Đấu đá ác liệt ở Trung Nam Hải: Tập Cận Bình tứ bề khốn đốn

Đấu đá ác liệt ở Trung Nam Hải: Tập Cận Bình tứ bề khốn đốn

Đấu đá ác liệt ở Trung Nam Hải: Tập Cận Bình tứ bề khốn đốn

Đấu đá ác liệt ở Trung Nam Hải: Tập Cận Bình tứ bề khốn đốn

Đấu đá ác liệt ở Trung Nam Hải: Tập Cận Bình tứ bề khốn đốn
Đấu đá ác liệt ở Trung Nam Hải: Tập Cận Bình tứ bề khốn đốn
Chủ nhật, 12-01-2025 07:44, (GMT+07:00)
Đấu đá ác liệt ở Trung Nam Hải: Tập Cận Bình tứ bề khốn đốn
26-10-2020 20:50

Trước thềm Đại hội đảng Trung Quốc, hai phe Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình liên tục có các cuộc thanh trừng khốc liệt chưa từng có ở Trung Nam Hải. Tuy nhiên, phe nhóm “bóng tối” Giang Trạch Dân đã nắm được yếu điểm tâm lý của Tập Cận Bình. Đó chính là Tập Cận Bình một mực bảo vệ ĐCSTQ, ham muốn quyền lực và thích nghe lời xu nịnh.

Đào thoát

"Cuộc chiến Giang và Tập" bắt đầu vào ngày 6/2/2012 khi Vương Lập Quân, cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh, đào thoát đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô. Tại đây, Vương Lập Quân đã tiết lộ rất nhiều bí mật cho Hoa Kỳ: Đồng bọn của Giang Trạch Dân là Chu Vĩnh Khang, lúc đó là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, đã thông đồng với Bạc Hy Lai, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh để chọn thời cơ phát động "đảo chính", nhằm phế bỏ Tập Cận Bình và đưa Bạc Hy Lai lên nắm quyền.

Sau khi Tập Cận Bình biết tin, ngày 15/3/2012 ông ta đã ra lệnh bắt Bạc Hy Lai. Kể từ tháng 1/2013, để giành hoàn toàn quyền lực từ tay Giang Trạch Dân, Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham nhũng, nhưng thực chất là triệt hạ phe phái "Đả hổ diệt ruồi". 

Trong 5 năm qua, 440 quan chức cao cấp từ cấp phó tỉnh (Bộ) trở lên đều đã bị điều tra và xử lý, hầu hết đều do Giang Trạch Dân đề bạt và trọng dụng. Trong một thời gian, phe phái của Giang Trạch Dân đã lâm vào tình cảnh bấp bênh nguy hiểm. 

Tuy nhiên, trước Đại hội đảng lần thứ 19 vào tháng 10/2017, ông Tập đã thỏa hiệp với Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Nhưng nếu chỉ bắt được cướp mà không bắt được đại tặc ắt sẽ hại nước hại dân. Liệu ông Tập có thể sống yên ổn nếu không bắt 2 "đại vương tặc"? Trước và sau Đại hội Đảng lần thứ 19, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã sử dụng đủ chiêu thuật để đối phó với Tập Cận Bình như:

Giả vờ thừa nhận thất bại

Sau khi ông Tập phát động chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, ông đã nêu ra những kế sách của mình, ví dụ như "có kẻ gian thì sẽ có chủ mưu" trong Đảng, về vấn đề này, Tập muốn hạ bẻ kẻ thù nhưng vẫn còn e ngại. 

Với sự ủng hộ mạnh mẽ của Vương Kỳ Sơn, khi đó là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập đã diễn ra rất quyết liệt. Nhiều quan chức  đã chọn cách nhảy lầu, nhảy xuống sông, uống thuốc độc, treo cổ tự tử… để tránh nguy cơ bị bắt và đem ra xét xử.

Để dằn mặt phe Giang, trong danh sách dự lễ quốc tang của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ từ ngày 3/9/2015 đến ngày 18/10/2017, tức trong 2 năm, Giang Trạch Dân bị gạt tên ra khỏi danh sách và không hề được xuất hiện trước công chúng.

Trước Đại hội đảng lần thứ 19, phe Giang Trạch Dân giả vờ thừa nhận thất bại, để thỏa hiệp với ông Tập, thừa nhận tư cách "cốt cán của Tập", và đồng ý ghi "Tư tưởng Tập" vào Hiến pháp đảng. Điều này dẫn đến tình huống Tập Cận Bình cho rằng ông ta đã nắm quyền thành công, đã không bắt giữ và truy cứu trách nhiệm của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng

Cài “thuốc nổ” bên cạnh Tập Cận Bình

Trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa 19, Giang và Tăng đã cài 3 “thân tín” của mình bên cạnh Tập Cận Bình là Vương Hộ Ninh, Hàn Chính và Triệu Lạc Chí. Ba người này đã tham gia Đại hội đảng lần thứ 18, và thay thế vị trí cho 3 người là Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ, và Lưu Văn Sơn, cũng đều tay chân và rất thân với Tăng Khánh Hồng.    

Vương Hộ Ninh đã phục dịch phe nhóm của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng ở Trung Nam Hải từ tháng 4/1995. Sau Đại hội đảng lần thứ 18 (2012), Vương Hộ Ninh đã khéo léo giúp ông Tập “thiết kế” ra học thuyết được gọi là "tư tưởng Tập" và từ đó chiếm được lòng tin của Tập Cận Bình. 

Còn Hàn Chính, một nhân vật nổi tiếng của phe Giang đang giữ chức Bí thư Thành ủy Thượng Hải đã được điều chuyển đến Bắc Kinh. 

Từ Bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây Triệu Lệ Dĩnh được điều lên làm Bí thư Ban Tổ chức Trung ương, sau đó được đề bạt làm Thường vụ Bộ Chính trị và Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và cũng là quan chức trẻ tuổi nhất nắm giữ vị trí Bí thư tỉnh ủy và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. 

Tuyên truyền ca ngợi Tập Cận Bình

Khi Lưu Vân Sơn là Ủy viên Thường vụ Tổng cục Chính trị, và là nhân vật  quản lý bộ máy tuyên giáo Trung Quốc, đã  lên tiếng ca ngợi Tập Cận Bình. Ví dụ, trong "Gala Lễ hội mùa xuân" của CCTV, các ca sĩ đã hát "Trao trái tim cho người” và "Phía Đông rạng Đỏ”, và những bài hát này được phát rộng rãi khắp mọi nơi với ngụ ý ca ngợi ông Tập là "nhà lãnh đạo tối cao", là "vị chỉ huy tối cao" , "nhà thiết lập kế sách"... Ghê gớm hơn, tư tưởng ngoại giao của Tập Cận Bình còn được “đánh bóng” là “vượt trội” qua lý thuyết của các chính trị gia phương Tây trong 300 năm.

Sau khi Vương Hộ Ninh phụ trách tuyên truyền, thì làn gió sùng bái Tập Cận Bình đã trở nên mạnh mẽ, tạo ra khí thế vạn dân đều đồng lòng cho rằng đây là vị “lãnh đạo yêu dân yêu nước", có người còn hô “Vạn tuế, vạn vạn tuế”. 

Các bức chân dung của Tập Cận Bình được treo trong các nhà thờ Cơ đốc, nhà thờ Hồi giáo và chùa chiền Phật giáo để mọi người đến “chiêm bái”. 

Năm 2020 này, khi đại dịch virus Vũ Hán hoành hành, cuốn sách có tiêu đề "Đại dịch" đã được xuất bản, với nội dung ngợi ca Tập Cận Bình "là một nhà lãnh đạo của một đất nước vĩ đại, nặng tình với nhân dân, có sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược và khả năng lãnh đạo xuất sắc".

Những lời lẽ và cách làm nịnh bợ này khiến Tập Cận Bình hài lòng, bất giác say mê mà sa vào mưu kế của phe Giang.

Tuyên thệ với ma quỷ

Ngay khi kết thúc Đại hội lần thứ 19,  vào ngày 31/10/2017, ông Tập dẫn 6 thành viên mới của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đến Thượng Hải, để tuyên thệ đấu tranh cho "chủ nghĩa cộng sản suốt đời. Sự kiện này có lẽ là “ý tưởng” của Vương Hộ Ninh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị mới được bổ nhiệm. 

Ở phương Tây, tuyên thệ là thề trước Thiên Chúa và sau đó cầu nguyện để được Chúa phù hộ. Người Mỹ, từ bình dân cho giới tinh hoa đều tuyên thệ trước Thiên Chúa, từ kết hôn cho tới lễ nhậm chức chức Tổng thống. Lời thề là dành cho Chúa, và chỉ những người giữ lời thề với Chúa mới có thể được Chúa ban phước.

ĐCSTQ tuyên thệ cho ai? Câu đầu tiên của Tuyên ngôn Cộng sản do Marx, ông tổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, “sáng tác” ra vào năm 1848 đã thừa nhận:  “Một bóng ma, bóng ma của chủ nghĩa cộng sản tồn tại ở Châu Âu”. 

Đây không phải là phép ẩn dụ. Ngày nay, những chính sách và kết quả đem lại cho thấy rất rõ chính phủ Mỹ đã có mối quan hệ rất chặt chẽ với ĐCSTQ, và bị ảnh hưởng từ chủ thuyết của một “đảng theo chủ nghĩa Mác-Lê-nin” và hệ tư tưởng của ĐCSTQ quyết định hành vi của ĐCSTQ. Hệ tư tưởng này bắt nguồn từ đâu? Nó đến từ cái mà Marx gọi là "Bóng ma".

Vì vậy, lời tuyên thệ của các thành viên ĐCSTQ là dành cho ma quỷ, hoặc linh hồn tà ác. Khi tuyên thệ thề bồi với ma quỷ, hiển nhiên nó - ĐCSTQ tà ác sẽ kiểm soát cả linh hồn và thể chất của họ. Những việc làm tà ác của lãnh đạo ĐCSTQ đã minh chứng cho chúng ta thấy họ đang bị ma quỷ thao túng.

Trước Đại hội đảng lần thứ 19,  Tập Cận Bình từng nói: "Trên đầu ba thước đều có thần linh và chúng ta phải tỏ lòng kính ngưỡng”. Tuy nhiên sau Đại hội đảng lần thứ 19, ông Tập đã không còn có những phát biểu tín ngưỡng vào Thần, và Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã gọi Tập Cận Bình là "tín đồ tin vào chủ nghĩa cộng sản đã bị phá sản", và theo thời gian, điều này đang minh chứng cho việc Tập Cận Bình cũng đang trượt dài đến con đường của sự hủy diệt.

Tuyên ngôn của ĐCSTQ

Ngày 23/4/2018, Bộ Chính trị ĐCSTQ đã tổ chức một cuộc nghiên cứu tập thể bản Tuyên ngôn ĐCSTQ. Đây hẳn là ý tưởng của Vương Hộ Ninh.

Vào ngày 4/5/2018, ĐCSTQ đã tổ chức 1 một hội nghị cấp cao để kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx. Trong một bài phát biểu dài, Tập Cận Bình nói rằng việc tưởng niệm Marx là để "bày tỏ lòng thành kính đối với nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại", và cũng là để tuyên bố ĐCSTQ "có niềm tin vững chắc vào chân lý khoa học của chủ nghĩa Marx." Bài phát biểu này của Tập cũng là do Vương Hộ Ninh chấp bút.

Thực chất của bản Tuyên ngôn mà ĐCSTQ theo đuổi là gì? Giả dối, Xấu xa, và đầy tính bạo lực tranh đấu. 

Sửa đổi Hiến pháp và bãi bỏ nhiệm kỳ suốt đời

Vào tháng 2/2018, Hội nghị toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 19 đã đề xuất xóa bỏ quy định trong Hiến pháp, rằng Chủ tịch và các phó Chủ tịch "không được tái cử quá hai nhiệm kỳ liên tiếp".  

Tháng 3/2018, kỳ họp đầu tiên của Đại hội đảng lần thứ 13 đã thông qua sửa đổi hiến pháp, chính thức bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chủ tịch và các phó chủ tịch.

Đề xuất của Ủy ban Trung ương ban đầu đến từ đâu? Tập Cận Bình có thể có ý tưởng và gợi ý kiểu như vậy không? Nếu có thì cũng không cần thiết phải tự mình đề xuất. Rất có thể là Vương Hộ Ninh đã “thiết kế” ra ý tưởng này. 

Vậy tại sao Tập cũng có thể có suy nghĩ muốn làm “chủ tịch suốt đời”? Vì Tập Cận Bình đã bắt giữ quá nhiều quan chức cấp cao và gây thù chuốc oán với quá nhiều kẻ thù trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông ta lo lắng rằng một khi ông ta “về hưu”, ai đó có thể buộc ông ta phải “thanh toán” các “khoản nợ” đã gây ra cho họ.

Vương Hộ Ninh đã dành thời gian để tìm hiểu suy nghĩ của Tập, đồng thời, ông chính là “bom hẹn giờ” cao cấp nhất, quan trọng nhất mà phe phái của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đặt bên cạnh ông Tập. 

Sau Đại hội Đảng lần thứ 19, nhóm phe phái này chưa bao giờ ngừng nghỉ việc ngừng “đào hố”  cho Tập Cận Bình, và việc sửa đổi hiến pháp và bãi bỏ nhiệm kỳ suốt đời chính là một hố lớn để chờ chực chôn sống Tập. 

"Đào hố" khắp nơi

Sau khi Tập Cận Bình bước vào nhiệm kỳ Chủ tịch lần thứ hai (3/2018), một loạt sự kiện lớn đã xảy ra trong đối nội và đối ngoại của ĐCSTQ, chẳng hạn như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, biểu tình chống Trung Quốc ở Hồng Kông, cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 ở Đài Loan và đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Tất cả những sự kiện trên, đều là “huyệt tử” do Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng và những kẻ thân tín của phe nhóm này đang cố gắng dọn sẵn “hố” để chôn Tập Cận Bình.

Lấy đại dịch viêm phổi Vũ Hán làm ví dụ. Sau đại dịch SARS năm 2003, ĐCSTQ đã chi một khoản tiền khổng lồ để xây dựng hệ thống báo cáo, theo dõi trực tuyến trực tiếp về các bệnh truyền nhiễm. Theo báo cáo từ chính quyền Bắc Kinh, các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới đã đánh giá cao hệ thống này, ca ngợi quy mô, khả năng truyền tải thông tin và các hành động xử lý tình huống thực tế  chỉ có duy nhất ĐCSTQ mới làm được.

Trong kỳ họp Lưỡng hội thường niên của ĐCSTQ năm 2019, Cao Phúc, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, nói với giới truyền thông rằng: “(SARS) đã xuất hiện trong 10 năm qua, liệu nó có tái phát nữa không? Virus SARS có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhưng tôi có thể tự tin nói rằng những sự cố tương tự như SARS sẽ không xảy ra nữa, bởi vì hệ thống mạng lưới giám sát bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc đã được thiết lập tốt nhất.”.

Tuy nhiên, vào năm 2020, virus corona Vũ Hán đã xuất hiện. Có phải sự thất bại của hệ thống báo cáo trực tuyến của ĐCSTQ về các bệnh truyền nhiễm là do Tập Cận Bình gây ra? 

Chịu trách nhiệm cho hệ thống trực tuyến này là Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, và ở cấp trên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc chính là Ủy ban Y tế. Và người giám sát trực tiếp của Ủy ban Y tế là Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện Tôn Xuân Lan. Hệ thống báo cáo trực tiếp từ trước đến nay vẫn hoạt động “trơn tru”, nhưng khi   gặp phải bệnh dịch lớn lại gặp “sự cố” bưng bít.

Ly gián Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường

Trong số 7 thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa 19, Vương Hộ Ninh, Hàn Chính và Triệu Lạc Tế đều là người của phe nhóm Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.

Trong nhiệm kỳ đầu của Tập, Lý Khắc Cường nắm giữ vị trí Ủy viên Thường vụ Cục Chính trị và Thủ tướng Quốc Vụ viện khi ấy là một đồng minh rất quan trọng của ông ta. 

Nhưng khi bắt đầu nhiệm kỳ hai, sự bất đồng giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường ngày càng trầm trọng. Một phần của nguyên nhân này chính là do bộ máy tuyên truyền mà Vương Hộ Ninh đang “điều khiển”, thường cố tình không báo cáo, hoặc báo cáo muộn, hoặc báo cáo một cách châm biếm, xúc phạm, hay có những nhận xét trái ngược với bài phát biểu của Lý Khắc Cường.

Đặc biệt từ năm 2020, ngày càng có nhiều tin đồn rằng giữa Tập và Lý đã xảy ra mâu thuẫn lớn. Mục đích là nhằm biến Lý Khắc Cường trở thành nhân vật thứ 4 trong Bộ Chính trị đang “chống lại” Tập. 

Như vậy, nhóm Giang đang dần “triệt hạ” những thân tín xung quanh Tập Cận Bình và giờ đây Tập chỉ còn duy nhất một người thân tín trong Bộ Chính trị là Lật Chiến Thư, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Ly gián giữa Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn

Vương Kỳ Sơn, đương kim Phó Chủ tịch nước, có nhiều đóng góp to lớn và  từng hỗ trợ ông Tập chống tham nhũng, là một trong số những người bị phe Giang và Tăng ghét nhất.

Trước Đại hội đại đảng lần thứ 19 phe Giang và Tăng đã dùng mọi áo lực để tách Vương Kỳ Sơn ra khỏi Tập Cận Bình, và ngăn ông này không được tiếp tục làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Tổng cục Chính trị và Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Tuy nhiên, vào tháng 3/2018, Vương Kỳ Sơn đã trở thành Phó Chủ tịch nước. Điều này khiến phe Giang và Tăng rất bực bội và lo lắng “liêm minh” Tập -Vương sẽ lại hợp lực đánh phe Giang. 

Vì vậy,  phe nhóm bóng tối này đã tiếp tục tạo ra “cớ” ly gián hai người. Gần đây, có hai sự kiện lớn liên quan đến Vương Kỳ Sơn: Thứ nhất, tỷ phú bất động sản Nhậm Chí Cường, người có quan hệ mật thiết với Vương Kỳ Sơn đã bị kết án 18 năm tù vì viết một bài luận chỉ trích Tập Cận Bình. Có thông tin cho rằng chính Vương Hộ Ninh là người thúc đẩy bài viết chống phá này. Thứ hai là Đổng Hồng, cựu lãnh đạo đoàn thanh tra trung ương đã theo Vương Kỳ Sơn một thời gian dài, cũng bị điều tra. Người khơi mào cho vụ việc này có thể là Triệu Lệ Dĩnh, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Đây đều là tay chân của phe Giang điều khiển.

Vào ngày 8/10, Hàn Liên Châu, phó Chủ tịch sáng kiến vì nhân quyền tại Trung Quốc (một tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ), đã tiết lộ một bí mật về Đổng Hồng trên Twitter: Dù ông Đổng có quyền lực rất lớn nhưng vẫn bị hạ bệ ở chốn quan trường, điều này cho thấy rằng nội tình bên trong ĐCSTQ và Trung Nam Hải đang có sự rung chuyển.

Đây là một “gợi ý” cho ông Tập có thể hạ bệ Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn, bằng không làm sao có thể phô trương thanh thế?

Ai là người mong Tập Cận Bình sẽ bắt giữ Vương Kỳ Sơn? Chính là phe nhóm của Giang và Tăng.

Tập Cận Bình lâm thế tứ bề khốn đốn

Các phương thức mà Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đối phó và kích động Tập Cận Bình chính là họ đã lợi dụng tâm lý của ông ta: Một mực bảo vệ ĐCSTQ, ham muốn quyền lực và thích nghe lời xu nịnh.

Trước Đại hội đảng lần thứ 19, Tập, Giang và Tăng cùng thỏa hiệp với nhau, chứng minh rằng Giang và Tăng đã nắm được điểm yếu Tập. Giang Trạch Dân vốn là chính trị gia xảo quyệt nhất, xấu xa nhất và độc ác nhất của ĐCSTQ.

Tập Cận Bình đã từng bắt giữ những “đệ tử” thân tín nhất của Giang Trạch Dân, những kẻ được ông ta cất nhắc, đề bạt lên nắm giữ những vị trí trọng yếu trong Bộ Chính trị như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng... , v.v., nhưng lại để “sổng” Giang Trạch Dân - phần tử tham nhũng, đồi bại, tàn ác nhất của ĐCSTQ. 

Nhiều cuộc điều tra độc lập quốc tế đã chứng minh Giang Trạch Dân chính là thủ phạm chính trong các vụ mổ cướp nội tạng sống quy mô lớn của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác, nhưng Tập Cận Bình đã  không dám đối mặt với sự thật phũ phàng. Bị ám ảnh bởi việc phải "bảo vệ Đảng" và ham hố quyền lực, Tập Cận Bình đã bị phe nhóm Giang - Tăng trói chặt “tay chân” của Tập ở khắp mọi nơi. Có thể nói các lệnh của Tập Cận Bình không ra khỏi Trung Nam Hải và cho đến nay đến nay, Tập Cận Bình đang lâm vào thế tứ bề khốn đốn.

Người tính không bằng trời tính

Âm mưu của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng là đưa kẻ thân tín là Bạc Hy Lai - Ủy viên Bộ Chính trị khóa 17 và Bí thư Thành ủy Trùng Khánh lên thay thế Tập Cận Bình, nhưng không ngờ Tập “nhanh tay” bắt giữ Bạc và khép tội chung thân.

Phe bóng tối này lại lại tiếp tục tính toán đưa Tôn Chính Tài, Ủy viên Bộ Chính trị khóa 18 và Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, nhưng ông này cũng bị bắt giữ và kết tội chung thân.

Năm 2020, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng vân tiếp tục ủ mưu, tập hợp tất cả các thế lực chống Tập trong và ngoài nước để giáng cho Tập một đòn chí mạng và biến Tập Cận Bình làm “dê tế thần”.

Ngày 5/1/2018, Tập Cận Bình từng nói: "Trước tiên phải tự sát bằng cách tự sát tại nhà", tức là "tự sát và tự diệt" từ trong nội bộ ĐCSTQ. 

Có thể thấy trước rằng, ĐCSTQ cuối cùng sẽ bị sụp đổ bởi áp lực mạnh mẽ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump và liên minh các nước phương Tây, cùng nội bộ Đảng cũng đang có “nội chiến”. Nếu Tập Cận Bình vẫn kiên quyết bảo vệ đảng và quyền lực bằng mọi giá, chính ông ta sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả khủng khiếp do chính ĐCSTQ gây ra.

Lý Tịnh

 (Theo Epochtimes)

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP