Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc kêu gọi tích trữ nhu yếu phẩm

Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc kêu gọi tích trữ nhu yếu phẩm

Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc kêu gọi tích trữ nhu yếu phẩm

Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc kêu gọi tích trữ nhu yếu phẩm

Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc kêu gọi tích trữ nhu yếu phẩm
Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc kêu gọi tích trữ nhu yếu phẩm
Thứ tư, 01-01-2025 20:19, (GMT+07:00)
Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc kêu gọi tích trữ nhu yếu phẩm
30-11-2022 14:05

Theo thông cáo báo chí ngày 28/11, Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc khuyên công dân nên duy trì nguồn cung cấp dược phẩm, nước đóng chai và thực phẩm đủ dùng trong 14 ngày, trong bối cảnh giới chức Trung Quốc mở rộng các biện pháp hạn chế phòng dịch Covid-19.

Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc kêu gọi tích trữ nhu yếu phẩm

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, ông Nicholas Burns. (Ảnh Getty Images

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Nicholas Burns cũng cho biết, Đại sứ quán đang “theo dõi tình hình Covid và hỗ trợ các cá nhân Mỹ đang gặp khó khăn liên quan tới các biện pháp hạn chế và phong tỏa”.

“Chúng tôi khuyến nghị tất cả người dân Mỹ hãy tích trữ nhu yếu phẩm y tế, nước uống, thực phẩm cho mình và những người khác trong gia đình trong khoảng 14 ngày”, Đại sứ quán cho biết.

Theo tài khoản Twitter chính thức của Đại sứ quán, số điện thoại khẩn cấp, “+86 10 8531 4000”, sẽ hoạt động 24/7.

Đại sứ quán cũng kêu gọi các cá nhân đăng ký chương trình Smart Traveler Enrollment Program (STEP) tại https://step.state.gov/ để nhận các thông báo quan trọng.

Mọi người đều có nguy cơ gặp nguy hiểm

Trước sự gia tăng gần đây của các ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc, Đại sứ quán cảnh báo rằng chính phủ Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát Covid-19 như cách ly, xét nghiệm trên diện rộng, gián đoạn giao thông, phong toả và có thể không gặp được gia đình.

Bình luận dưới bài đăng Twitter của Đại sứ Nicholas Burns, nhiều người Trung Quốc đã yêu cầu được hỗ trợ.

Một cư dân mạng nói: “Hãy giúp chúng tôi với”.

Một người khác nói: “Xin hãy giúp đỡ các sinh viên đại học Trung Quốc của chúng tôi”.

Do chính sách phòng chống dịch Zero Covid hà khắc của Bắc Kinh, một số lượng lớn người dân Trung Quốc đã bị phong tỏa bởi các biện pháp phong tỏa và kiểm dịch, đồng thời phải vật lộn với tình cảnh thiếu lương thực và thiếu điều trị y tế.

Hệ quả là hàng loạt bi kịch đã xảy ra trên khắp Trung Quốc, như vụ lật xe buýt cách ly ở Quý Châu, một tỉnh phía tây nam Trung Quốc, khiến 27 người chết và 20 người khác bị thương hồi tháng 9; một vụ hỏa hoạn chết người tại một tòa nhà ở Urumqi vào ngày 24/11, ở khu vực Tân Cương, tây bắc Trung Quốc, đã khiến ít nhất 10 cư dân thiệt mạng. Được biết, 10 nạn nhân này bị mắc kẹt bên trong tòa nhà do các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt và xe cứu hỏa không thể tiếp cận khu nhà.

Làn sóng biểu tình ở Trung Quốc cho thấy người dân đã 'chán ngấy' sự kiểm soát của ĐCSTQ

Người biểu tình hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình phản đối các biện pháp nghiêm ngặt ‘Zero-Covid’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 28/11/2022. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

Vụ hỏa hoạn thảm khốc khiến dư luận phẫn nộ

Các cuộc biểu tình nổ ra trên toàn quốc. Những người biểu tình ở Thượng Hải công khai yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình hạ đài.

Các cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc đã leo thang thành cuộc cách mạng được gọi là “Cuộc cách mạng giấy trắng”, hay “Cuộc cách mạng A4”. Theo đó, những người biểu tình giương cao một tờ giấy trắng để thể hiện sự bất mãn của họ với các chính sách và quy định kiểm duyệt hà khắc của nhà nước.

Ít nhất 79 sinh viên đại học Trung Quốc từ 15 thành phố đã tham gia cuộc biểu tình.

Nhà báo BBC bị cảnh sát Trung Quốc tấn công

Vào ngày 27/11, một nhà báo của hãng tin BBC tại Trung Quốc, Ed Lawrence, khi đang đưa tin về một cuộc biểu tình ở Thượng Hải về vụ hỏa hoạn ở Urumqi thì bất ngờ bị cảnh sát Trung Quốc tấn công và giam giữ.

Các nhà chức trách cuối cùng đã trả tự do cho nhà báo này, tuyên bố rằng họ đang bảo vệ nhà báo khỏi nguy cơ bị nhiễm Covid-19.

Việc Trung Quốc bắt giữ một nhà báo người Anh là hành động “gây sốc và không thể chấp nhận được”, Phố Downing cho biết vào hôm thứ 2 (28/11).

BBC hôm Chủ nhật đã đưa ra tuyên bố nói rằng hãng tin này “cực kỳ quan ngại” về việc nhà báo Lawrence “bị bắt và còng tay” trong khi đang đưa tin về các cuộc biểu tình ở Thượng Hải.

“Anh ấy bị giam giữ trong vài giờ trước khi được thả. Trong khi bị giam giữ, anh ấy đã bị cảnh sát đánh đập và đá vào người. Mọi chuyện xảy ra khi anh ấy đang làm việc với tư cách là một nhà báo có giấy phép hành nghề”, tuyên bố viết.

Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài của Trung Quốc (FCCC) đã bày tỏ mối quan ngại của mình vào ngày 28/11 và tuyên bố rằng, ít nhất hai nhà báo đã bị giam giữ trong số nhiều người “bị cảnh sát Trung Quốc sách nhiễu trong khi đưa tin về tình trạng bất ổn tại nước này”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) sau đó đã bác bỏ tuyên bố của BBC, nói rằng ông Lawrence không tiết lộ danh tính khi bị bắt.

“Theo tìm hiểu của chúng tôi, tuyên bố của BBC là không đúng sự thật. Theo các nhà chức trách ở Thượng Hải, nhà báo được đề cập đã không tiết lộ danh tính nhà báo của mình vào thời điểm đó, anh ấy đã không công khai xuất trình thẻ báo chí nước ngoài của mình”, ông Triệu nói tại Bắc Kinh.

Ông Triệu cho biết cảnh sát đã yêu cầu mọi người rời đi vào thời điểm đó và đã bắt “một số người không hợp tác”.

Theo The Epoch Times

Bản dịch từ NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP