Dịch bệnh: Có nơi nghiêm trọng, nơi bình yên, lẽ nào là ngẫu nhiên?

Dịch bệnh: Có nơi nghiêm trọng, nơi bình yên, lẽ nào là ngẫu nhiên?

Dịch bệnh: Có nơi nghiêm trọng, nơi bình yên, lẽ nào là ngẫu nhiên?

Dịch bệnh: Có nơi nghiêm trọng, nơi bình yên, lẽ nào là ngẫu nhiên?

Dịch bệnh: Có nơi nghiêm trọng, nơi bình yên, lẽ nào là ngẫu nhiên?
Dịch bệnh: Có nơi nghiêm trọng, nơi bình yên, lẽ nào là ngẫu nhiên?
Thứ hai, 30-12-2024 01:02, (GMT+07:00)
Dịch bệnh: Có nơi nghiêm trọng, nơi bình yên, lẽ nào là ngẫu nhiên?
13-11-2020 08:33

Kể từ tháng Mười Một, dịch viêm phổi Vũ Hán lại tiếp tục gia tăng. Hầu hết các quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý,  Vương quốc Anh… đã phải phong tỏa toàn quốc. Còn tại Trung Quốc Đại Lục, khoảng thời gian giữa các đợt bùng phát ngày càng ngắn, mật độ càng dày đặc hơn, và liên quan đến phạm vi ngày càng lớn ở các tỉnh thành. Gần đây, Tân Cương, Thanh Đảo, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Giang Tây, Chiết Giang, Hà Nam và những nơi khác liên tiếp xảy ra dịch bệnh, số ca nhiễm không triệu chứng tăng mạnh.

Kể từ tháng 11, dịch viêm phổi Vũ Hán gia tăng ở nhiều quốc gia. Hình ảnh chụp xét nghiệm axit nucleic ở Kashgar, Tân Cương. (Ảnh Internet)

Tình hình dịch bệnh trong thời gian tiếp sẽ ra sao? Các tổ chức y tế nhận định rằng dịch viêm phổi Vũ Hán sẽ không đột nhiên biến mất như dịch SARS năm 2003 mà sẽ tiếp diễn trong vòng một vài năm tới, và tác dụng của vắc-xin cũng sẽ không mấy lạc quan.

Lẽ nào nhân loại chỉ có thể bị động ngồi nhìn đại dịch lây lan, rồi lại bị động ngồi chờ đến một thời điểm nhất định bệnh sẽ đột nhiên biến mất?

Chuyện kinh khủng gì đang xảy ra trên thế giới này vậy? Chúng ta chắc hẳn sẽ có một cách giải quyết nào khác tốt hơn chứ?

Vậy thì, chúng ta hãy cùng nhau ngẫm nghĩ về loạt những “trùng hợp ngẫu nhiên” dưới đây, biết đâu sẽ tìm ra câu trả lời?

(Bài viết của Lý Hiểu Chân thể hiện quan điểm và nhận định riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên minghui.org.)

Sự trùng hợp đầu tiên: So sánh tình hình dịch bệnh ở các bang của Hoa Kỳ và mối quan hệ của họ với ĐCSTQ

Tính đến đầu tháng Mười Một, trừ số liệu mà (Đảng Cộng sản Trung Quốc) ĐCSTQ đưa ra chưa thể xác nhận được, thì số người nhiễm viêm phổi Vũ Hán ở Hoa Kỳ vẫn là nhiều nhất với hơn 9,9 triệu ca. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn kỹ các tình huống cụ thể ở mỗi bang, có thể nhận ra một hiện tượng rất rõ.

Worldometer.com, một trang web thống kê toàn cầu được thành lập tại Hoa Kỳ, đã xếp hạng 50 tiểu bang Hoa Kỳ theo số lượng ca nhiễm. Texas, New York, California và New Jersey đều là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Thật trùng hợp, vào ngày 21/6/2019, Viện nghiên cứu Dân Trí có trụ sở tại Bắc Kinh, phối hợp với Đại học Thanh Hoa, xuất bản một báo cáo “nặng ký” có tiêu đề “Tổng quan về thái độ của các bang ở Hoa Kỳ đối với Trung Quốc – Báo cáo của các Thống đốc Hoa Kỳ” (PRC Think Tank Study on US Governors Attitudes Toward China June 22 2019). Báo cáo phân loại thái độ của các thống đốc 50 tiểu bang Hoa Kỳ đối với Bắc Kinh, xếp hạng GDP của mỗi bang, đồng thời xếp hạng top 10 bang và xếp hạng cuối 10 bang về kim ngạch thương mại với Trung Quốc.

Khi so sánh bảng xếp hạng này với bảng xếp hạng các tiểu bang theo tình hình dịch bệnh, thật ngạc nhiên là hai bảng này có mức độ tương đồng rất cao: Dữ liệu của Worldometer.com cho thấy, trong số 10 bang có số ca nhiễm virus Trung Cộng (virus corona mới) nghiêm trọng nhất, có đến 7 bang thuộc top 10 thương mại với Trung Quốc (trong báo cáo của viện nghiên cứu Dân Trí của ĐCSTQ).

Nói cách khác, những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch ở Hoa Kỳ là những bang có quan hệ thương mại chặt chẽ với ĐCSTQ; ngược lại, những khu vực ít có mối quan hệ với ĐCSTQ lại gặp may mắn hơn trong trận dịch này.

Bảng 1: 10 bang hàng đầu của Hoa Kỳ về tổng kim ngạch thương mại với Trung Quốc trong báo cáo của Viện nghiên cứu Dân Trí – ĐCSTQ. (Hình ảnh trên web)
Bảng 2: Tính đến ngày 6/11, báo cáo trên Worldometer.com cho thấy 10 tiểu bang hàng đầu (không bao gồm các khu vực) có số ca nhiễm nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ. (Ảnh: Worldometer.com)

Dữ liệu của Worldometer.com cho thấy, trong số 10 bang có số ca nhiễm virus Trung Cộng nghiêm trọng nhất, thì có đến 7 bang (7 khoanh cam trong Bảng 2) là thuộc top 10 bang thương mại hàng đầu với Bắc Kinh (trong báo cáo của Viện nghiên cứu Dân Trí – ĐCSTQ) .

Trước tình trạng quan hệ Mỹ – Trung đang xấu đi nhanh chóng, ĐCSTQ đã cho xây dựng báo cáo“Tổng quan về thái độ của các bang ở Hoa Kỳ đối với Trung Quốc – Báo cáo của các Thống đốc Hoa Kỳ”,  vốn là nhằm mục đích qua mặt Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ, để mở đường giao dịch riêng với chính quyền cấp tiểu bang. Tuy nhiên, báo cáo này lại vô tình trở thành bản đồ phân bố của dịch bệnh.

Dịch bệnh nghiêm trọng nhất là tại các bang cánh tả ở cả hai bên eo biển, chẳng hạn như New York và California. Không phải vô cớ mà New York trở thành “Vũ Hán” của Hoa Kỳ. Đây là nơi đô hội lớn nhất thế giới, là trung tâm tài chính, thương mại, văn hóa và truyền thông toàn cầu, và là nơi có trụ sở của Liên Hợp Quốc (LHQ). Sự thâm nhập của ĐCSTQ ở New York được phản ánh trên tất cả các khía cạnh. Phố Wall và thị trường tài chính Hoa Kỳ đã tích cực tiếp máu cho ĐCSTQ; uy tín của LHQ bị bôi xấu vì ĐCSTQ, WHO và các tổ chức khác bị ĐCSTQ thao túng; các chính trị gia và chức sắc ở New York trở thành “phát ngôn viên” cho ĐCSTQ. New York gần như biến thành Bắc Kinh hay Thượng Hải, nơi mà các kênh truyền thông của ĐCSTQ tha hồ tự tung tự tác, chẳng kiêng dè gì.

Đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc của California là xếp nhất tại Hoa Kỳ. Mùa hè năm 2017, California đã thu hút gần 26 tỷ USD đầu tư từ Trung Quốc với gần 600 doanh nghiệp do nước này tài trợ, nhiều hơn bất kỳ bang nào khác và gần như đã trở thành thiên đường “doanh nghiệp xã hội chủ nghĩa” của ĐCSTQ.

Tình trạng nặng nhất và nhẹ nhất của dịch viêm phổi Vũ Hán thực sự trùng khớp với 10 bang đứng đầu và 10 bang đứng cuối trong bảng xếp hạng thương mại của Viện nghiên cứu Dân Trí – ĐCSTQ. Đây phải chăng chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?

Sự trùng hợp thứ Hai: Tại sao Thụy Điển có thể tạo ra thành tích khác biệt?

Cả WHO và Hoa Kỳ đều rất quan tâm đến tình hình dịch bệnh ở Thụy Điển.

Quốc gia này đã không áp dụng các biện pháp phong tỏa toàn diện. Trong khi dịch bùng phát trở lại ở nhiều nước châu Âu, thì số ca mắc mới và tử vong ở Thụy Điển lại có khuynh hướng giảm.

Quốc gia này không những không yêu cầu mà thậm chí còn không khuyến khích việc đeo khẩu trang.

Theo thống kê từ Our World in Data, một ấn phẩm khoa học của Đại học Oxford, kể từ tháng Chín, tỷ lệ xét nghiệm dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán ở Thụy Điển về cơ bản vẫn ở mức khoảng 1%, đây là tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận sau khi dịch bùng phát.

Trong ấn tượng của mọi người, Thụy Điển là nước ủng hộ phúc lợi xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, vào những năm 1990, Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền sau nhiều năm đã nhìn thấy mặt hạn chế của phúc lợi xã hội chủ nghĩa và bắt đầu tiến hành cải cách.

Vào ngày 24/5/2005, Thụy Điển đã tổ chức một cuộc tranh luận kịch liệt công khai giữa liên minh cánh tả cầm quyền (ủng hộ phúc lợi xã hội  chủ nghĩa cao) và phe bảo thủ đối lập (chủ trương xóa bỏ phúc lợi xã hội chủ nghĩa cao). Sau cuộc tranh luận, khoảng một nghìn người dân đã chấp nhận cuộc thăm dò ý kiến. Kết quả, 24% tin rằng Đảng Bảo thủ thắng cuộc tranh luận, 23% tin rằng Đảng Dân chủ Xã hội thắng, 18% cho rằng hai bên là ngang nhau và 36% trả lời “không biết”. Mặc dù điều này không thể hiện xu hướng ủng hộ cuộc bầu cử, nhưng so với cuộc bầu cử năm 1995, khi mà 48,6% phiếu bầu ủng hộ liên minh cánh tả và 25% ủng hộ Đảng Bảo thủ, thì hành động xóa bỏ chủ nghĩa xã hội của Thụy Điển ngày càng nhận được sự đồng tình của nhiều người hơn.

Năm 2010, ở Thụy Điển, tổng số tiền trợ cấp thất nghiệp, ốm đau và tai nạn lao động chỉ bằng một nửa so với năm 1975. Từ năm 2005 đến năm 2010, trợ cấp ốm đau cho công nhân sản xuất hàng năm giảm 5%. Tờ Nhật báo Thụy Điển từng đăng một bài báo bình luận rằng Thụy Điển đang từ bỏ “mô hình Thụy Điển” nổi tiếng.

Từ “Báo cáo Kinh tế năm 2019 của Tổng thống” (2019 Economic Report of the President) trình Quốc hội vào tháng 4/2019, Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng đã chỉ ra, nếu như Venezuela tham gia vào chủ nghĩa xã hội và để cho đất nước giàu có này chóng vánh biến thành nghèo khó, thì sự thành công của mô hình kinh tế Bắc Âu giữ được sức sống của mình lại bởi vì họ đã từ bỏ xã hội chủ nghĩa.

Điều gì đã xảy ra ở Thụy Điển trong một năm qua? Thụy Điển, quốc gia thành lập Viện Khổng Tử đầu tiên ở châu Âu cách đây 15 năm, và giờ đây họ đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu “loại bỏ” các Viện Khổng Tử trên lãnh thổ của mình. Thụy Điển chưa bao giờ tôn trọng chính sách ngoại giao sói chiến của ĐCSTQ, mà ngược lại luôn là giữ thái độ kiên quyết. Trong quá khứ, 116 thành phố ở Thụy Điển thiết lập quan hệ hữu nghị với các thành phố ở Trung Quốc đại lục, và hiện nay gần 100 thành phố đã hủy bỏ kiểu quan hệ hợp tác này.

Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, các kênh truyền thông của ĐCSTQ đã liên tục công kích việc Thụy Điển xử lý dịch bệnh như một hành động “đầu hàng”. Mặc dù vậy, Thụy Điển kiên quyết không sao chép cách làm phong tỏa thành phố và dùng vũ lực ép buộc đeo khẩu trang như ĐCSTQ vẫn làm.

Trong nửa cuối năm, sau khi ĐCSTQ áp đặt Luật An ninh Quốc gia lên Hồng Kông, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên thuộc Liên minh châu Âu phản đối. Ngày 1/6 năm nay, kênh truyền thông NTD ở Mỹ đưa tin, 17 thành viên quốc hội Thụy Điển đã ký một bức thư công khai của cựu Thống đốc Hồng Kông Chris Patten lên án ĐCSTQ.

Khi các quốc gia châu Âu khác còn đang chần chừ lưỡng lự, thì Thụy Điển đã dũng cảm đứng lên.

Tính đến cuối tháng Mười, số liệu tích lũy các ca nhiễm virus ở Pháp đã vượt 1,1 triệu, đứng đầu châu Âu và đứng thứ 5 trên thế giới. Vào đầu tháng 11, Pháp lại bắt đầu phong tỏa, và thế giới đã phải thốt lên rằng đợt dịch thứ hai đã đến.

Pháp vẫn đang trong giai đoạn quan sát xu hướng của ĐCSTQ trong một số lĩnh vực công nghệ cao và thậm chí cả những lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia. Ví dụ, một thời gian trước, Tổng thống Pháp Macron vẫn còn tuyên bố rằng sẽ không loại bỏ bất kỳ công ty nào tham gia vào việc xây dựng 5G của Pháp, bao gồm cả Huawei.

Các quốc gia châu Âu ủng hộ ĐCSTQ thường có dịch bệnh nghiêm trọng. Ví dụ, Ý, quốc gia châu Âu đầu tiên ký kết “Một vành đai, một con đường” với ĐCSTQ, cũng chính là quốc gia đầu tiên ở châu Âu bị tấn công bởi đại dịch. Thủ tướng Tây Ban Nha ủng hộ và thông qua “Một vành đai, một con đường”, đồng thời với việc tạo điều kiện cho Huawei trở thành nhà cung cấp lõi 5G của quốc gia đã khiến dịch bệnh ở Tây Ban Nha trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Chủ nghĩa cộng sản tại Ấn Độ đang lan tràn với gần 2 triệu đảng viên, nhiều chính phủ có quan hệ lợi ích mật thiết và lâu dài với ĐCSTQ. Trong vài năm qua, họ cũng tham gia vào“con ngựa thành Troy”  của ĐCSTQ – Ngân hàng Đầu tư Châu Á AIIB, kết quả là Ấn Độ cũng đã rơi vào vũng lầy của virus Trung Cộng…

Sự trùng hợp thứ Ba: Không có ca nhiễm mới ở Đài Loan trong 200 ngày liên tục

Kể từ ngày 13/4 năm nay, Đài Loan đã duy trì kỷ lục không lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán liên tục trong 200 ngày.

Theo báo cáo của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), lần cuối cùng Đài Loan báo cáo một ca nhiễm mới là vào ngày 12/4 năm nay. Thành tích độc nhất vô nhị này đã khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.

Kể từ sau đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán, đã có 553 ca nhiễm ở Đài Loan, và chỉ có 7 trường hợp tử vong.

Giáo sư Peter Collignon của Khoa bệnh truyền nhiễm, Trường Y Đại học Quốc gia Úc cho biết: “Cho đến nay, Đài Loan là quốc gia duy nhất có thể loại bỏ sự lây lan của COVID-19 trong cộng đồng. Có thể nói đây là kết quả tốt nhất trên thế giới. Rất ấn tượng!”

Tại sao Đài Loan và Hồng Kông thành công trong việc chống lại dịch bệnh? Có thể tóm gọn lại như sau, thứ nhất, họ không tin vào ĐCSTQ; thứ hai, họ không tin vào WHO; thứ ba, họ đã đóng cửa quốc gia sớm nhất có thể. 

Chính vì cục diện thay đổi từ phong trào “chống dẫn độ” của Hồng Kông vào năm 2019, Đài Loan đã thức tỉnh khỏi sự phụ thuộc và ảo tưởng kinh tế vào ĐCSTQ, “phản cộng” đã trở thành nguyện vọng và lựa chọn chung của người dân Đài Loan, sự nhất trí này gần như đã đạt đến một mức cao chưa từng có.

Sự trùng hợp thứ Tư: Hai ngày 23/1 cách nhau 20 năm

Ngày 23/1/2020, Vũ Hán thông báo phong tỏa thành phố do dịch bệnh vượt quá tầm kiểm soát. Dịch bệnh được phát hiện vào cuối tháng 12/2019, nhưng ĐCSTQ đã che giấu tin tức này, thậm chí còn bắt giữ các nhân viên y tế đã tiết lộ sự thật dưới danh nghĩa ngăn chặn tung tin đồn thất thiệt.

Cũng đúng vào ngày này 20 năm trước (ngày 23/1/2001), đã xảy ra một vụ việc gây chấn động thế giới, chính là “vụ tự thiêu giả ở quảng trường Thiên An Môn”. Năm 1999, tập đoàn Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Tuy nhiên, trước sự nghi ngờ của người dân, ngay cả chính quyền các địa phương cũng tỏ ra không mặn mà đối với cuộc đàn áp, Giang Trạch Dân đã một tay tự biên và ra lệnh dàn dựng một vụ án oan thế kỷ – “tự thiêu giả Thiên An Môn”.

Quảng trường Thiên An Môn không có bình cứu hỏa, cảnh sát cũng chưa bao giờ tuần tra với bình cứu hỏa. Vậy bằng cách nào có thể huy động được cả hơn chục bình cứu hỏa và chăn chữa cháy chỉ trong vài phút? Với một chút tỉnh táo để phân tích, những người lý trí đều có thể nhìn ra rất nhiều sơ hở trong đoạn video quay lại. Tuy nhiên, khi cảnh tượng bi thảm và phi lý như vậy được phát sóng với cường độ cao mỗi ngày, sự tức giận của người dân đã bị kích động đến mức không thể kiểm soát, rất nhiều người đã trở nên hoài nghi trước sự kỳ diệu của môn tập và lòng tốt của các học viên Pháp Luân Công mà họ từng chứng kiến trước đây.

Kim giờ lịch sử đã điểm, trong lừa dối cũng không sai biệt một phút nào. Ngày này 20 năm trước, đã diễn ra vụ dàn dựng “tự thiêu giả Thiên An Môn”, cho đến cùng ngày đó vào 20 năm sau, sự gian dối của ĐCSTQ đã khiến đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát dẫn đến toàn thành phố phải phong tỏa. Đây chính là “người tính không bằng trời tính”, bản chất dối trá của ĐCSTQ chưa bao giờ thay đổi trong 20 năm qua, sự trùng hợp của thời gian, thực ra lại là không ngẫu nhiên, đó chính là ngụ ý nói cho mọi người biết rằng đã đến lúc phải thức tỉnh khỏi sự dối trá của ma quỷ!

Trong lịch sử, cuộc đàn áp Thiên chúa giáo đã dẫn đến cái chết đen thảm khốc ở Châu Âu, bệnh dịch từ trên trời rơi xuống đã dẫn đến cái chết của hàng chục triệu người. Hay như trong “tam vũ nhất tông” – bốn lần pháp nạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử Phật giáo Trung quốc, tất cả những kẻ tấn công Phật Pháp đều phải lãnh quả báo đau đớn chí mạng. Vậy thì đối với những kẻ bức hại tàn nhẫn trên quy mô lớn đối với Pháp Luân Công và các học viên từ năm 1999 đến này, làm sao có thể chắc chắn rằng họ sẽ không phải lãnh hậu quả gì?

Sự trùng hợp thứ Năm: Tiên đoán thời gian và địa điểm trong “Lưu Bá Ôn bia ký”

Tại Trung Quốc, “Dự ngôn của Lưu Bá Ôn trên bia đá tại núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây”  không khỏi khiến người ta phải tấm tắc ngưỡng mộ. Không ít người sau khi đọc toàn văn nội dung bia đá đã phải xuýt xoa công nhận rằng, đây là một thực tế không thể bác bỏ. Trí tuệ cổ nhân được thể hiện qua lời tiên tri này quả thực rất đáng suy ngẫm.

Trên “Lưu Bá Ôn bia ký” viết:

Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, Nên xem giữa cửu Đông tháng Mười.”

Cửu sầu thi thể không người liệm, Thập sầu khó qua năm Heo Chuột.”

Giải:

Nếu hỏi dịch bệnh lúc nào sẽ đến, thì đó chính là tháng 9, tháng 10 (Âm lịch) mùa đông.

Trong mười việc sầu lớn, thì việc sầu thứ Chín chính là thi thể không người liệm, việc sầu thứ Mười chính là khó qua năm heo chuột.

Một điều trùng hợp là dịch viêm phổi Vũ Hán cũng bắt đầu từ mùa đông, và xem lịch âm có thể thấy rằng năm 2019 là năm heo và năm 2020 là năm chuột.

Về phạm vi của nạn dịch, bia ký viết như sau:“Tam phiền Hồ Quảng gặp đại nạn, tứ sầu các tỉnh khởi lang yên.”

Giải: Dịch bệnh sẽ xảy ra đầu tiên từ “Hồ Quảng” (Hồ Bắc, Hồ Nam), sau đó sẽ lan ra khắp các tỉnh trên toàn quốc. Để đối phó với bệnh dịch, thiên hạ đâu đâu cũng thấy không khí căng thẳng, như “lang yên” (khói sói – người ta thường đốt phân sói để báo động).

Để ý rằng nơi bắt đầu dịch là ở Vũ Hán, và thành phố này thuộc Hồ Bắc, Trung Quốc.

Trong lịch sử, trước khi diễn ra các đại sự, rất nhiều nhà tiên tri, những bậc giác ngộ và các cao nhân thông qua quan sát thiên tượng có thể biết trước tương lại, họ đã khéo léo ghi lại bằng những ngôn ngữ rất đặc biệt. Có thể kể đến như, “Mã tiền khóa” của Gia Cát Lượng và “Mai hoa thi” của Thiệu Ung, “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn…

Khi đưa những gì đã xảy ra so sánh với những lời tiên tri kỳ diệu này, có thể phát hiện rằng mức độ đồng nhất quả thực rất cao. Trên thực tế, những lời tiên tri nổi tiếng này đang ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm hơn từ thế giới.

Phải chăng “Lưu Bá Ôn bia ký” chính là cách trời xanh mượn lời cao nhân để cho chúng ta hiểu được nguyên nhân và cách tránh khỏi nạn dịch?

Sự trùng hợp nối tiếp nhau ở trên có phải chỉ là ngẫu nhiên? Hay là “Trời cao có đức hiếu sinh” đang chỉ lối cho những người tốt ở thế gian?

Điều gì sẽ xảy ra với đợt bùng phát dịch thứ hai?

Gần đây, Tân Cương, Thanh Đảo, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Giang Tây, Chiết Giang đều xảy ra dịch bệnh.

Chủ tịch Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc Thiên Tân, ông Trương Bá Lễ (Zhang Boli) cho biết, virus Trung Cộng đã đột biến và khả năng lây nhiễm ngày càng tăng, gây ra ngày càng nhiều ca nhiễm không triệu chứng. Đợt dịch thứ hai có thể bùng phát vào mùa thu đông năm nay.

Đoạn video truyền bá trên mạng cho thấy vào ngày 28/10, làng Dương Địa, thị trấn Cự Tự, huyện Văn Thành, Ôn Châu, Chiết Giang đã bị phong tỏa.

Cũng cùng ngày, chính quyền huyện Bộc Dương, tỉnh Hà Nam thông báo có một ca nhiễm không triệu chứng và 2 ca tiếp xúc gần gũi là ở các quận khác, hiện tại vẫn đang tiếp tục điều tra.

Vào ngày 29/10, một ca tái nhiễm đã được phát hiện tại thành phố Quý Tây, tỉnh Giang Tây.

Ngày 30/10, trên mạng đăng tải thông tin khách sạn quốc tế Cẩm viên Trương Phi (Jinyuan Zhangfei) ở thành phố Lãng Trung, tỉnh Tứ Xuyên bất ngờ bị cảnh sát phong tỏa. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật địa phương đã cử nhân viên phòng chống dịch đến điều tra những người trong khách sạn.

Một đoạn video được cư dân mạng đăng tải cho thấy, vào ngày 31/10, một nhân viên mặc quần áo bảo hộ trong một tòa nhà dân cư ở thành phố Quý Khê đang điều tra đăng ký. Lối vào vào tòa nhà bị đóng chặt và những người nhiễm bệnh đã được đưa đến Bệnh viện Nhân dân Quý Khê để cách ly và điều trị. Sau đó, cư dân mạng này thông báo rằng đã chẩn đoán chính xác ca nhiễm ở khu vực phía nam của nhà máy luyện kim Quý Khê.

Cùng ngày 31/10, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh huyện Bá Châu, tỉnh Hà Bắc đã ra thông báo, khẩn cấp tìm kiếm 2 người tiếp xúc gần với ca nhiễm không triệu chứng.

Trả lời phỏng vấn của truyền thông Trung Quốc Đại Lục, bác sĩ Trương Văn Hoành, Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phục Đán cũng cho biết, đợt dịch thứ hai bùng phát trở lại sẽ mạnh hơn nhiều so với đợt đầu tiên. Đợt dịch thứ hai ở Trung Quốc trong mùa đông năm nay là không thể tránh khỏi. Ông cũng cho biết 80% ca nhiễm là không triệu chứng, điều này rất đáng sợ.

Điều kỳ diệu trong thảm họa viêm phổi Vũ Hán

Điều gì sẽ xảy ra với đợt đại dịch thứ hai? Mọi người không thể có được thông tin chính xác, đặc biệt là dưới sự phong tỏa thông tin chặt chẽ của ĐCSTQ thì lại càng khó biết được sự thật. Bao nhiêu người đã chết trong trận dịch đầu tiên ở Vũ Hán vẫn còn là một bí ẩn. Chúng ta không thể kiểm soát những thứ bên ngoài, chúng ta chỉ có thể kiểm soát nội tâm của chính mình. Sự thức tỉnh tâm linh mới là đích đến chân chính của mọi người.

Lại nói về phần cuối của “Lưu Bá Ôn bia ký”, Lưu Bá Ôn đã dùng thủ pháp tách chữ bí ẩn để lưu lại cho mọi người ba chữ kỳ diệu:

“Thất nhân nhất lộ tẩu, dẫn dụ tiến liễu khẩu,

Tam điểm gia nhất câu, bát vương nhị thập khẩu,

Nhân nhân hỉ tiếu, cá cá bình an.”

Tạm dịch nghĩa:

“Bảy người đi một đường, dẫn dụ tiến vào cửa,

Ba chấm thêm móc câu, tám vua hai mươi miệng,

Người người cười vui, người người bình an.”

Thử giải: Cách đoán chữ ở đây rất thú vị.

Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ tiến vào khẩu”: chính là chữ “Chân” (眞), viết theo tả pháp cổ đại. Chữ “Chân (眞) có thượng bộ là chữ “thất” (七), nghĩa là “bảy”; hạ bộ là do “nhân” (人) và “nhất” (一) tổ hợp mà thành, nghĩa là “một đường chạy”; đem phần “cung” (弓) của chữ “dẫn” (引) xếp đan xen vào chữ “khẩu” (口) thì tạo thành chữ “mục” (目), đây chính là phần giữa của chữ “Chân” (眞).

Ba chấm thêm móc câu“: chính là chữ “Nhẫn” (忍). Trong ba chấm này, đem một chấm đan vào bộ “đao” (刀) ở nửa trên của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “nhẫn” (刃); rồi lại đem hai chấm đặt lên nửa dưới “厶” của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “tâm” (心); chữ “nhẫn” (刃) đặt trên chữ “tâm” (心) chính là chữ “Nhẫn” (忍).

Bát Vương nhị thập khẩu“: chính là chữ “Thiện” (善). Chữ “Thiện” (善) từ trên xuống dưới là do “bát” (八) (lật ngược), “Vương” (王), “chấp” (廿) (nghĩa là 20), và “khẩu” (口) tổ hợp thành.

“Lưu Bá Ôn bia ký” nói với mọi người ba chữ quý giá nhất: Chân, Thiện, Nhẫn. (Ảnh Internet)

Ba chữ quý giá này chính là “Chân, Thiện, Nhẫn”. Văn tự Trung Quốc chứa đựng trí tuệ vô tận, để lại manh mối cho thế hệ mai sau khám phá về Thiên đạo (lẽ trời). Nếu con người thế gian hữu duyên có thể hiểu được “Chân ngôn” mà Lưu Bá Ôn đã ghi lại, thì đúng như lời cuối cùng ghi trên tấm bia: “Người người cười vui, người người bình an.”

Liệu có ngẫu nhiên không khi người tu Pháp Luân Công cũng chiểu theo đặc tính vũ trụ chính là ba chữ “Chân, Thiện, Nhẫn” này để tu luyện?

Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một phương pháp tập luyện khí công truyền thống dựa trên các đặc tính Chân, Thiện, Nhẫn của vũ trụ. Ngay từ báo cáo năm 1998 về sức khỏe điều tra trên hơn mười ngàn người, các học giả đã phát hiện ra rằng, mặc dù đây không phải là môn tập vì mục đích chữa bệnh, nhưng tỷ lệ đạt hiệu quả chữa bệnh và tăng cường thể lực của Pháp Luân Công là đến 98%.

Bài viết của Lý Hiểu Chân thể hiện quan điểm và nhận định riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên minghui.org

Đăng theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP