Tuần qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm tỉnh Quảng Đông. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang phải đối mặt với bộn bề khó khăn và những dấu hiệu trọng bệnh. Vì thế, việc ông Tập tỏ ra năng nổ trong chuyến thăm tỉnh cực Nam khiến người ta có cảm giác ông đang cố chèo trống một con thuyền vá chằng vá đụp với quá nhiều vết nứt.

Xem thêm: Dự ngôn "Thiết Bản Đồ": ĐCSTQ sẽ bị diệt vong bởi con chim lông trắng

Mục đích chuyến đi lần này của ông Tập là dự lễ kỷ niệm 40 năm thành lập đặc khu Thâm Quyến, một trong những động lực kinh tế của Trung Quốc, nơi có “Thung lũng Silicon” của đại lục với nhiều tập đoàn công nghệ lớn của nước này đặt đại bàn doanh như Huawei, ZTE, Tencent. Thâm Quyến cũng là một thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của ông Tập Trọng Huân, cha của Tập Cận Bình.

Ông Tập cha có công đề xuất thành lập đặc khu này vào năm 1979 khi nhìn ra được những hạn chế của chế độ và ưu điểm của chủ nghĩa tư bản ngay từ việc quan sát mô hình Hồng Kông, hòn đảo nằm sát Thâm Quyền, lúc này còn đang trực thuộc “thực dân” Anh.

Mặc dù mục đích là vậy nhưng ông Tập đã kết hợp trong chuyến đi tới một trong những đầu tàu kinh tế Trung Quốc để úy lạo nhiều địa phương và các lực lượng ở nhiều lĩnh vực, từ du lịch, công nghệ tới quân sự.

Ông Tập thực hiện điều đó cũng là lẽ thường khi với vai trò người đứng đầu lực lượng lãnh đạo quốc gia, ông phải gia sức chứng tỏ bản thân và đem lại điều gì đó cho các báo cáo thành tích để duy trì sinh mạng của chính ông và ĐCSTQ. Tuy nhiên, những điều ông Tập nói và làm trong chuyến thăm Quảng Đông cho thấy, ông không có nhiều ý tưởng mới, hay đúng hơn là không thể đưa ra ý tưởng có tính sáng tạo khi bị tham vọng lớn nhưng nhận thức hạn hẹp cản trở.

Chìm trong ảo vọng

Ông Tập là người có tham vọng lớn, ngay sau khi ngồi vào vị trí có quyền lực cao nhất của ĐCSTQ và quốc gia, ông lập tức củng cố quyền lực bằng chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” để thanh trừng phe cánh của Giang Trạch Dân. Ông cũng là người đề xuất hiện thực hóa “Trung Hoa mộng”, tiếp theo là “Vành đai và Con đường” nhằm đưa Trung Quốc thành cường quốc thế giới, thậm chí lật đổ Mỹ để chiếm ngôi vị bá chủ.

Theo SCMP, trong chuyến thăm Quảng Đông, ông Tập nói rằng “Khi chúng ta kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân [vào năm 2049], chúng ta sẽ xây dựng Trung Quốc trở thành một đất nước mạnh hơn và tươi đẹp hơn nhiều”.

Vào tháng 2/2019, ông Tập cho công bố kế hoạch phát triển Vịnh Lớn, bao gồm Hồng Kông, Macau, Thâm Quyến, Quảng Châu và 7 thành phố phía Nam khác, nhằm đưa khu vực này thành đầu tàu kinh tế Trung Quốc, sánh ngang với Vịnh Tokyo (Nhật), hay Vịnh San Francisco (Mỹ).

Ôm ấp “chí lớn” nhưng dường như ông và các đồng chí của mình đang bị niềm tin cánh tả đẩy vào một không gian giả tướng với những cảnh tượng huyễn hoặc về thiên đường nhân gian, mà quên mất rằng nền tảng mình đang đứng không cho phép với tới điều đó.

Có thể nói ĐCSTQ đã “trói chặt” Trung Quốc bằng những “sợi dây cơ chế” được sinh ra từ thứ học thuyết mà họ tôn thờ. Những sợi dây đó bóp nghẹt, ngăn chặn và triệt tiêu sức lao động, sáng tạo của người Trung Quốc, một dân tộc thông minh, là chủ nhân của nền văn hóa Thần truyền 5000 năm được thế giới ngưỡng mộ.

Ông Tập cha khi đang đảm nhận vai trò Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông cách nay hơn 40 năm đã nhìn ra những sợi dây đó, ông quyết định gỡ bỏ một số bằng đề xuất xây dựng Thâm Quyến, đặc khu kinh tế, gần như có quyền tự quyết đa số các chính sách thu hút đầu tư và kinh doanh.

Nhờ việc được gỡ bỏ xiềng xích và bản tính cần cù chịu khó cùng sức sáng sạo mạnh mẽ, người dân Thâm Quyến đã nhanh chóng đưa thành phố bứt phá trở thành trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật hàng đầu Trung Quốc. Cảng Thâm Quyến trở thành một trong những cảng biển bận rộn nhất thế giới.

Theo số liệu do Đặc khu Thâm Quyến công bố vào tháng 9/2019, tổng số doanh nghiệp tư nhân ở thành phố này chiếm 96,29% tổng số doanh nghiệp của thành phố. Điều này minh chứng khu vực kinh tế tư nhân ở Thâm Quyến chính là chìa khóa, là nền tảng cho sự phát triển của thành phố. Hơn nữa, nó cho thấy một sự thật mà có lẽ ĐCSTQ không muốn thừa nhận: chỉ cần lực lượng cầm quyền Trung Quốc bớt can thiệp thì bằng sức mạnh nội tại vốn có, Trung Hoa sẽ tự động phát triển mạnh mẽ.

Câu chuyện Thâm Quyến cũng đưa đến một sự thật “đau lòng” và “trớ trêu” đối với ĐCSTQ, đó là, những gì họ tự tô vẽ về tài kinh bang tế thế của họ thực chất là sau khi họ trói chặt Trung Quốc bằng các sợi dây của thế chế, theo thời gian, vì áp lực trong ngoài, họ thấy rằng phải gỡ bớt dây. Một cơ thể bị trói buộc sau khi được giải thoát một phần thì tự động phát triển, đó là điều tất yếu. Tuy nhiên, ĐCSTQ lại cói việc tháo những sợi dây đó là thành tích và ân đức của họ đối với dân tộc và yêu cầu người dân phải ca ngợi họ như những vị cứu tinh!.

Có lẽ, ông Tập và các đồng chí bị che mắt bởi giả tướng nên đã không nhìn ra điều này hoặc vì dục vọng cá nhân được dẫn động bởi sự áp chế từ niềm tin mù quáng mà cố tình né tránh sự thật. Do đó ông vẫn hăng say nói về kế hoạch đổi mới Thâm Quyến và Vịnh Lớn. Nhưng những điều ông nói ra bộc lộ rõ các mâu thuẫn và hạn chế, thể hiện đầy đủ sự luẩn quẩn và ấu trĩ.

Bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến vào hôm thứ Tư (14/10) đã cho thấy những điều nói trên. Một mặt, ông Tập nói rằng sẽ kiên định cải cách và mở cửa, mặt khác, ông kêu gọi đẩy mạnh tuần hoàn nội bộ. Một mặt, ông nhấn mạnh vào “một quốc gia, hai chế độ”, mặt khác, ông lại muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Thâm Quyến, Hồng Kông và Ma Cao. Một mặt nói rằng muốn vươn tới mục tiêu nhanh chóng nhất, nhưng lại nói về việc cần phải “dò đá qua sông” tìm đường.

Không đổi hướng bay?

Có lẽ ông Tập Trọng Huân, cha của ông Tập Cận Bình, mặc dù là người có tư tưởng cải cách nhưng vẫn là một người trung thành với ĐCSTQ, ông nhìn ra nhưng không dám nhìn thẳng vào sự thật về “mớ dây dợ” mà đảng của ông buộc lên mình dân tộc Trung Hoa. Lòng trung thành và tư tưởng cải cách nửa vời của ông Huân có thể đã ảnh hưởng sang con trai của ông.

Tuy vậy, ông Tập Cận Bình xem ra lại không có được tấm lòng thoáng đãng như cha mình. Ông muốn được người dân coi mình vừa là quân vương vừa là giáo hoàng kiểu như Mao Trạch Đông hay Giang Trạch Dân từng muốn. Bằng chứng là, ông cho đẩy mạnh đàn áp những người có đức tin, xuyên tạc kinh thánh, phá bỏ nhiều đền chùa và nhà thờ nhưng không phải vì để khiến người dân trở nên vô Thần như các đảng viên ĐCSTQ, mà là để cưỡng bức họ thay thế hình ảnh các vị Thần trong tín ngưỡng của họ bằng lãnh tụ của đảng, cụ thể là Mao hoặc ông.

Trong đảng, ông Tập Cận Bình nhanh chóng dùng các chiêu thức chính trị khoác bên ngoài bằng chính sách chống tham nhũng để “thanh lý môn hộ” qua đó giúp ông củng cố quyền lực độc tôn. Ông cũng chế tác ra học thuyết mới mang tên “Tư tưởng Tập Cận Bình” để dẫn hướng các bước đi của ĐCSTQ. Nhiều báo cáo cho thấy, ông Tập Cận Bình khuyến khích đẩy mạnh việc học tập tư tưởng này, một bằng chứng rõ ràng về việc ông có những suy nghĩ vĩ cuồng ẩn bên trong hình thức điềm tĩnh và trí thức.

Về đối nội, ông Tập Cận Bình không những không nới rộng dân chủ cho người dân mà còn tìm cách siết chặt hơn các quyền cơ bản của con người. Ông cũng bị cho là đã phản bội lại ý chí của cha mình trong cách đối xử với người Nội Mông và Hồng Kông.

Về đối ngoại, ông Tập Cận Bình đẩy mạnh các hoạt động gây hấn, xâm lấn lãnh thổ với các nước láng giềng. Các đảo nhân tạo ở Biển Đông đã được khởi công và hoàn thành trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Dưới thời ông Tập, Bắc Kinh cũng gia tăng các hoạt động xâm nhập, gián điệp và can thiệp vào công việc nội bộ của những nước khác, ngay cả đó là các quốc gia phát triển. Nhiều nước cũng đã bị bần cùng hóa vì dính bẫy nợ trong dự án Vành đai-Con đường do ông khởi xướng.

Là một người trung thành tuyệt đối với ĐCSTQ, lại đang có tất cả, nên rất khó xảy ra chuyện ông Tập Cận Bình thay đổi để trở thành một người dám mạnh dạn cời hết những sợi dây mà lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc siết lên người dân Trung Hoa suốt hơn 70 năm qua.

Đã có những báo cáo cho thấy, ông Tập đang dần bộc lộ rõ hơn con người thật của mình: tham vọng, mê muội và sắt máu.

Theo NTD, vợ và con gái ông Tập có thể đã bất đồng với ông về nhiều chuyện, trong đó có vấn đề liên quan tới cách ông xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán và Hồng Kông, nên đã bỏ nhà đi. Epoch Times đặt nghi vấn rằng quan hệ giữa ông và người bạn thân, Phó Chủ tịch Trung Quốc, Vương Kỳ Sơn đang sứt mẻ. Cũng theo hãng tin có trụ sở tại Mỹ, ông Tập đang làm mất lòng nhiều tướng lĩnh có ảnh hưởng trong quân đội Trung Quốc.

Trong lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Thâm Quyến, ông Tập Cận Bình đã thừa nhận ĐCSTQ đang gặp phải nhiều khó khăn hơn thời điểm thành phố đặc khu được thành lập. Các báo cáo cho thấy, ở trong nước người dân đang ngày càng bất mãn với ĐCSTQ, ở bên ngoài thì các liên minh chống Bắc Kinh đang tiếp tục hình thành. Nhất là Tổng thống Trump từng tuyên bố, ông sẽ mạnh tay hơn nữa với chính quyền Trung Quốc trong nhiệm kỳ 2, vì khi đó ông không còn phải để ý tới các cuộc vận động tranh cử.

Dự ngôn theo một góc nhìn nào đó là một cảnh báo, nó có thể không diễn ra nếu như người và lực lượng được dự báo gặp quả báo nếu cải tà quy chính, đó là tuần theo điều người xưa nói: Đức nhân thắng số.

Ông Tập Cận Bình được cho là con chim lông trắng trong dự ngôn Thiết Bản Đồ, con chim này bỏ mạng sau khi lao vao vách đá. Theo hình vẽ trong dự ngôn, chim lông trắng có thể đã không nhìn thấy vách đá vì mắt bị che chắn bởi điều gì đó.

Như đề cập, ông Tập Cận Bình đang bị che mắt vì niềm tin mụ mị vào viễn tưởng đã bị vạch trần là không thực tiễn, cũng như trái với các giá trị phổ quát. Vách đá đã ở ngay phía trước thưa ông Tập, nhưng vẫn còn kịp nếu tỉnh ngộ.

Theo ĐKN