Đạt Lai Lạt Ma: Bài học bi thảm “một quốc gia, hai chế độ” của Tây Tạng

Đạt Lai Lạt Ma: Bài học bi thảm “một quốc gia, hai chế độ” của Tây Tạng

Đạt Lai Lạt Ma: Bài học bi thảm “một quốc gia, hai chế độ” của Tây Tạng

Đạt Lai Lạt Ma: Bài học bi thảm “một quốc gia, hai chế độ” của Tây Tạng

Đạt Lai Lạt Ma: Bài học bi thảm “một quốc gia, hai chế độ” của Tây Tạng
Đạt Lai Lạt Ma: Bài học bi thảm “một quốc gia, hai chế độ” của Tây Tạng
Thứ bảy, 04-01-2025 13:35, (GMT+07:00)
Đạt Lai Lạt Ma: Bài học bi thảm “một quốc gia, hai chế độ” của Tây Tạng
21-11-2019 12:13

Từ tháng 6, phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông bùng nổ và kéo dài cho đến hiện nay, kỳ vọng của người dân về việc Bắc Kinh thực hiện “một quốc gia, hai chế độ” cũng đang dần sụp đổ. Tại New Delhi (Ấn Độ), Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ bài học thảm thương về việc Tây Tạng từng chấp nhận “một quốc gia, hai chế độ” nhưng cuối cùng bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp. 

Đạt Lat Lạt Ma ở Dharamsala, Ấn Độ (Ảnh: VOA)

 

Đạt Lai Lạt Ma: Bài học bi thảm “một quốc gia, hai chế độ” của Tây Tạng

Hôm 20/11, Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, trong cùng ngày, tại Trường St. Columba (St. Columba’s School) ở New Delhi, Ấn Độ, Đạt Lai Lạt Ma đã có bài phát biểu có tiêu đề “Vượt qua sự phẫn nộ và lo lắng”, và trả lời các câu hỏi của học sinh đưa ra. Khi có học sinh hỏi về những trải nghiệm khi lưu vong từ Tây Tạng đến Ấn Độ, Đạt Lai Lạt Ma đã chia sẻ về bài học thảm thương trong quá khứ của Tây Tạng. 

Đạt Lai Lạt Ma nói, Tây Tạng là khu vực chấp nhận cái gọi là “một quốc gia, hai chế độ” tại Trung Quốc sớm nhất, trước đó ông đã từng rời Tây Tạng để đến Bắc Kinh. Sau đó, ông đã ở cùng ĐCSTQ trong thời gian 9 năm. Nhưng sau khi lãnh đạo ĐCSTQ nắm quyền lực xong, thì bắt đầu hủ hóa, còn Trung Quốc Đại Lục cũng không hề có chế độ tư pháp độc lập. 

Trong thời gian Đạt Lai Lạt Ma tự mình chấp chính tại Tây Tạng, dưới áp lực tiến công vào Tây Tạng của hàng chục nghìn quân đội của ĐCSTQ, năm 1951, Tây Tạng đã cử một đoàn đại diện gồm 5 người đi đến Bắc Kinh để ký kết với ĐCSTQ “Hiệp định 17 điều giải phóng Tây Tạng trong hòa bình”, tức là kể từ sau khi ĐCSTQ thống trị Đại Lục, đây là lần đầu tiên họ áp dụng thử mô hình “một quốc gia, hai chế độ”. Thời điểm đó, lãnh đạo đương nhiệm ĐCSTQ Mao Trạch Đông đã đưa ra cam kết: Tôn trọng Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng và chế độ, địa vị có sẵn của Ban Thiền; không thay đổi chức quyền và chức vụ của các quan chức các cấp; thực hành tự do tín ngưỡng tôn giáo. 

Cuối cùng ĐCSTQ không hề giữ cam kết, đơn phương hủy bỏ hiệp định 17 điều, cưỡng chế thi hành cái gọi là “Công xã nhân dân” tại Tây Tạng, thúc đẩy “Đại nhảy vọt”, v.v; cũng không tiếp tục thực hành tự do tín ngưỡng tôn giáo nữa, phá hoại và đập tan các tự viện của Phật giáo Tây Tạng. Hiện nay “một quốc gia, hai chế độ” mà Hồng Kông đang gặp phải cũng giống như vậy, cuối cùng vào tháng 3/1959, Tây Tạng bùng phát sự kiện chống ĐCSTQ bạo quyền, và đã xảy ra xung đột với quân đội của ĐCSTQ. 

Đạt Lai Lạt Ma nói, trước ngày 17/3/1959, Đạt Lai Lạt Ma từng thử làm lắng lại cục diện xung đột, nhưng cuối cùng ông vẫn thất bại. Điều làm cho người ta cảm thấy thất vọng là Trung Quốc Đại Lục không có nhân quyền và tự do ngôn luận, bản thân ông cũng gặp phải một số nguy hiểm đến tính mạng, cho nên mới quyết định rời khỏi Tây Tạng và bắt đầu lưu vong. 

Đối với tình hình lãnh đạo ĐCSTQ và chính phủ hủ bại, Đạt Lai Lạt Ma từng hỏi ý kiến bạn ông – cựu Tổng thống Israel Shimon Peres, về nhìn nhận của ông đối với thực tiễn xã hội chủ nghĩa của ĐCSTQ. Khi còn sống, ông Shimon Peres từng nhiều lần tới thăm Trung Quốc, và cho rằng ĐCSTQ không phải là đang thực hiện chủ nghĩa xã hội, mà là chà đạp chủ nghĩa tư bản. 

Hiện nay, chính phủ Hồng Kông và cảnh sát Hồng Kông dưới sự ủng hộ của ĐCSTQ, đã dùng thủ đoạn trấn áp bạo lực đối với thị dân phản đối Dự luật Dẫn độ, cũng giống như quân đội ĐCSTQ tiến hành đàn áp bạo lực Tây Tạng khi xưa.

Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ của Hồng Kông dưới tiền đề “một quốc gia hai chế độ”

Phong trào phản đối dự thảo “Pháp lệnh Tội phạm bỏ trốn” (Anti-Extradition Law Amendment Bill Movement, hay còn gọi là Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ) sửa đổi bắt đầu từ ngày 15/3/2019, Đảng Demosistō Hồng Kông phát động tĩnh tọa trước trụ sở chính của chính phủ Hồng Kông để yêu cầu rút lại việc sửa đổi pháp lệnh tội phạm bỏ trốn, sau đó Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền từng 2 lần phát động diễu hành biểu tình. Cuối cùng, vào ngày 9/6, bùng phát hoạt động diễu hành biểu tình quy mô lớn.

Đặc điểm của phong trào lần này là không có lãnh đạo và tổ chức thống nhất, người biểu tình dùng hình thức diễu hành thị uy, mít tinh, tĩnh tọa, chặn đường giao thông, hát, hô khẩu hiệu, làm tường Lennon, tam bãi (bãi công, bãi khóa, bãi thị), v.v, để biểu thị kháng nghị tới chính phủ Hồng Kông. Do dự thảo luật này có thể cho phép bất cứ người Hồng Kông nào bị nghi phạm tội đều bị dẫn độ đến Đại Lục xét xử, nên người biểu tình cho rằng điều này sẽ làm suy yếu địa vị quản hạt của tư pháp độc lập dưới tiền đề “một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông.

CNA cũng dẫn bình luận của một nhân sĩ thuộc phe Trại Dân chủ Hồng Kông cho biết, chính phủ Hồng Kông thúc đẩy dự thảo “Pháp lệnh Tội phạm bỏ trốn” sửa đổi, tính chất của việc này đã vượt qua so với sự kiện thúc đẩy Điều 23 Luật Cơ bản hồi năm 2003, tạo ra sự xung kích lớn hơn tới chế độ dân chủ Hồng Kông. 

Cũng có nhân sĩ chính giới Hồng Kông và đoàn thể thân Bắc Kông đưa ra nghi ngờ rằng, phòng thương mại Hồng Kông tại Trung Quốc Đại Lục lo lắng do động chạm đến quy tắc ngầm quan-thương tại Đại Lục mà có thể bị dẫn độ tới Đại Lục để xét xử, từ đó không thể nào hưởng quyền lợi tư pháp công bằng và công chính. 

Trí Đạt - Theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP