Đảo ngược các chính sách của cửu TT Trump, ông Biden bị khủng hoảng bủa vây

Đảo ngược các chính sách của cửu TT Trump, ông Biden bị khủng hoảng bủa vây

Đảo ngược các chính sách của cửu TT Trump, ông Biden bị khủng hoảng bủa vây

Đảo ngược các chính sách của cửu TT Trump, ông Biden bị khủng hoảng bủa vây

Đảo ngược các chính sách của cửu TT Trump, ông Biden bị khủng hoảng bủa vây
Đảo ngược các chính sách của cửu TT Trump, ông Biden bị khủng hoảng bủa vây
Chủ nhật, 26-01-2025 04:03, (GMT+07:00)
Đảo ngược các chính sách của cửu TT Trump, ông Biden bị khủng hoảng bủa vây
17-05-2021 20:22

Chỉ mới 4 tháng kể từ khi Tổng thống Biden lên nắm quyền, Hoa Kỳ đã phải đối mặt với một loạt các cuộc khủng hoảng mới sâu rộng. Các nhà quan sát cho rằng nguyên nhân trực tiếp đến từ việc chính quyền mới đã đảo ngược gần như hoàn toàn các chính sách và lập trường của thời Tổng thống Trump.

"Lãnh đạo yếu kém là nguyên nhân của tất cả những cuộc khủng hoảng này", Hạ nghị sĩ Lauren Boebert khẳng định, trích dẫn vấn đề gia tăng nhập cư bất hợp pháp, vô hiệu hóa vụ hack Đường ống Colonial và sự bùng phát của bạo lực ở Trung Đông.

 Khủng hoảng biên giới

Theo số liệu gần đây nhất, Cơ quan Hải quan và Tuần tra Biên giới đã báo cáo hơn 178.000 người di cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ qua biên giới phía Nam chỉ trong tháng 4 vừa qua. Con số này trong tháng 3 là 172.000 người.

Gần nửa triệu người vượt biên trái phép đã được tiếp nhận qua hệ thống nhập cư và được thả vào Mỹ kể từ khi ông Biden nhậm chức, chưa kể hàng nghìn người vượt biên vào mà không bị phát hiện. Theo Todd Bensman, một thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Di trú đóng tại Texas-Mexico, hầu hết những người di cư đều "có giấy tờ hợp pháp và được ở lại cả các bang biên giới Hoa Kỳ". 

Vừa bước chân vào Nhà Trắng, ông Biden đã thực hiện các bước quan trọng để đảo ngược các chính sách biên giới của ông Trump, bao gồm:

1.Tạm dừng việc hoàn thành bức tường biên giới Mỹ - Mexico đang xây dở

  1. Các giao thức bảo vệ người di cư - còn được gọi là chính sách “Ở lại Mexico” - đã bị bãi bỏ
  2. Xây dựng Đạo luật Công dân Mỹ 2021 và đã gửi đến Quốc hội.

Trong khi nhiều chính trị gia cấp cao của Đảng Cộng hòa đã đến thăm biên giới và báo cáo về tình trạng người nhập cư tràn ngập các cơ sở liên bang, thì rất ít đảng viên Đảng Dân chủ làm điều tương tự và cũng không dám công khai thừa nhận các chiều hướng của cuộc khủng hoảng. Nhà Trắng hầu như giữ im lặng, họ mặc cho Thư ký Báo chí Jen Psaki vào phòng họp để đánh lạc hướng và né tránh các câu hỏi về chủ đề này.

Đạo luật mà Biden đã gửi tới Quốc hội cho thấy, ông đang muốn mở ra con đường trở thành công dân chính thức cho những người nhập cư bất hợp pháp đã tràn vào Mỹ từ đầu năm nay.

Ông Bensman dự đoán người Mỹ sẽ bắt đầu cảm thấy tác động của làn sóng nhập cư bất hợp pháp trong năm học sắp tới, khi các trường học địa phương sẽ phải thuê thêm giáo viên dạy tiếng Anh vì "không ai nói được tiếng Anh", và gánh nặng chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên.

Trong một cuộc phỏng vấn trên "Just the News buổi sáng", ông Bensman cảnh báo rằng thuế sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc cần thiết của hàng trăm nghìn người di cư mà "hầu như không ai trong số họ đủ điều kiện xin tị nạn”.

 “Đây là những người nhập cư kinh tế”, những người ở đây vì tổng thống mới đã tạo ra một môi trường sống mới hấp dẫn cho họ. 

Nền kinh tế

Sức mạnh của nền kinh tế là thành tựu đỉnh cao trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, ít nhất là cho đến khi đại dịch xảy ra. Nguyên nhân chính quyền Biden thừa hưởng tỷ lệ thất nghiệp cao chủ yếu là do các biện pháp phong tỏa trong đại dịch COVID-19 tiếp tục làm suy giảm hoạt động kinh tế. 

Về lý thuyết, tạo việc làm sẽ tăng lên khi các hạn chế được dỡ bỏ. Tuy nhiên, theo Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng, báo cáo việc làm ảm đạm tuần trước cùng với tỷ lệ lạm phát hàng năm hiện tại là 4,2%, đã chỉ ra rằng các biện pháp chính sách kinh tế của Biden có thể là một sai lầm trên diện rộng.

Trong khi một số bang đang chấm dứt các chương trình trợ cấp thất nghiệp trong đại dịch để thúc đẩy người thất nghiệp tìm việc làm và giúp các chủ doanh nghiệp nhỏ thuê mướn được nhân viên, thì ông Biden lại không ngừng ủng hộ việc tiếp tục tăng cường trợ cấp thất nghiệp, bất chấp báo cáo việc làm đáng thất vọng.

Nhà kinh tế Stephen Moore cho biết: “Đây không phải là chính sách tốt để khuyến khích những người lao động này quay trở lại công việc”.

Ông Moore giải thích rằng động cơ khuyến khích không làm việc kiểu này đang "gây ra những bế tắc trong chuỗi cung ứng". "Những chủ xe tải nói rằng họ không thể đưa dầu đến các máy bơm xăng vì họ không có đủ tài xế. Đây là một lực cản thực sự đối với nền kinh tế. Và nó rất dễ giải quyết".

Lạm phát tăng cũng là một vấn đề đáng lo ngại khi thị trường chứng khoán trượt dốc vào tuần trước. Báo cáo giá tiêu dùng tháng 4 của Bộ Lao động cho thấy giá thực phẩm, quần áo và ô tô đã tăng vọt. Cục Dự trữ Liên bang nhấn mạnh rằng lạm phát là tác dụng phụ tạm thời của quá trình phục hồi kinh tế Mỹ sau đại dịch. Nhưng các nhà kinh tế lại không nghĩ như vậy.

Ông Seema Shah, chiến lược gia trưởng của công ty đầu tư có trụ sở tại London, cho rằng tỷ lệ lạm phát "cao hơn đáng kể so với dự kiến ​​và làm dấy lên lo ngại rằng Fed đã hiểu sai câu chuyện lạm phát". Bà gọi Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 là một "sự thiếu sót lớn", cùng với báo cáo việc làm, nó trở thành "lần bỏ sót lớn" thứ hai của chính quyền trong vòng chưa đầy một tuần. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại rằng lạm phát đang khiến cho người tiêu dùng lo sợ, họ bắt đầu dự trữ lương thực và các mặt hàng cơ bản khác.

Trung đông

Đầu tuần này, hơn 1.500 quả rocket đã được nhóm khủng bố Hamas phóng vào Israel, một số người Israel và hàng chục người Palestine đã thiệt mạng.

Tổng thống Biden vài ngày sau mới lên tiếng. Ông cho biết ông đã nói chuyện với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và khẳng định rằng Israel có quyền tự vệ. Phản ứng này đã vấp phải sự chỉ trích từ các thành viên cấp tiến trong đảng Dân chủ. Đầu tuần, thư ký báo chí nhà Trắng Psaki, thay mặt tổng thống lên án sự bùng phát bạo lực trong khu vực theo quan điểm trung lập. Bà nói: “Jerusalem, một thành phố có tầm quan trọng như vậy đối với những người có đức tin trên toàn thế giới, phải là một nơi chung sống hòa bình của các sắc tộc”.

Sau mối quan hệ băng giá khét tiếng giữa cựu Tổng thống Barack Obama và Netanyahu, Donald Trump đã mở ra một thời kỳ nồng ấm chưa từng có trong quan hệ Mỹ-Israel, trong đó chính quyền của ông chuyển đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem, chính thức công nhận thánh địa này là thủ đô của quốc gia. Sau đó, ông đã “đỡ đầu” cho Hiệp định Abraham -  hiệp định giúp mở ra một kỷ nguyên mới về bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các nước láng giềng. 

Nghe tin về các cuộc tấn công bằng tên lửa vào tuần này, ông Trump viết: "Mỹ phải luôn đứng về phía Israel và nói rõ rằng người Palestine phải chấm dứt bạo lực, khủng bố và các cuộc tấn công bằng tên lửa, đồng thời khẳng định Mỹ sẽ luôn ủng hộ mạnh mẽ quyền tự vệ của Israel".

Liệu Israel có phải là lực lượng “áp bức” nhắm vào thường dân Palestine “vô tội” và sát hại trẻ em như các tờ báo cánh tả vẫn thường gieo vào đầu công chúng?

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Trung Đông yên bình và giờ ngược lại nơi này đã trở nên hỗn loạn dưới thời Joe Biden. Liệu Israel có phải là lực lượng “áp bức” nhắm vào thường dân Palestine “vô tội” và sát hại trẻ em như các tờ báo cánh tả vẫn thường gieo vào đầu công chúng? (Ảnh tổng hợp)

Vào chiều thứ Tư, Ngoại trưởng Antony Blinken thông báo ông sẽ cử phụ tá cấp cao Hady Amr  đến khu vực để kêu gọi các lực lượng Israel và Palestine kiềm chế. Trong khi đó, các trang web bảo thủ bao gồm Breitbart và Front Page đã tuyên bố rằng Amr, một người Mỹ nhập tịch gốc Lebanon, có thành kiến ​​chống Israel.

Trong khi đó, ông Netanyahu gần đây đã nói về vụ bắn tên lửa của mình: "Đây mới chỉ là bước khởi đầu. Chúng tôi sẽ còn tấn công họ như nhiều hơn thế nữa".

Đường ống

Những ngày gần đây, Bờ Đông Hoa Kỳ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu. Sau cuộc tấn công từ nhóm hack DarkSide của Nga vào đường ống Colonial Pipeline, một số bang đã ban bố tình trạng khẩn cấp do thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng. Hiện hệ thống đường ống này vẫn phải vật lộn để hoạt động trở lại. Một số người trong chính quyền và thống đốc BANG khuyến khích người dân hạn chế mua khí đốt, một số khác lại đình chỉ thuế xăng dầu và các quy định về nhiên liệu.

Colonial đã thông báo vào tối thứ Tư (12/5/2021) rằng họ đã bắt đầu quá trình khởi động lại đường ống sau khi trả cho tin tặc gần 5 triệu USD. Tuy nhiên, có thể vẫn còn phải chờ vài ngày cho đến khi đường ống đi vào hoạt động hoàn toàn, có nghĩa là tình trạng cúp khí sẽ tiếp tục.

Giá khí đốt đã tăng ngay cả trước khi DarkSide thực hiện cuộc tấn công, một phần là do các chính sách môi trường của chính quyền Biden đã hạn chế sản xuất dầu - đảo ngược hoàn toàn chính sách của chính quyền Trump ưu tiên độc lập năng lượng cho nước Mỹ.

Đường, xăng, lạm phát, kinh tế đình trệ và cuộc khủng hoảng ở Trung Đông đã khiến một số người ví những ngày đầu nhiệm kỳ của ông Biden với nhiệm kỳ không may mắn của Tổng thống Jimmy Carter. Tuần trước, ông Trump cho rằng sự so sánh này là không công bằng đối với Carter:  "Jimmy đã xử lý sai từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, nhưng Biden đã TẠO ra khủng hoảng này đến khủng hoảng khác ... một ngày nào đó, họ sẽ so sánh những thảm họa trong tương lai với Chính quyền Biden - nhưng không, Jimmy đã làm tốt hơn", cựu tổng thống viết cho những người ủng hộ.

Đức Duy

Theo Just The News

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP