ĐCSTQ yêu cầu các gia đình dự trữ đồ dùng cấp thiết, muốn ‘ép người dân ra mỡ’?

ĐCSTQ yêu cầu các gia đình dự trữ đồ dùng cấp thiết, muốn ‘ép người dân ra mỡ’?

ĐCSTQ yêu cầu các gia đình dự trữ đồ dùng cấp thiết, muốn ‘ép người dân ra mỡ’?

ĐCSTQ yêu cầu các gia đình dự trữ đồ dùng cấp thiết, muốn ‘ép người dân ra mỡ’?

ĐCSTQ yêu cầu các gia đình dự trữ đồ dùng cấp thiết, muốn ‘ép người dân ra mỡ’?
ĐCSTQ yêu cầu các gia đình dự trữ đồ dùng cấp thiết, muốn ‘ép người dân ra mỡ’?
Chủ nhật, 26-01-2025 00:27, (GMT+07:00)
ĐCSTQ yêu cầu các gia đình dự trữ đồ dùng cấp thiết, muốn ‘ép người dân ra mỡ’?
09-11-2020 10:14

Trong một kế hoạch hoạt động nhằm mở rộng nhu cầu trong nước và thúc đẩy tiêu dùng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới đây đã đề xuất một danh sách khuyến nghị các hộ gia đình trên toàn quốc phải dự trữ vật dụng dùng trong trường hợp khẩn cấp, với lý do là để đối phó với nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát vào mùa thu và mùa đông năm nay.

 

ĐCSTQ yêu cầu các gia đình dự trữ đồ dùng cấp thiết, muốn ‘ép người dân ra mỡ’?
Chính quyền ĐCSTQ thúc giục người dân chi tiền để dự trữ hàng khẩn cấp, muốn ‘ép dầu’ từ những người dân bình thường. (Ảnh: Getty Images)

Vào ngày 29/10, Ủy ban Cải cách và Phát triển của ĐCSTQ đã công bố trên trang web của mình một thông báo về “Kế hoạch làm việc để mở rộng nhu cầu trong nước và thúc đẩy tiêu dùng trong tương lai gần”, đồng thời đưa ra các nhiệm vụ nhằm mở rộng nhu cầu trong nước và thúc đẩy tiêu dùng từ 19 khía cạnh.

Điều 15 của kế hoạch này do 14 ban ngành cùng lập ra, nêu rõ rằng cần phải “lập ra danh sách kiến nghị quốc gia về việc dự trữ vật dụng khẩn cấp trong gia đình vào mùa thu đông”, và dựa trên kinh nghiệm của Bắc Kinh và các nơi khác, “Xây dựng phiên bản cơ sở quốc gia về danh sách đồ dùng khẩn cấp cho gia đình được khuyến nghị, và khuyến khích các địa phương đẩy nhanh việc mở rộng danh sách tùy theo điều kiện tại địa phương, đồng thời hướng dẫn các gia đình thành thị cất giữ đồ dùng y tế như tủ sơ cứu gia đình.”

Ở Bắc Kinh và một số nơi khác đã ban hành “Danh sách mở rộng” của phiên bản mở rộng, trong đó liệt kê các loại thực phẩm cấp thiết, dụng cụ bảo vệ cá nhân và nhu yếu phẩm hàng ngày, dụng cụ thoát hiểm và vật dụng sơ cứu, thuốc men, các loại vật dụng và tài liệu có giá trị, v.v.

Chính quyền ĐCSTQ đã vận động tất cả các hộ gia đình trên toàn quốc phải tích trữ đồ dùng và vật dụng y tế khẩn cấp, đặc biệt là thúc giục tất cả các địa phương “tăng tốc” lập danh sách mở rộng, điều này đã làm giới quan sát có nhiều suy đoán.

Nhà nghiên cứu Trọng Đại Quân, cũng là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Quan sát Kinh tế Quân đội Bắc Kinh, đã nói với Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng, vấn đề chính hiện nay là tiêu thụ không đủ, mà nguyên nhân là do tác động của dịch bệnh đã làm giảm thu nhập. Giải pháp của chính phủ cho vấn đề này phải bắt đầu từ tiêu dùng, trước hết là phải gửi tiền, chỉ khi người dân có tiền thì mới có thể mua sắm được.

Trọng Đại Quân nói rằng, nếu người dân có tiền trong tay, họ có thể không tiêu xài sao? Nhưng nếu người dân không có tiền, chính phủ lại đi kêu gọi họ phải tiêu tiền để dự trữ vật tư ứng phó khẩn cấp, đây chẳng phải là “uống thuốc độc để làm dịu cơn khát” sao?

Ông cho rằng mức tiêu dùng của người dân giảm xuống, có nghĩa là họ không có nhiều của cải và không đủ khả năng chi tiêu. Khi người dân không có khả năng tiêu dùng, chính quyền lại bắt người dân phải mua một đống “đồ vô dụng” về để trong nhà để kích cầu tiêu dùng, điều này chẳng phải sẽ càng làm suy giảm khả năng tiêu dùng của người dân hay sao?

Cao Du, một nhân viên truyền thông kỳ cựu ở Bắc Kinh, đã nói với VOA rằng, chính quyền ĐCSTQ đã yêu cầu các gia đình trên khắp cả nước phải dự trữ các mặt hàng tiêu dùng cấp thiết, vì vậy người dân thường sẽ tự nhiên nghĩ đến mối quan hệ căng thẳng Mỹ-Trung và quan hệ tại eo biển Đài Loan, mặc dù bà không nghĩ rằng sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung và tại eo biển Đài Loan sẽ dẫn đến việc chiến tranh bùng nổ. Nhưng ĐCSTQ là lợi dụng tình hình chống Mỹ, để yêu cầu người dân phải tăng việc tiêu dùng không cần thiết.

Cao Du cũng cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã giáng một đòn nặng nề vào hoạt động “xuất khẩu” được coi là một trong những “mũi nhọn” của sự phát triển kinh tế Trung Quốc. Trước tình hình dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu, các ca nhiễm mới tại Hoa Kỳ cũng có xu hướng gia tăng. Một số quốc gia châu u lại một lần nữa phải “đóng cửa thành phố”, lượng đơn đặt hàng ở nước ngoài giảm mạnh đã khiến nhiều công ty xuất khẩu như Quảng Đông phải sa thải nhân viên, thậm chí là phá sản, bà cho rằng cái gọi là “tuần hoàn bên ngoài” mà Trung Quốc hy vọng cũng đang ngày càng trở nên vô dụng.

Bà nói: “Đây là tình cảnh khốn cùng mà toàn thể Trung Quốc đang phải đối mặt, vậy nên họ mới tìm cách để đối phó. Tiêu dùng cũng là một trong những vấn đề chủ chốt. Đầu tư của chính phủ gần như không còn, xuất khẩu không hoạt động và cũng không có đơn đặt hàng. Giờ chỉ có thể là ‘ép dầu’ từ nhân dân mà thôi”.

Minh Huy

Xem thêm:

VIDEO - TRUNG QUỐC ĐÃ TRỞ THÀNH QUỐC GIA XUẤT KHẨU XÁC CHẾT SỐ MỘT THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO?

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP