Đàm phán Mỹ-Trung đình trệ do Tập Cận Bình muốn ổn định nội chính

Đàm phán Mỹ-Trung đình trệ do Tập Cận Bình muốn ổn định nội chính

Đàm phán Mỹ-Trung đình trệ do Tập Cận Bình muốn ổn định nội chính

Đàm phán Mỹ-Trung đình trệ do Tập Cận Bình muốn ổn định nội chính

Đàm phán Mỹ-Trung đình trệ do Tập Cận Bình muốn ổn định nội chính
Đàm phán Mỹ-Trung đình trệ do Tập Cận Bình muốn ổn định nội chính
Chủ nhật, 29-12-2024 21:48, (GMT+07:00)
Đàm phán Mỹ-Trung đình trệ do Tập Cận Bình muốn ổn định nội chính
06-12-2019 10:03

Đàm phán thỏa thuận thương mại giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gặp trở ngại. Thông tin từ truyền thông Mỹ chỉ ra, việc này là do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cần có thời gian để ổn định tình hình chính trị nội bộ. Còn phía Mỹ đã cho biết, muộn nhất là vào ngày 15/12 tới, nếu vẫn chưa thể đạt được thỏa thuận, Mỹ sẽ nâng mức thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Điều này cũng cho thấy Trung Nam Hải đang chịu áp lực lớn hơn cả đối nội lẫn đối ngoại do phán đoán sai tình hình. 

Truyền thông Mỹ chỉ ra, đàm phán thương mại Mỹ Trung đình trệ là do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cần có thời gian để ổn định tình hình chính trị nội bộ (Ảnh: Getty Images)

Vì để thúc đẩy đàm phán thương mại Mỹ – Trung đạt được tiến triển, phía Mỹ từng biểu thị thái độ có thể trì hoãn kế hoạch tăng thuế quan trong tháng 12, nhưng theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin hôm 3/12, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết, ngày 15/12 là hạn chót, nếu hai nước Mỹ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận thương mại thì Mỹ sẽ nâng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Giới quan sát vì thế mà chú ý đến việc liệu Mỹ – Trung có đạt được thỏa thuận trước ngày 15/12 hay không. 

Ngày 1/12, trang tin Axios tại Mỹ đưa tin cho biết, theo nguồn tin thân cận với đội ngũ đàm phán thương mại Mỹ – Trung, thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện đã “rơi vào trạng thái đình trệ”. 

Người tiết lộ giấu tên này nói, sở dĩ hai nước Mỹ – Trung dừng thảo luận về văn bản thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, là vì cần để cho ông Tập Cận Bình một khoảng thời gian để “ổn định chính trị nội bộ của Trung Quốc”, do đó dự báo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai nước nhanh nhất cũng phải đợi đến cuối năm nay. 

Nhà phân tích ngoài Trung Quốc chỉ ra, Bắc Kinh nhiều lần phán đoán sai dẫn đến khó khăn cả trong lẫn ngoài, thực tế đã đã khiến cho nội bộ đảng bất mãn nghiêm trọng, nhiều phe phái chống ông Tập Cận Bình dần dần hợp lại thành thế lực lớn. Do đó trong bối cảnh này, thông tin nói ông Tập Cận Bình cần thời gian để ổn định nội bộ không hẳn là không có căn cứ. 

Từ sau Đại hội 19 ĐCSTQ đến nay, Trung – Mỹ bùng nổ chiến tranh thương mại, về mặt khách quan đã khiến cho kinh tế Trung Quốc bị chững lại, nguồn đầu tư vốn nước ngoài cũng rời khỏi Trung Quốc, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, cộng thêm sự tấn công của dịch tả lợn châu Phi, vật giá tăng cao, lòng dân oán thán. Trong khi đó, bản thân ĐCSTQ vẫn chưa trừ dứt được sự hủ bại, lười nhác chính trị, chính lệnh không ra khỏi Trung Nam Hải được, để duy trì sự thống trị độc tài, ĐCSTQ tiếp tục tăng cường kiểm soát xã hội, tăng cường đàn áp nhân quyền, do đó lại tiếp tục bị cộng đồng quốc tế lên án. 

Sau Hội nghị Trung ương 4, liên tiếp xảy ra một số chuyện lớn, càng làm cho chính quyền Bắc Kinh thêm “sứt đầu mẻ trán”. Bao gồm việc cựu mật vụ của ĐCSTQ là Vương Lập Cường quy hàng tại Úc và vạch trần nhiều sự việc liên quan đến gián điệp của ĐCSTQ; hồ sơ mật liên quan đến bức hại nhân quyền Tân Cương liên tiếp bị phơi bày trong cộng đồng quốc tế; cộng thêm phe kiến chế đại bại trong cuộc bầu cử cấp quận ở Hồng Kông, chính quyền Bắc Kinh bị làm cho hoa mắt chóng mặt, Tổng thống Trump ký thông qua Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông cũng khiến Bắc Kinh đau đầu; Quảng Đông xảy ra sự kiện xung đột giữa người dân và cảnh sát, cuối cùng chính quyền phải khép lại sự kiện bằng cách nhượng bộ. 

Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông kéo dài gần 6 tháng, đến ngày 25/11, kết quả cuộc bầu cử Hội đồng cấp quận tại Hồng Kông được công bố, tình thế có sự chuyển biến ngược với mong đợi của Bắc Kinh: phe dân chủ ở 18 khu vực có đã nắm 388 ghế trong tổng số 452 ghế, phe kiến chế thảm bại, chỉ giữ được 59 ghế, phá vỡ tình trạng phe kiến chế nắm giữ Hội đồng quận tại Hồng Kông suốt hơn 20 năm qua.

Ngày 3/12, tờ Epoch Times tại Hồng Kông đưa tin độc quyền cho biết, nhân sĩ tiếp cận được với cao tầng của Trung Nam Hải tiết lộ, kết quả bầu cử cấp quận ở Hồng Kông đã khiến cho ông Tập Cận Bình cảm thấy kinh hãi, phe kiến chế hầu như đã bị đánh gục, khiến Trung Nam Hải kinh hoảng lúng túng. Do ĐCSTQ phán đoán sai tình hình quá xa với thực tế nên chính quyền Bắc Kinh đến nay vẫn chưa đưa ra đưa ra được bất cứ phương án ứng phó nào. 

Trước đó, tờ HK01 cũng dẫn nguồn tin cho biết, Bắc Kinh cảm thấy kinh ngạc trước kết quả bầu cử tại Hồng Kông, mặc dù biết trước phe kiến chế gặp tình thế bất lợi, nhưng nói thẳng là không nghĩ đến sẽ bị thua thê thảm như vậy. 

Biên tập viên kỳ cựu của Tạp chí Chính sách ngoại giao James Palmer có đăng bài viết nói, truyền thông của ĐCSTQ đã chuẩn bị sẵn bài viết về thắng lợi bầu cử, nhưng khi có kết quả, cơ quan tin tức Bắc Kinh lại trở nên hỗn loạn. 

Trong bối cảnh phe dân chủ đại thắng trong bầu của ở Hồng Kông, ngày 27/11, Tổng thống Trump lại chính thức ký thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông. Theo đạo luật này, chính quyền Tổng thống Trump sẽ tiến hành chế tài đối với quan chức Hồng Kông và ĐCSTQ bức hại nhân quyền tại Hồng Kông. Hiện tại, nhiều nước đồng minh của Mỹ như Anh, Canada, Nhật Bản, v.v. cũng đang thúc đẩy lập pháp, có thể sẽ dấy lên phong trào chế tài quan chức ĐCSTQ và quan chức Hồng Kông. 

Bài bình luận của Đài Tân Đường Nhân (NTDTV) cho rằng, môi trường quốc tế tồi tệ nhất mà ĐCSTQ đối mặt sau đại thảm sát Lục Tứ là phương Tây cùng Hồng Kông, Đài Loan đều nói không với ĐCSTQ, xung quanh Trung Quốc “khói lửa khắp nơi”, Bắc Kinh lâm vào cảnh “tứ bề thọ địch”. 

Ngoài ra, liên tiếp hai văn kiện lan truyền ra ngoài cũng đã làm xấu mặt ĐCSTQ về cái mà họ gọi là trại giáo dục cải tạo Tân Cương là Trung tâm dạy nghề chứ không phải là trại tập trung. Hôm 26/11, tờ Washington Post đưa tin chỉ ra, văn kiện mật về hành động của ĐCSTQ tại Tân Cương liên tiếp bị tiết lộ cho New York Times và Liên minh Phóng viên điều tra quốc tế (ICIJ), điều này cho thấy ít nhất có một quan chức cấp cao của ĐCSTQ bất mãn và mạo hiểm tuồn văn kiện mật này cho phóng viên nước ngoài. 

Washington Post cũng nhắc đến sự kiện Vương Lập Cường – gián điệp của ĐCSTQ đào thoát cũng ám thị trong thể chế của ĐCSTQ có sự chia rẽ, tuy nhiên vụ án này tương đối phức tạp. Vương Lập Cường nói từng tham gia vào thao túng bầu cử của Đài Loan và Hồng Kông, bắt cóc nhân sĩ bất đồng chính kiến. Vợ chồng Hướng Tâm, Chủ tịch Công ty Đầu tư sáng tạo Trung Quốc, người được cho là ông chủ của Vương Lập Cường, đồng thời cũng là nhân vật cốt lõi của tình báo ĐCSTQ đã bị bắt và đang bị điều tra ở Đài Loan. 

Chính quyền địa phương trấn Văn Lâu, đô thị Hóa Châu thành phố Mậu Danh tỉnh Quảng Đông gần đây muốn xây dựng nhà hỏa táng, nhưng bị người dân phản đối, lo lắng sẽ gây ô nhiễm môi trường, do đó đã bùng phát phản đối trên quy mô lớn; người dân thậm chí còn dùng khẩu hiệu “Quang phục Mậu Danh, Cách mạng thời đại”. Chính quyền từng có thời điểm điều động hơn 1.000 công an và cảnh sát đến trấn áp, ngoài việc xua đuổi người biểu tình, còn bắt giữ một bộ phận người để tra hỏi, dẫn đến xung đột giữa người dân và chính quyền leo thang. Tuy nhiên, qua vài ngày kháng nghị, những người bị bắt đã được thả, dự án xây nhà hỏa táng cũng bị dừng lại. 

Đài Á châu Tự do dẫn phân tích nói, sự nhượng bộ của chính quyền trong sự kiện này, chủ yếu là đúng lúc Hồng Kông đang trong trạng thái đấu tranh, phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ ở Hồng Kông có ảnh hưởng rất lớn đến Đại Lục. Chính quyền ĐCSTQ lo lắng sự phản kháng trong nước không xử lý tốt có thể sẽ thêm rối loạn hơn. 

Chuyên gia về vấn đề Trung Quốc Arthur Waldron mới đây trong cuộc phỏng vấn của kênh “Lãnh đạo tư tưởng Mỹ” (American Thought Leaders) của Epoch Times đã chỉ ra, do thiếu nhận thức chính xác về thực tế của người dân nên Chính phủ ĐCSTQ làm việc theo kiểu nghĩ đâu làm đó, rất tùy tiện và vô lối, làm mất chức năng điều tiết của chính phủ, nên phương án giải quyết càng không biết bàn từ đâu. 

Ông Arthur Waldron chỉ ra, Chính phủ của ĐCSTQ hiểu rất rõ rằng ngày hấp hối đã cận kề. Ông tiết lộ thông tin một trợ tá cấp cao thân cận của ông Tập Cận Bình đã thẳng thắn chia sẻ với ông: “Arthur Waldron, chúng tôi đã đi đến đường cùng. Mọi người đều biết rằng thể chế này đã kết thúc. Những bước đi tiếp theo chúng tôi không biết phải đi như thế nào, vì giống như có mìn ở khắp nơi, bước sai một bước là có thể tan xương nát thịt.”

Theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP