy bại, chia cắt, cuối cùng biến mất.

Sự thật lịch sử Đế quốc La Mã vì bức hại tín ngưỡng Cơ Đốc giáo, phát động một đợt bức hại lớn thì dẫn đến một đợt dịch bệnh lớn, đã chứng thực câu nói của Trần Đoàn “Bệnh dịch tử vong không phải do vận số mà là do nhục mạ Trời nhục mạ Đất”. Đây tuyệt đối không phải lời hư giả dọa dẫm, mà là ông trong khi tu luyện đã hiểu được chân tướng lịch sử. Hiện nay sở dĩ nhắc nhở mọi người chú ý đến câu nói này của Trần Đoàn lão tổ là bởi vì nhân loại ngày nay đang ở thời khắc then chốt quyết định vận mệnh tương lai.

(Nguồn tư liệu: “Tâm tướng thiên” của Trần Đoàn, “Biên niên sử” của Tacitus, “Giáo hội sử”, “Cổ La Mã phong hóa sử” và “Cơ Đốc giáo giản sử” của Eusebius)

Kiến Thiện
Theo vi.minghui.org

Đăng theo dkn.tv

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP