Đập Tam Hiệp bị "tuyên án tử hình"? Truyền thông Trung Quốc nói "đã làm hết sức"

Đập Tam Hiệp bị "tuyên án tử hình"? Truyền thông Trung Quốc nói "đã làm hết sức"

Đập Tam Hiệp bị "tuyên án tử hình"? Truyền thông Trung Quốc nói "đã làm hết sức"

Đập Tam Hiệp bị "tuyên án tử hình"? Truyền thông Trung Quốc nói "đã làm hết sức"

Đập Tam Hiệp bị "tuyên án tử hình"? Truyền thông Trung Quốc nói "đã làm hết sức"
Đập Tam Hiệp bị "tuyên án tử hình"? Truyền thông Trung Quốc nói "đã làm hết sức"
Chủ nhật, 12-01-2025 08:53, (GMT+07:00)
Đập Tam Hiệp bị "tuyên án tử hình"? Truyền thông Trung Quốc nói "đã làm hết sức"
13-07-2020 20:32

Mưa lớn liên tục của Trung Quốc đã gây ra thảm họa thiên tai lũ lụt, khắp nơi ra thông báo khẩn cấp, đập Tam Hiệp toàn lực xả lũ, càng khiến cho lưu vực sông Dương Tử lũ lụt tràn lan. Vào ngày 12/7, truyền thông Trung Quốc liên tục đưa tin về tình hình lũ lụt của Tam Hiệp với tiêu đề "Đập Tam Hiệp đã làm hết sức rồi!". Cư dân mạng chế giễu rằng đây là điều mà các bác sĩ thường nói với gia đình bệnh nhân: chúng tôi đã cố gắng hết sức... Điều này tương đương với việc đưa ra phán quyết tử hình cho đập Tam Hiệp.

Do mực nước của sông Dương Tử tiếp tục tăng, các con sông ở khu vực Vũ Hán chìm ngập trong biển nước trong nhiều ngày và tới ngày 11/7 mực nước đã vượt qua mức cao nhất kể từ năm 1931. Mực nước của Hán Khẩu là 28,45 m, vượt mức cảnh báo 1,1 m và cách mực nước bảo đảm (29,73 m) chỉ 1,3 m! Chòi ngắm sông ở Nghi Xương đã bị trận lụt nhấn chìm và chỉ có thể nhìn thấy phần đỉnh.

Vào ngày 11/7, Bộ chỉ huy Kiểm soát lũ lụt Vũ Hán tuyên bố rằng họ sẽ thực hiện quản lý khép kín các bãi sông Hán Khẩu, Vũ Xương, Hán Dương. Đoạn video được cư dân mạng chia sẻ cho thấy mặt nước sông Dương Tử ở Vũ Hán, Hán Khẩu, hiện cao hơn đáng kể so với mặt đường dọc theo sông Dương Tử. Sông Dương Tử đã trở thành một dòng sông lơ lửng ở Vũ Hán.

Cư dân mạng đều cho rằng, do đập Tam Hiệp liên tiếp nhiều ngày toàn lực xả lũ, đã khiến lũ lụt của toàn bộ lưu vực sông Dương Tử trở nên trầm trọng hơn.

Theo tin của truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vào lúc 14h ngày 28/6, lưu lượng chảy của hồ chứa Tam Hiệp đạt 40.000 m3/s, gấp đôi so với lúc 14h ngày 27/6; mực nước trong hồ chứa Tam Hiệp vượt quá giới hạn 2 m, đạt tới 147 m. Vì vậy, vào ngày 29/6, đập Tam Hiệp lần đầu xả lũ. Tổng quản lý phòng chống lũ sông Dương Tử đã yêu cầu giảm lưu lượng xả của Hồ chứa Tam Hiệp xuống trung bình 35.000 m3/s mỗi ngày.

Nhưng vào lúc 10h ngày 2/7, lưu lượng nước chảy vào hồ chứa Tam Hiệp tăng lên 50.000 m3/s và tăng lên 53.000 m3/s vào lúc 2h chiều cùng ngày.

Mặc dù khu vực hồ chứa Tam Hiệp đã toàn lực xả lũ, nhưng mực nước vẫn tăng vọt. Kể từ ngày 10/7, mực nước của Tam Hiệp đã vượt quá 150 m. Nói cách khác, khi đỉnh lũ còn chưa thực sự tới thì mực nước đã tăng thêm 5 m. Tuy nhiên, mùa lũ chỉ vừa mới bắt đầu, và đỉnh điểm là từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Đập Tam Hiệp đang bị đe dọa từng khắc.

Vào ngày 12/7, NetEase đã đưa tin về tình hình lũ lụt của Tam Hiệp với tiêu đề "Đập Tam Hiệp đã làm hết sức, xin hãy ngừng chỉ trích nó". Hãng Tecent  thì đưa tít "Xin lỗi, đập Tam Hiệp đã làm hết sức!"

Nội dung bài viết về cơ bản là giống nhau, và đều nói rằng đập Tam Hiệp lần này gặp họa lớn! Lần này đập Tam Hiệp cũng đành bó tay bất lực! Tại 52 con sông ở 8 tỉnh đã phát sinh mực nước trên mức cảnh báo lũ! Người dân Hồ Bắc thực sự khó khăn trong năm nay. Dịch bệnh khiến họ bị phong tỏa ở nhà trong vài tháng, bây giờ trời lại mưa bão. Các vụ mùa đã bị ngập úng trong nhiều ngày, sau khi nước rút, mùa màng sẽ bị chết mất hơn nửa, chưa kể đến việc nuôi trồng thủy sản.

Bài báo ngụy biện rằng đập Tam Hiệp đã làm hết sức mình, xin hãy ngừng chỉ trích nó! Đập Tam Hiệp đã ngăn chặn lũ lụt do mưa lớn ở thượng nguồn sông Dương Tử vài tuần qua, nên mới bảo vệ được hạ lưu. Tuy nhiên, gần đây, ở Giang Tây, An Huy và những nơi khác lại có mưa to, và đó là trận mưa lớn hiếm có hơn 100 năm qua! Lần này mưa xuất hiện là ở vùng hạ lưu. Dù Tam Hiệp có vĩ đại đến đâu, nó cũng không thể ngăn nổi!

Các bài báo nói rằng đập Tam Hiệp có thể lưu trữ hàng chục tỷ m3 nước. Đồng thời, nó cũng gây ra một số lo ngại về lũ lụt ở khu vực hạ lưu, bởi vì tất cả chúng ta đều biết rằng nếu đập bị vỡ, nhiều thành phố ở hạ lưu sẽ bị chìm trong nước.

Nếu toàn tuyến đập Tam Hiệp bị sập, hồ chứa trị giá hàng chục tỷ sẽ trôi theo dòng lũ và tốc độ dòng nước sẽ cao tới 100 km/h. Như vậy, sau 5 tiếng, đồng bằng Giang Hán, Hồ Bắc, Kinh Châu, Nghi Xương và các khu vực khác sẽ bị ngập; sau 10 tiếng, lũ sẽ có thể đổ vào Vũ Hán, trong 24 tiếng sẽ đổ vào Nam Kinh. Lúc đó tổn thất sẽ không thể ước đoán được!

Bài báo nói rằng không thể chỉ đổ lỗi cho một mình công trình. Đập Tam Hiệp đã làm hết sức mình.

Về vấn đề này, cư dân mạng đã bình luận và chế giễu:

Điều khủng khiếp nhất trên thế giới là: bác sĩ nói với gia đình rằng chúng tôi đã cố gắng hết sức ...

Đây là chuẩn bị cho sự đầu hàng trước lũ lụt? Bắt đầu đổ lỗi?

Bây giờ thì nói là đã làm hết sức!? Lúc đầu họ nói công trình có thể ứng phó với trận lũ 10.000 năm mới có một lần, rồi sau đó nói là 1.000 năm, rồi lại nói là 100 năm, và gần đây thì nói không nên ký thác quá nhiều hy vọng, vì vậy bây giờ nói là cần từ bỏ đi!?

Ngay từ tháng 7 năm ngoái, một người dùng Twitter đã tiết lộ rằng đập Tam Hiệp đã bị biến dạng và có nguy cơ vỡ. Đồng thời, đưa ra cảnh báo rằng một khi đập đập Tam Hiệp bị vỡ, một nửa Trung Quốc lâm vào cảnh lầm than, và ĐCSTQ cũng sẽ bị bị diệt vong.

Tin tức này làm dấy lên mối lo ngại và sự chú ý của cư dân mạng trong và ngoài nước. Truyền thông chính thức của ĐCSTQ nhấn mạnh rằng con đập "xác thực có biến dạng nhưng ở trạng thái đàn hồi"

Nhưng một nghi vấn đặt ra không thể bỏ qua là có phải chính quyền đang che đậy điều gì?

Trước và sau khi hoàn thành Tam Hiệp, dường như luôn che giấu một tội ác khó có thể tiết lộ, vì vậy ĐCSTQ đã cấm tất cả các cuộc điều tra và biến một vấn đề liên quan đến mạng sống của hàng trăm triệu người dân thành một "vùng cấm".

Năm 2003, ĐCSTQ tuyên bố rằng "Đập Tam Hiệp là một con đập vững chắc có thể chịu được lũ lụt 10.000 năm xuất hiện một lần".

Năm 2007, đổi thành "ngăn lũ 1.000 năm xuất hiện một lần".

Năm 2008, lại nói rằng nó có thể "chịu được lũ lụt 100 năm xuất hiện một lần".

Cuối cùng, vào năm 2010, nó đã được cho là có thể ngăn "lũ lụt trong 20 năm xuất hiện một lần". Có thể nói là thông tin đã được ĐCSTQ thay đổi hết lần này đến lần khác.

Vào thời điểm đó, CCTV cũng dẫn lời các chuyên gia cho biết: Khả năng kiểm soát lũ của Tam Hiệp bị hạn chế và không nên đặt hết hy vọng vào con đập.

Trên thực tế, kể từ khi bắt đầu khởi công Dự án Tam Hiệp, các vấn đề về chất lượng liên tục được báo cáo. Trước khi hồ chứa Tam Hiệp đưa vào sử dụng năm 2003, tổ nghiệm thu công trình Tam Hiệp của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã phát hiện hơn 80 vết nứt trên bề mặt đập. Từ năm 2008 đến 2012, đã có 401 mối nguy hiểm về địa chất xảy ra trong khu vực Hồ chứa Tam Hiệp.

Ở trung và hạ lưu sông Dương Tử, hàng năm thường có khí hậu bất thường: những thảm họa như động đất, hạn hán, nhiệt độ cao, lũ lụt lần lượt kéo đên, và hồ Bà Dương thì gần như đã khô cạn.

Hàng triệu người trong khu vực Hồ chứa Tam Hiệp cũng đã trở thành những nhóm người thực sự chịu thiệt thòi. Bởi vậy, số lượng thư khiếu nại, cầu cứu mỗi năm cao tới hơn 80.000, vẫn tiếp tục không suy giảm sau mỗi năm.

Trong "Nhật ký Tam Hiệp" do cố THủ tướng Trung Quốc Lý Bằng xuất bản năm 2003, đã bị Giang Trạch Dân ném ra ngoài, và nói: Sau năm 1989, tất cả các quyết định lớn về công trình Tam Hiệp đều do Giang Trạch Dân đưa ra.

Tại lễ kỷ niệm hoàn thành Công trình Tam Hiệp năm 2009, không có nhà lãnh đạo ĐCSTQ nào đến chúc mừng. Đây là điều vô cùng hiếm thấy.

Vào ngày 16/9/2013, Quân ủy Trung ương đã triển khai 4.600 binh sĩ để bảo vệ sự an toàn của Tam Hiệp. Điều này đủ để tiết lộ những nguy hiểm tiềm ẩn của công trình Tam Hiệp.

Minh Thanh

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP