Dịch bệnh ở Vũ Hán: Phải chăng chúng ta đã quên mất những bài học vô giá từ lịch sử? (Phần 1)

Dịch bệnh ở Vũ Hán: Phải chăng chúng ta đã quên mất những bài học vô giá từ lịch sử? (Phần 1)

Dịch bệnh ở Vũ Hán: Phải chăng chúng ta đã quên mất những bài học vô giá từ lịch sử? (Phần 1)

Dịch bệnh ở Vũ Hán: Phải chăng chúng ta đã quên mất những bài học vô giá từ lịch sử? (Phần 1)

Dịch bệnh ở Vũ Hán: Phải chăng chúng ta đã quên mất những bài học vô giá từ lịch sử? (Phần 1)
Dịch bệnh ở Vũ Hán: Phải chăng chúng ta đã quên mất những bài học vô giá từ lịch sử? (Phần 1)
Chủ nhật, 29-12-2024 08:18, (GMT+07:00)
Dịch bệnh ở Vũ Hán: Phải chăng chúng ta đã quên mất những bài học vô giá từ lịch sử? (Phần 1)
18-02-2020 09:01

Điều này cho thấy bệnh dịch rất dễ lây lan nhưng biến mất đột ngột dường như theo mệnh lệnh, hơn nữa virus sẽ không xâm nhập vào cơ thể của một số người. Vì sao vậy?

Vào đầu năm 2020, dịch bệnh có tính truyền nhiễm cao "viêm phổi do Coronavirus" ("viêm phổi Vũ Hán") bắt đầu lây lan khắp Trung Quốc và lan rộng ra nước ngoài. So với Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) có nguồn gốc từ Trung Quốc năm 2003, bệnh dịch lần này có tính truyền nhiễm cao và mức độ lan truyền cũng rộng hơn, nhưng tỷ lệ tử vong thấp hơn. Sau khi "Bệnh dịch Vũ Hán" qua đi, những người sống sót sẽ cảm thấy mình vô cùng may mắn. Loài người sẽ đặt ra nhiều câu hỏi như:

Tại sao điều này xảy ra?

Tại sao các bệnh dịch trên đều có nguồn gốc từ Trung Quốc?

Tại sao bệnh dịch xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán?

Tại sao bệnh dịch Vũ Hán dường như được định ước, định giờ, định hướng, định địa, như một bản sao của lịch sử?

Làm thế nào để có thể bảo toàn? Làm thế nào để có thể trị tận gốc?

Những câu hỏi này, khoa học hiện đại không thể trả lời. Dường như đứng trước nhiều vấn nạn hiện nay của đời sống con người, khoa học đang thể hiện sự lúng túng khi không thể giải thích bản chất cũng như đi tìm một giải pháp rốt ráo cho chúng. Nhưng phải chăng chúng ta đã quá mải mê theo đuổi những giải pháp tân kỳ mà không ngoảnh lại nhìn về những bài học lịch sử của nhân loại với xiết bao trí tuệ và kinh nghiệm của tiền nhân?

Do vậy, bài viết này đưa ra một góc nhìn khác về dịch bệnh và một “giải pháp mang tính gợi ý” từ phương diện lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng.

Tại sao các bệnh dịch trên đều có nguồn gốc từ Trung Quốc?
Tại sao các bệnh dịch trên đều có nguồn gốc từ Trung Quốc? (Ảnh: Shutterstock)

Phần 1: Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán dưới góc nhìn lịch sử và văn hóa

1. Ôn dịch rốt cuộc là gì? Tại sao nó đến đúng kỳ hạn, và đột ngột biến mất?

Hạn chế của khoa học thực chứng

Bất kể sự vật gì cũng từ một bản chất gốc rễ mà thể hiện ra hình thức bên ngoài, những hiện tượng bề ngoài. Những gì mà khoa học thực chứng nhận thức được đều phải thông qua các biểu hiện có thể nhìn được, nghe được, sờ nắm được, đo được... rồi làm thực nghiệm và rút ra kết luận về sự vật. Nhưng bản chất của sự vật nhiều khi lại nằm ở những thứ ngoài tầm quan sát và đo đếm của con người. Với những hiện tượng đó thì khoa học đành bó tay thúc thủ, ví như những Thần tích, chuyện thần kỳ nhưng có thật được lưu truyền từ cổ chí kim, các lời tiên tri đã ứng nghiệm của các vị Thánh và những kinh điển cổ xưa được lưu lại... Do vậy, nhận thức của khoa học hiện đại về ôn dịch, như nguyên nhân, bệnh lý, gien, protein, nhiễm trùng, điều trị, phòng ngừa, v.v. phải chăng vẫn chỉ nằm ở một hiện tượng bề ngoài, không nghiên cứu tìm tòi từ gốc rễ, hoặc thậm chí là phản bác nguyên nhân gốc rễ, chỉ vì nó đi ngược lại quan niệm của khoa học? 

Các bậc thầy trong giới khoa học, như Newton và Einstein, đã không đem khoa học đối nghịch với Thần học. Họ đã đạt đến đỉnh cao của khoa học, đồng thời cũng có một số trình độ Thần học nhất định. Nhiều bậc thầy trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là những người trong các lĩnh vực âm nhạc, mỹ thuật, văn học và nghệ thuật... tin vào tôn giáo (tin vào các vị Thần khác nhau); họ cũng không phản đối khoa học, chỉ là cho rằng khoa học còn có những hạn chế. Như vậy, phải chăng nhà khoa học có nhiều “chất” khoa học nhất phải là những người có tư tưởng cởi mở thoáng đãng, chấp nhận rằng ngoài khoa học thực chứng, còn có những con đường khác để tìm hiểu chân lý? Có vậy, mới đột phá được sự hạn chế của khoa học.

Cơ chế tiêu diệt virus của thuốc 

Virus ở trạng thái "ngủ đông" bên ngoài cơ thể động vật và con người, là rất dễ dàng bị tiêu diệt. Nhưng virus sau khi hồi sinh và xâm nhập vào cơ thể, cướp đi gien và protein của các tế bào sống, sẽ biến những tế bào này trực tiếp trở thành một số lượng lớn virus và lây lan khắp cơ thể. Rất dễ dàng để diệt virus trong ống nghiệm, nhưng không có loại thuốc nào hiệu quả cho virus trong cơ thể. Tất cả các loại thuốc chống lại virus là để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể tự mình kháng bệnh và tự chữa lành. Tiến thêm một bước, hệ thống tự miễn dịch có thể nhận biết được các tế bào bị nhiễm virus và giết chết tất cả các phân tử di truyền trong các tế bào đó. 

Vậy là một đòn “lưỡng bại câu thương” - cả tế bào nhiễm bệnh và virus đều chết, và các tế bào mới sẽ thay thế.

Thông thường, khả năng miễn dịch yếu thì sẽ dễ mắc bệnh; nhưng khả năng miễn dịch quá mạnh cũng vậy, nó sẽ giết chết các tế bào bình thường hoặc phản ứng với virus quá dữ dội và gây chết người. Vì vậy đôi khi phải dùng hormone để làm giảm phản ứng miễn dịch.

Nói cách khác, những virus có tính truyền nhiễm cao được gọi là virus có tính chất ôn dịch, và không có thuốc đặc trị. Mà các loại thuốc dùng để trị liệu chúng thì đều giống nhau, đều là những loại thuốc phổ biến để điều tiết khả năng miễn dịch. Chính xác thì SARS, viêm phổi Vũ Hán là do virus có tính ôn dịch gây nên. Bệnh viện bất lực, thuốc cũng không thể chữa trị. Vai trò lớn nhất của bệnh viện là cách ly và cắt đứt đường truyền nhiễm, giảm mệt mỏi và ổn định tâm lý, điều tiết hệ miễn dịch bằng cách cho thuốc và chờ khả năng miễn dịch của bệnh nhân mạnh hơn so với sức sống của virus; người may mắn thì sẽ bình phục, còn không thì sẽ tử vong. Nói cách khác là chờ đợi sức sống của virus trong cơ thể rút lui và biến mất - cách nhìn này chính là bắt đầu thoát ly khỏi mặt ngoài của sự vật, và tiếp cận với bản chất ở bên trong.

Nói cách khác là chờ đợi sức sống của virus trong cơ thể rút lui và biến mất - cách nhìn này chính là bắt đầu thoát ly khỏi mặt ngoài của sự vật, và tiếp cận với bản chất ở bên trong.
Nói cách khác là chờ đợi sức sống của virus trong cơ thể rút lui và biến mất - cách nhìn này chính là bắt đầu thoát ly khỏi mặt ngoài của sự vật, và tiếp cận với bản chất ở bên trong. (Ảnh: Shutterstock)

Tại sao ôn dịch đột nhiên biến mất?

Trong lịch sử đã xuất hiện quá nhiều đại ôn dịch, có ôn dịch đã cướp đi hàng chục triệu sinh mệnh, nhưng tất cả đều đã qua. Nó đã kết thúc như thế nào? Dựa vào khoa học, chúng ta chưa có câu trả lời. Thời hiện đại không có thuốc đặc trị, vậy thời cổ đại thì sao?

Không lẽ ôn dịch đã giết chết tất cả những người có khả năng miễn dịch kém, cũng giết chết những người có phản ứng miễn dịch quá mạnh, và những người còn sót lại chỉ là những người có khả năng miễn dịch vừa đủ? Giả thuyết này khó thuyết phục, cũng không có khả năng xảy ra. Bởi vì có những người mang virus suốt đời, chẳng hạn như virus viêm gan B, rất ít trong số họ cả đời sẽ không phát bệnh, đại bộ phận sẽ có lúc phát bệnh trong tương lai và luôn có thể lây truyền. Dòng người luôn lưu động, thời cổ cũng vậy; có những người mang theo virus ôn dịch và sẽ truyền virus cho thế hệ tiếp theo. Cho nên, theo lý luận khoa học này, các virus gây nên ôn dịch sẽ luôn lưu chuyển và tồn tại, nhưng thực tế là sau khi tràn lan, chúng sẽ biến mất không còn dấu vết. Nói đúng ra: đó là lực sống của virus này đột nhiên rút lui và chúng biến mất trên thế giới.

Loại hiện tượng này cho thấy: sau khi đại ôn dịch trong lịch sử kết thúc, ít nhất là đa phần người sống sót không phải là người mang mầm bệnh ôn dịch suốt đời; nói cách khác, virus đã không xâm nhập vào cơ thể họ. Cho nên họ sẽ không mang theo virus.

Ví dụ, vào năm 541, đại dịch hạch xuất hiện dưới triều đại Justinian I của Đế chế Đông La Mã, được gọi là "đại dịch Justinian" trong lịch sử, đã giết chết khoảng 25 triệu người trên bờ Địa Trung Hải và tỷ lệ tử vong của thủ đô Byzantine (nay là Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ) lên cao tới 75%. Theo ghi chép của nhà sử học Procopius (500-565), tại Byzantine vào thời kỳ cao điểm mỗi ngày có tới 16.000 người chết. Nhà sử học Evagrius từng là nhân chứng cho bệnh dịch hạch Justinian, ông đã viết như sau: “Cũng có một số người thậm chí là sống giữa những người bệnh, không chỉ ở cùng với người bệnh mà còn tiếp xúc với những người đã chết nhưng họ hoàn toàn không bị lây nhiễm”.

“Cũng có người vì mất đi con cái và người thân nên chủ động muốn chết theo, hơn nữa họ còn gần gũi hơn với người bệnh để mong cho chết mau hơn, nhưng dường như căn bệnh lại từ chối ý muốn đó, dù cho họ có làm cách nào thì vẫn cứ khỏe mạnh như trước”

Điều này cho thấy bệnh dịch rất dễ lây lan nhưng biến mất đột ngột dường như theo mệnh lệnh, hơn nữa virus sẽ không xâm nhập vào cơ thể của một số người. Vì sao vậy?

Câu trả lời của văn hóa truyền thống phương Đông và phương Tây

Thực ra, trong văn hóa truyền thống của phương Đông và phương Tây, đều đã có những đáp án đơn giản và rõ ràng.

Người phương Tây từ trong Kinh Thánh đã thấy rõ ràng rằng: bệnh dịch là sự trừng phạt của Thượng đế, trừng phạt những người đã ruồng bỏ Ngài và không tuân theo ý muốn của Ngài (Thiên ý), đặc biệt là những người bức hại tín đồ của Ngài! Vì vậy, ôn dịch là có phương hướng xác định, nó chỉ lây nhiễm cho những người này, hơn nữa sau khi trừng phạt (gây tử vong, bệnh tật, tàn phế), ôn dịch liền rời đi và tự nhiên biến mất.

Bức tranh “Peste à Rome” (dịch hạch tại thành Roma) của Họa sỹ Jules Elie Delaunay (1828-1891), hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Orsay, Paris.
Bức tranh Peste à Rome” (dịch hạch tại thành Roma) của Họa sỹ Jules Elie Delaunay (1828-1891), hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Orsay, Paris.

Người Trung Quốc xưa hay nói đến “Thần ôn dịch”, cho rằng dịch bệnh là Trời phạt, trừng phạt những người có tội nghiệp sâu nặng, Thần ôn dịch rời đi thì dịch bệnh cũng kết thúc.

Trong những cuốn sách cổ của phương Đông và phương Tây, có vô vàn những "người đang bệnh tình nguy kịch nhìn thấy những điều thần kỳ".

Trong Tống sử có ghi chép về vị nho tướng Vương Thiều lập chiến công hiển hách nổi tiếng thời Bắc Tống, thu phục lãnh thổ sông ngòi năm châu (quận), mở rộng hơn hai nghìn dặm biên giới, cũng từng giết người già và kẻ yếu để lên nắm quyền. Lúc về già lưng ông mọc nhọt độc, cuối cùng thối rữa mà chết. Sử lâm nghiễm ký ghi chép còn chi tiết hơn: Vương Thiều rất hối hận về những hành động của mình, thường xuyên tìm cao tăng để hỏi về nhân quả. Rất nhiều người nịnh hót, duy chỉ có một cao tăng hỏi ông ta: "Ông đã đánh bại những người cấp dưới, còn có lương tâm sao?”. Vương Thiều không biết vì sao, vài năm sau, ông ta mọc nhọt độc, lở loét ở sau lưng. Thầy lang đến khám, bảo ông ta mở mắt ra để xem xét bệnh tình, Vương Thiều nói: "Làm sao ta dám mở mắt ra? Nhiều người bị chặt đầu, có rất nhiều đang đứng ở trước mắt". Cứ như thế một tháng sau ông ta chết vì bệnh. 

Đối với bệnh dịch hạch Justinian thời Lã Mã cổ đại, hai nhà sử học đã ghi lại những triệu chứng kỳ lạ giống nhau. 

Procopius đã viết: Sau khi người khỏe mạnh bị lây nhiễm bệnh dịch hạch Cái Chết Đen, đột nhiên có triệu chứng bị sốt nhẹ, khi đó họ sẽ nhìn thấy những thứ như ma quỷ hay u linh”

Tông đồ John của hội thánh Ephesus cũng ghi chép tương tự: “Trước tiên người bệnh gặp phải ảo giác, tiếp theo sẽ nhìn thấy u linh màu đen không có đầu, thân thể bắt đầu xuất hiện cục bướu lớn và mụn mủ màu đen sưng tấy lên, những người này đều chết ngay trong ngày hôm đó”. 

Những nhà sử học thời cổ đại này bất luận ở địa phương nào đều có chung một nhận xét, đó là những hình ảnh lạ lùng xuất hiện trước mắt người bị bệnh dịch sắp lìa đời. Người đời nay có lẽ cho rằng đó là ảo giác, nhưng người xưa đều biết thực sự chuyện gì đang xảy ra. Khi bệnh tình nguy kịch, họ nhìn thấy các linh hồn này (cũng giống như các vị thần ôn dịch), bởi vì linh hồn sẽ đi theo họ.

Vậy kiểu người nào không bị nhiễm ôn dịch? Lịch sử đã có câu trả lời của mình.

Đó là nội dung trong kỳ tới.

(còn tiếp)

Quỳnh Chi (biên dịch và tổng hợp)

Nguồn: epochtimes.com

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP