Một cuộc kỳ ngộ đã khiến triết gia người Anh vứt bỏ chủ nghĩa duy vật, nương thân vào cửa Phật. Và sư phụ của ông hóa ra là một trong mười đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. (Được cung cấp bởi Bí ẩn chưa được giải đáp)
Điều này khiến mọi người đều bối rối, chẳng phải Tiến sĩ Berkson nguyên là một học giả duy vật sao? Ông ấy đã quy y cửa Phật như thế nào? Chẳng phải Đại đức Ca Diếp là người sống cách đây 2500 năm sao? Làm thế nào mà Tiến sĩ Berkson gặp được ông ấy?
Xin chào quý vị độc giả, chào mừng quý vị đến tham khám những bí ẩn chưa được giải đáp của chúng tôi. Câu chuyện của chúng ta hôm nay bắt đầu bằng một cuộc gặp gỡ kỳ lạ.
Cuộc kỳ ngộ của Tiến sĩ Berkson
Một ngày vào đầu thế kỷ trước, một sự tình phi thường đã xảy ra tại một hội thảo học thuật vốn bình thường ở London. Tiến sĩ triết học Berkson, người đã lâu mọi người không gặp, bỗng xuất hiện. Tiến sĩ Berkson được biết đến với công trình nghiên cứu triết học duy vật, cho đến năm 1956, chuyên khảo “Nghiên cứu triết học duy vật” của ông đã được tái bản liên tiếp mười bảy lần.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Berkson, người có mặt lần này, không chỉ mặc một chiếc áo cà sa màu vàng sậm, mà còn vui mừng thừa nhận rằng ông đã xuất gia tu hành, nói rằng sư phụ của ông là Đại đức Ca Diếp (Kasyapa), người đã thừa kế chiếc áo choàng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Điều này khiến mọi người đều bối rối, chẳng phải Tiến sĩ Berkson nguyên là một học giả duy vật sao? Ông ấy đã quy y Phật giáo như thế nào? Không phải Đại đức Ca Diếp là người sống cách đây 2500 năm sao? Làm thế nào mà Tiến sĩ Berkson gặp được ông ấy? Ông ấy đã xuyên việt thời không ư?
Berkson lắc đầu và nói, không phải, không phải. Sau đó, Berkson chậm rãi kể về cơ duyên kỳ ngộ của mình tại Ấn Độ. Ông luôn rất hứng thú với văn hóa Ấn Độ, vì vậy 5 năm trước ông ấy đã tự học tiếng Phạn và các ngôn ngữ Ấn Độ khác, và bắt đầu đi du lịch vòng quanh Ấn Độ. Một ngày nọ, khi đang du ngoạn sâu trong núi Linh Lộ, ông đã gặp một lão nhân. Lão nhân từ đâu bỗng đột nhiên xuất hiện để trò chuyện với ông, rồi biến mất. Sau khi làm quen dần dần, một ngày nọ, lão nhân nói muốn đưa Berkson đi du lịch tới những nơi mà người thường không thể đến được, giúp ông mở rộng nhãn giới. Berkson rất hứng thú liền đồng ý.
Lão nhân mang ông xuống đáy vách đá, vỗ liên tiếp ba chưởng vào tường đá, tường đá đột nhiên nứt mở ra, bên trong tối đen như mực. Lão nhân nắm tay ông tiến vào. Berkson ban đầu hơi lo ngại, nhưng không ngờ vừa đi được mấy bước, hang động đột nhiên sáng trưng, trong tâm Berkson cảm thấy thăng khởi một niềm vui chưa từng có. Hai người đi về phía trước ước chừng một dặm, bỗng chốc cảnh vật đột nhiên tươi sáng, chỉ thấy hàng ngàn tòa lầu nối tiếp nhau không dứt, tỏa ra ánh sáng lung linh như đá quý, chạm khắc họa tiết tinh mĩ và rực rỡ, tuyệt đối không phải những thứ thuộc về nhân gian.
Khi Berkson tiến vào, ông phát hiện bên trong có rất nhiều sách, thiên văn địa lý, không gì không có. Ông lao đầu vào đống sách và đọc ngấu nghiến. Đọc xong, ông phát hiện, thành tựu khoa học hàng trăm năm của Châu Âu so với nó chẳng khác nào lửa bếp so với Mặt Trời, chốc chốc lại lụi tàn. Điều khiến ông ngạc nhiên hơn nữa là ánh sáng ở đây không biết từ đâu mà đến, tựa hồ như mọi thứ đều đang phát sáng, khiến ông thân tâm thư thái thông mẫn.
Lão nhân dường như hiểu được tâm tư của Berkson, nói với ông: “Đây là tịnh thổ của ta, và ánh sáng này xuất ra từ tâm tính của ta. Ta và con có duyên sư – đệ, bây giờ cơ duyên đã chín muồi, mới dẫn con đến nơi này, khai sáng tâm trí của con. Con hiện tại có thể đi rồi.” Sau đó liền mang Berkson trở về đường cũ. Lão nhân cũng dặn bảo ông đến chùa Shwedagon ở Yangon, Myanmar, để xuất gia. Berkson hỏi lão nhân danh tính là gì. Lão nhân nói, đến lúc đó con sẽ được biết.
Chùa Shwedagon ở Yangon là ngôi chùa linh thiêng nhất ở Myanmar. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được xây dựng từ khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Có bốn bảo vật được cung phụng trong tháp. Trong số đó có tám sợi tóc của Thích Ca Mâu Ni và chiếc áo cà sa do đại đệ tử của Thích Ca Mâu Ni, Đại đức Ca Diếp mặc. Sau khi đến đó, Berkson đi quanh chùa để hành lễ bái, quỳ gối lập thệ, rằng trong tương lai ông sẽ là đệ tử của lão nhân núi Linh Lộ. Kể từ đó, Berkson khoác lên mình chiếc tăng bào và bắt đầu chu du khắp Ấn Độ khất thực. Ba năm sau, trong lúc thiền định, Berkson đột nhiên ngộ ra rằng sư phụ của mình – lão nhân núi Linh Lộ, chính là Đại đức Ca Diếp.
Câu chuyện này xuất phát từ cuốn sách có tên “Biện luận trong giới tiến sĩ” của Tiến sĩ Andrews người Anh. Sau khi cuốn sách được dịch sang tiếng Trung và xuất bản vào những năm 1950, nó đã dẫn khởi sự hưởng ứng lớn trong giới Phật học. Bởi vì trong giới Phật học luôn có một thuyết pháp rằng Đại đức Ca Diếp chưa từng ly thế, ông ấy vẫn đang chờ đợi một người nào đó trên thế gian này. Bất quá người đó không phải là Tiến sĩ Berkson. Vậy người ông ấy chờ là ai?
Kasyapa đã xuất gia tu hành như thế nào?
Đầu tiên chúng ta hãy giới thiệu sơ lược về Đại đức Ca Diếp. Hai nghìn năm trăm năm trước, Đại đức Ca Diếp sinh ra trong một gia đình giàu có ở Magadha, Ấn Độ. Ông ấy từ nhỏ đã khác với những đứa trẻ khác, bẩm sinh lục căn thanh tịnh, không hứng thú với bất cứ thứ gì, nhất tâm nhất ý chỉ nghĩ đến xuất gia tu hành, bất kể trong nhà chỉ có mình ông là con trai, cha mẹ lại càng lưu luyến nên ông dù muốn xuất gia nhưng bất thành. Đợi đến khi Ca Diếp hơn 30 tuổi, sau khi song thân cùng qua đời, ông mới quyết định rời nhà truy tầm pháp môn tu luyện. May mắn thay, người vợ dịu hiền chí đồng đạo hợp đã không ngăn cản ông.
Thật trùng hợp, vào ngày Ca Diếp xuất gia, Thích Ca Mâu Ni đã khai ngộ dưới cội Bồ Đề. Nhưng tất nhiên Ca Diếp không biết điều đó, vì vậy ông đã tìm kiếm những danh sư khắp nơi, sơn nam hải bắc đều đã tới, nhưng đều không tìm thấy, quả là “biến tầm danh sơn quân bất kiến”. Cho đến một ngày vào hai năm sau, cơ duyên cuối cùng cũng thành thục, ông được nghe Đức Phật Thích Ca giảng Pháp tại Vương quốc Uyên Già, cảm thấy từng câu từng câu lọt vào tai, “đây chính là điều mà tôi muốn tìm”, Ca Diếp vô cùng hân hoan, tiếp thụ nghi thức cạo đầu, trở thành một đệ tử xuất gia của Đức Phật Thích Ca.
Tất cả các đệ tử của Thích Ca Mâu Ni đều phải mang bát đi khất thực, và Ca Diếp cũng không ngoại lệ. Liên quan đến khất thực, có lưu truyền một câu chuyện rất thú vị. Tăng nhân Tu Bồ Đề chỉ đến những nhà phú quý để khất thực, nói rằng những người nghèo không có bao nhiêu lương thực dư thừa, không muốn làm tăng thêm gánh nặng cho họ. Nhưng Ca Diếp đã làm ngược lại, xin người nghèo không xin người giàu. Ông nói, ông hướng người nghèo mà xin ăn, tương lai có thể cho họ phúc báo, những người này khi lai thế sẽ không phải chịu nghèo khó nữa. Còn đối với người giàu nhiều phúc, thì chỉ như thêm hoa vào gấm vốn đã nhiều hoa. Có một lần, để cứu độ một bà lão nghèo khó và bệnh tật, Ca Diếp đã vui vẻ uống nước vo gạo mà bà lão đưa cho mình trên một viên ngói. Tuy nhiên, đó là một trong số ít khẩu phần ăn còn sót lại của bà lão. Không lâu sau khi bà lão qua đời, nhờ tâm kiền thành bố thí mà bà đã được thăng lên thiên đàng và trở thành một thiên nữ mỹ lệ.
Tu Bồ Đề và Ca Diếp có phương pháp khất thực khác nhau, nhưng Thích Ca Mâu Ni đều không tán đồng. Tại sao? Bởi vì Thích Ca Mâu Ni tin rằng không nên đối đãi khác biệt giữa người nghèo và người giàu, hết thảy đều tùy duyên, bước đến cửa nhà nào đều hướng tới nhà đó khất thực là tốt nhất. Tuy nhiên, Ca Diếp vốn là một người xuất thân phú quý, tâm từ bi vì người khác mà cam nguyện chịu khổ, đã được Đức Phật khen ngợi.
Trên thực tế, Ca Diếp cũng là một trong những đệ tử có ngộ tính cao nhất của Đức Phật Thích Ca. Vào năm đó, khi một pháp hội được tổ chức trên núi Linh Thứu, thiên vương Đại Phạn đã dâng hoa lên Đức Phật và thỉnh Đức Phật giảng Pháp. Đức Phật lên ngôi Pháp Hoa, niêm hoa thị chúng. Dưới đài có rất đông người, đều ngẩn ra nhìn, chỉ có Ca Diếp khẽ mỉm cười. Đức Phật ngồi trên đài nói, duy chỉ có Ca Diếp mới biết tâm nguyện của ta. Đây cũng là nguồn gốc của điển cố “Niêm hoa nhất tiếu”. Trong số rất nhiều đệ tử của Thích Ca, chỉ có Ca Diếp là hiểu rõ nhất tâm của Phật Đà.
Chờ đợi Phật Di Lặc
Vì vậy, trước khi nhập Niết bàn, Thích Ca Mâu Ni đã phó thác cho Ca Diếp một đại sự. Mọi chuyện phải bắt đầu với ma vương Ba Tuần. Khi Thích Ca Mâu Ni đang giảng Pháp, ma vương Ba Tuần đã cố gắng cản trở phá hoại Thích Ca, nhưng đều không thành công. Tuy nhiên, ma vương Ba Tuần không thừa nhận thất bại, uất hận nói:
“Đến thời kỳ mạt pháp, ta sẽ cho đồ tôn đồ tử của ta hỗn nhập vào chùa của ngươi, mặc áo cà sa của ngươi, bóp méo kinh điển của ngươi, khiến chúng phá hoại giới luật của ngươi, phá hoại Phật Pháp của ngươi, để đạt được mục tiêu mà ta không thể đạt được bằng vũ lực ngày hôm nay…..”
Thích Ca Mâu Ni khi đó đã rơi nước mắt, vì ông biết rằng những gì Ba Tuần nói là sự thật. Đợi đến khi thế giới bước vào thời kỳ mạt pháp, công pháp mà ông truyền sẽ không thể độ nhân nữa, và những đồ tôn đồ tử của ma vương sẽ thừa cơ phá hoại. Không phải do Phật Pháp như thế nào, mà là vì đạo đức của con người đã xuống dốc đến mức Pháp của Thích Ca không còn có thể cứu độ chúng sinh. Tuy nhiên, Thượng Thiên có đức hiếu sinh. Đến thời kỳ này, tương lai đức Phật Di Lặc sẽ hạ thế cứu độ thế nhân. Khi đó, Ngài sẽ mang đến một bộ Pháp hoàn toàn mới, thích hợp cho con người thời đó tu hành.
Điều này kỳ thực ra không có gì kỳ lạ. Bởi vì trước khi Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp, Bà La Môn giáo đang thịnh hành ở Ấn Độ đã tiến vào thời kỳ mạt pháp. Tín ngưỡng của họ không còn có thể độ nhân nữa. Khi Pháp mà Thích Ca Mâu Ni truyền không còn linh nữa, lại có một vị Phật với một bộ Phật Pháp khác xuất thân cứu độ thế nhân, có thể nói đó là sự tình tất yếu.
Điều mà Thích Ca Mâu Ni phó thác cho Đại đức Ca Diếp sau khi Ngài nhập Niết bàn, chính là đợi đến khi Đức Phật Di Lặc xuất thế, sẽ trao lại áo cà sa và xá lợi của Ngài cho vị Phật tương lai này. Một khi y phục Phật được trao lại, chính là biểu thị sự buông tay hoàn toàn, tín ngưỡng nhân gian được giao lại cho Đức Phật Di Lặc quản lý.
Vậy Đại đức Ca Diếp ở đâu, và ông ấy đã đợi Đức Di Lặc như thế nào?
Căn cứ theo “Phó Pháp tàng nhân duyên truyền” trong các tài liệu của Hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng, sau khi Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn, Đại đức Ca Diếp đã kế thừa áo cà sa và bát xin ăn của Đức Phật, dẫn dắt mọi người trì giới tu hành. Khoảng hai mươi hoặc ba mươi năm sau, khi ông đã được một trăm tuổi, đột nhiên muốn thoát ly trần tục, cảm thấy rằng đã đến lúc phải ra đi. Vì vậy, ông hướng dẫn Ananda, một đệ tử lớn tuổi khác của Thích Ca Mâu Ni ở bên ông, kế thừa pháp tàng, và sau đó đi đến thành Vương Xá để cáo biệt đức vua Á Đồ. Thành Vương Xá nằm ở đông bắc Ấn Độ gần Nepal. Nhưng người lính canh nói rằng nhà vua vẫn đang ngủ. Ca Diếp không đợi, mà đi thẳng đến núi Kê Túc, cách thành hơn tám dặm về phía tây nam. Ngọn núi này có ba đỉnh đứng sừng sững, hình chân gà.
Khi Ca Diếp bước đến đó, ba đỉnh núi nứt ra với một tiếng nổ “bang”, tự nhiên hình thành hình dáng của một chiếc ghế thiền. Đại đức Ca Diếp trải cỏ làm đệm và ngồi xuống đả tọa. Thiên nhân vui mừng rải hoa lên người ông. Đại đức Ca Diếp âm thầm tự phát nguyện: “Bây giờ ta sẽ dùng lực thần thông của mình để bảo trì thân thể này, dùng vải vụn làm áo cà-sa để che thân, đợi đến khi Đức Di Lặc giáng sinh thành Phật, ta sẽ đến bái kiến Ngài, hiệp trợ Ngài giáo hóa chúng sinh!” Nói xong, ba đỉnh núi liền hợp lại với nhau, ẩn tàng thân thể của Ca Diếp bên trong.
Khi đức vua Á Đồ tỉnh dậy, ông mới nghe tin Đại đức Ca Diếp đến nói lời cáo biệt cuối cùng. Cảm thấy phiền muộn, nhà vua lập tức rủ Ananda cùng nhau đi đến núi Kê Túc. Núi Kê Túc nguyên lai đã đóng lại thì giờ lại từ từ mở ra. Đại đức Ca Diếp ngồi đoan tọa trong núi, bảo tướng trang nghiêm, trên người được bao phủ bởi những bông hoa mạn đà la.
Đức vua Á Đồ bỗng bi thương bật khóc thành tiếng. Sau khi ưu thương qua đi, ông muốn dùng loại gỗ hương tốt nhất để tổ chức lễ hỏa táng cho Ca Diếp. Nhưng Ananda đã ngăn nhà vua lại. Rõ ràng, Ananda đã biết về sứ mệnh của Đại đức Ca Diếp.
Điều thú vị là còn có một ngọn núi kê túc (chân gà) ở Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc. Trên đỉnh núi có nhiều đỉnh núi, hình thành hình dạng hoa sen tự nhiên. Phía trước núi có ba ngọn, phía sau có một đỉnh núi hình chân gà. Người dân Đại Lý cổ đại tin rằng đây là nơi Đại đức Ca Diếp nhập thiền và chờ đợi Đức Phật Di Lặc. Trong hàng ngàn năm, nhiều đền chùa đã được xây dựng trên núi để tưởng nhớ Đại đức Ca Diếp, và hiện nay nó đã nghiễm nhiên trở thành thánh địa Phật giáo ở Tây Nam Trung Quốc.
Kê Túc sơn có thế núi nhìn tựa như hình chân gà. (Ảnh: weibo)
Cho dù đó là núi Kê Túc ở Ấn Độ hay núi Kê Túc ở Trung Quốc, sự thật rằng Ca Diếp đang chờ đợi Đức Di Lặc đã được lưu truyền rộng rãi trong các tín đồ Phật giáo trong suốt 2.500 năm qua. Giờ đây, những cuộc phiêu lưu của tiến sĩ Berkson đang chuyển tải thông điệp này đến một thế giới rộng lớn hơn. Vậy thì rốt cuộc thời kỳ mạt pháp là khi nào, và Đại đức Ca Diếp có đúng là đang đợi Đức Phật Di Lặc không? Chúng tôi sẽ có cơ hội để thảo luận với quý vị một lần nữa trong tương lai.
Xem thêm: Đi tìm Cứu Thế Chủ - Người cứu độ chúng sinh khỏi đại nạn thời mạt kiếp| TCT Khám Phá