Đại não và linh hồn: Cuộc đối thoại giữa hữu hình và vô hình

Đại não và linh hồn: Cuộc đối thoại giữa hữu hình và vô hình

Đại não và linh hồn: Cuộc đối thoại giữa hữu hình và vô hình

Đại não và linh hồn: Cuộc đối thoại giữa hữu hình và vô hình

Đại não và linh hồn: Cuộc đối thoại giữa hữu hình và vô hình
Đại não và linh hồn: Cuộc đối thoại giữa hữu hình và vô hình
Thứ bảy, 04-01-2025 15:45, (GMT+07:00)
Đại não và linh hồn: Cuộc đối thoại giữa hữu hình và vô hình
21-03-2020 07:05

Con người không chỉ có thân thể “hữu hình”, mà còn có những thành phần sinh mệnh “vô hình”. Đó là những ẩn đố mà khoa học thực chứng chuyên đi sâu vào giải phẫu và đo đạc các thông số của não bộ không thể nào lý giải được.

Đại não và linh hồn: Cuộc đối thoại giữa hữu hình và vô hình
Con người không chỉ có thân thể “hữu hình”, mà còn ẩn chứa rất nhiều thành phần sinh mệnh “vô hình”. (Ảnh: medium) 

Albert Einstein là nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, năm 1905 ông đề ra Thuyết tương đối, năm 1921 ông nhận được giải Nobel Vật lý. Ngày 18/4/1955, Einstein qua đời tại bệnh viện trực thuộc Đại học Princeton tại New Jersey, Mỹ. Lúc đó ông trăn trối rằng không được giải phẫu thi thể ông mà trực tiếp hỏa táng, thế nhưng bác sĩ khoa bệnh lý của Đại học Princeton là Thomas Harvey lại lén lút lấy lại bộ não của ông.

Đối với bộ não của một thiên tài như Einstein, bác sĩ Harvey đã dùng một phương pháp xử lý rất đặc biệt, tiêm chất bảo quản vào động mạch chủ, rồi cắt bộ não của Einstein ra làm hai trăm bốn mươi mảnh, dán nhãn, bảo quản cẩn thận bằng cồn. Harvey rất muốn giải câu đố về bộ não của vị thiên tài thế kỷ này, thế nhưng, dựa theo khoa học kỹ thuật những năm 50 thì không phát hiện được gì nhiều.

Sau này, thông qua kính hiển vi điện tử, phát hiện não bộ của Einstein có nhiều tế bào thần kinh hơn người thường. Những năm gần đây, ứng dụng kỹ thuật điện não 3D, xây dựng lại bộ não của Einstein, kết quả phát hiện, mặc dù dung lượng não không khác gì so với người thường, nhưng thùy đỉnh của não bộ lại lớn hơn của người thường đến 15%. Các nhà y học về thần kinh đã chỉ ra rằng thùy đỉnh phụ trách khả năng toán học và logic.

Đại não và linh hồn: Cuộc đối thoại giữa hữu hình và vô hình - ảnh 2
Hộp chứa 42 mẩu não của Einstein tại Philadenphia vào năm 2011. (Ảnh: Twitter)

Rốt cuộc bộ phận thiên tài thật sự của Einstein là gì? Là các tế bào thần kinh? Hay là thùy đỉnh của não bộ? Là vì kết cấu đặc biệt của não mới có được khả năng suy luận vượt trội mới tạo nên một thiên tài như thế?

Kết cấu và chức năng của đại não

Hệ thống thần kinh của người gồm có hai bộ phận chính là hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh ngoại biên. Hệ thống thần kinh trung ương có thể phân thành não (brain) và tủy sống (spinal cord), não còn có thể phân thành: đại não, tiểu não, thân não (trung não, cầu não và diên tủy). Đại não do hai bán cầu não tạo thành, có lớp vỏ não bao bọc bên ngoài và tủy bên trong, còn có rất nhiều khu phụ trách các chức năng đặc biệt.

Bước phát triển và thử thách của khoa học thần kinh

Đến ngày nay, khoa học thần kinh (neuroscience) đã thuộc về lĩnh vực khoa học tổng hợp, từ gen, phân tử, tế bào, kết cấu não, cho đến chức năng nhận biết, khoa học ý thức, chức năng thần kinh tạo ảnh, y học lâm sàng (y học thần kinh, y học tinh thần)…, cùng nghiên cứu bí mật về não bộ con người.

Khoa học thần kinh có 5 câu hỏi lớn chưa thể lý giải: ý thức, tư tưởng, trí nhớ, học tập, nằm mơ, đều có liên quan đến tâm trí. Năm 2000, giải Nobel Y học thuộc về Eric Kandel với “Nguyên lý khoa học thần kinh” (Principles of Neural Science) cho rằng: “Thử thách căn bản nhất của khoa học thần kinh chính là làm thế nào vận dụng cơ bản của sinh vật học để giải thích quá trình tâm trí gồm ý thức, tình cảm, hành vi, học tập, ghi nhớ của chúng ta”.

Giáo sư Kandel đoạt giải Nobel là nhờ vào phát hiện bộ máy chuyển dịch trí nhớ của ốc sên biển là nằm ở thần kinh tiếp xúc. Có lẽ có người sẽ hỏi ốc sên biển có 20.000 tế bào thần kinh, cách thức ghi nhớ của nó có thể đại diện cho bộ não con người với hơn mười tỷ tế bào hay không?

“Hữu hình” và “vô hình

Thuyết tương đối của Einstein đưa ra lý luận về “quang lượng tử” để giải thích ánh sáng “vô hình” là do các hạt cấu tạo thành. Trên thực tế, vật lý học chính là đang nghiên cứu về thế giới “vô hình”, do phân tử, nguyên tử, hạt nguyên tử, điện tử, cho đến hạt vi lượng, trung vi lượng. “Hữu hình” và “vô hình” là được phán đoán theo tiêu chuẩn mắt người nhìn thấy hay không; mắt người chỉ có thể thấy được thế giới ở tầng phân tử, không thể nhìn thấy các hạt nhỏ hơn phân tử mà cấu thành thế giới.

Einstein tin rằng Thần linh có tồn tại, cũng sùng bái “Dịch Kinh” và Phật học của phương Đông. Tại sao một nhà khoa học hàng đầu của phương Tây hiện đại lại sùng bái “Dịch Kinh” và Phật học của phương Đông? Văn hóa Trung Hoa trên căn bản thuộc về văn hóa Đạo gia, cũng chính là “Văn hóa thần truyền”. Hoàng Đế khai sáng nền văn minh 5000 năm, là thủy tổ của Đạo gia, ông truyền thừa lại “Y đạo” chính là nguồn gốc của Trung y; “Dịch Kinh” nói về Âm dương Bát quái, tuy là kinh điển của Nho gia, nhưng nguồn gốc lại đến từ Đạo gia; một vị thủy tổ khác của Đạo gia là Lão Tử trong “Đạo Đức Kinh” nói rằng tu luyện chính là trí tuệ cao thâm nhất của văn hóa nhân loại.

Đại não và linh hồn: Cuộc đối thoại giữa hữu hình và vô hình - ảnh 3
Lão Tử trong “Đạo Đức Kinh” nói rằng tu luyện chính là trí tuệ cao thâm nhất của văn hóa nhân loại. (Ảnh: Epoch Times)

Vì sao “Hoàng Đế nội kinh” có thể nói về những bộ phận “vô hình”, mắt người thường không thấy được, trong khi Tây y lại không thể nghiên cứu? “Hoàng Đế nội kinh” là thánh kinh của Trung y, do Hoàng Đế, Kỳ Bá truyền lại. Kỳ Bá nói: “Thử Thượng đế sở bí, tiên sư truyền chi dã”. (tạm dịch: Đây là bí mật của Thượng đế, bậc tiên sư truyền lại). Là ý nói, “Y đạo” bắt nguồn từ “Thượng đế” (Thần của Đạo gia), cho nên Trung y là y học của Đạo gia, do Thần truyền lại.

 

Đông y là “y học Thần truyền”, thế nên, những truyền nhân như Hoàng Đế, Kỳ Bá cùng với “Thần y” Biển Thước, Hoa Đà… đều có ‘thiên mục’, có khả năng nhìn xuyên thấu thân thể con người; vì vậy, có thể nhìn thấy những thứ “vô hình” mà mắt người thường không thể nhìn thấy, ví dụ như hướng đi của khí, sự tồn tại của kinh lạc, thần, hồn, phách, mệnh môn… Trên thực tế, những bộ phận”vô hình” mà Trung y thường nhắc tới đã vượt quá khả năng nhận thức của khoa học phương Tây, điều này cũng giống với cách nghĩ về “thần” của Einstein.

Con người có thành phần sinh mệnh “hữu hình” và “vô hình”

“Hoàng Đế nội kinh” giảng, con người là “khí hợp của trời đất” sinh ra, cuộc đời con người gồm hai thành phần chính: “Thành phần của trời” là vô hình và “thành phần của đất” là hữu hình. Nói một cách rõ ràng hơn, con người không chỉ có thân thể “hữu hình”, mà còn ẩn chứa rất nhiều thành phần sinh mệnh “vô hình” như là thần, hồn, phách, ý, chí.

Thân thể “hữu hình” của con người là do các phân tử cấu thành, còn “nguyên thần” (linh hồn) là do các hạt cực nhỏ tạo thành. Giữa phân tử của thân thể và lạp tử của “nguyên thần”, vẫn có rất nhiều tầng lạp tử khác, mỗi tầng lạp tử đều tạo thành một không gian riêng, gọi là “không gian khác”, mỗi tầng không gian đều tồn tại một tầng lạp tử không gian cấu tạo nên thành phần sinh mệnh con người. Vì thế, con người sống đồng thời ở thế giới “hữu hình” và không gian “vô hình” khác.

“Nguyên thần” là chủ thể chân chính của con người

“Nguyên thần” tương tự như linh hồn, là một thành phần bắt buộc tạo nên một con người hoàn chỉnh. Đạo gia nói “nguyên thần” được giấu ở “Nê hoàn cung” (y học hiện đại gọi là thể quả tùng); “nguyên thần” có thể thay đổi vị trí, thường ở trong tim, thế nên Trung y giảng “tim chứa Thần”. “Nguyên thần” được cấu tạo từ các lạp tử nhỏ nhất, có sức mạnh lớn nhất, có thể kìm hãm những thành phần sinh mệnh của không gian khác, thế nên nó mới là chủ thể của con người.

Đại não và linh hồn: Cuộc đối thoại giữa hữu hình và vô hình - ảnh 4
“Nê hoàn cung” mà y học hiện đại gọi là thể quả tùng là nơi nguyên thần con người trú ngụ.

“Nguyên thần” có nguồn gốc từ Thiên quốc, là Thần thánh, thuần khiết, lương thiện, cũng chính là “cái tôi tiên thiên”; mà “cái tôi hậu thiên” là những thứ không tốt đẹp hình thành sau những tháng ngày con người sống trên thế giới, là ích kỷ, tự tư tự lợi, bất lương. Đặc biệt quan trọng chính là, “nguyên thần” là nguồn gốc lương thiện của con người, là điểm khác biệt lớn nhất của con người và động vật.

Mỗi ngày con người đều lựa chọn giữa “cái tôi tiên thiên” và “cái tôi hậu thiên”. Nếu lựa chọn “công”, chính là sự lương thiện của cái tôi tiên thiên chiếm ưu thế; còn nếu là “tư”, chính là sự lương thiện của cái tôi tiên thiên bị cái tôi ích kỷ hậu thiên che mờ. Tu luyện là phải “phản bổn quy chân”, loại bỏ cái tôi không tốt của hậu thiên, trở về với “cái tôi tiên thiên”.

“Nguyên thần” là cội nguồn của ý thức, tư tưởng con người

“Nguyên thần” là vô hình, mắt thường không nhìn thấy được, là thứ mà khoa học phương Tây không thể động chạm và nghiên cứu. Trung y và Đạo gia đều cho rằng “nguyên thần” mới là chủ thể đích thực của con người, đại não chỉ là cơ quan để “nguyên thần” phản ánh đến không gian vật chất.

Khi con người tỉnh táo là do “nguyên thần” phát ra tư duy, ý thức, ra lệnh thông qua đại não, điều khiển cơ thể, sản sinh ra các loại hành vi hoạt động tại không gian “hữu hình”. Trong giấc mơ, các thành phần sinh mệnh của các không gian đều có các hành vi hoạt động khác nhau, lúc đó, cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi, nhưng cũng không hoàn toàn ở trạng thái nghỉ, đủ loại thông tin hoạt động của thành phần sinh mệnh ở không gian khác sẽ phản ánh đến vỏ đại não, chính là hiện tượng giấc mơ trong y học hiện đại.

Cuộc đối thoại của “đại não” và “nguyên thần”

Hóa sinh học (biochemistry) là dùng sự phản ứng của phân tử để lý giải hiện tượng sinh mệnh của thân thể con người; mà Lý sinh học (biophysic) là nghiên cứu đặc tính vật lý của sinh vật, bao gồm các chủng năng lượng. Hóa sinh học chỉ nghiên cứu phân tử, cũng chính là thế giới “hữu hình”; còn năng lượng sản sinh khi phân tử phản ứng, lại thuộc về phạm vi Lý sinh học, cũng chính là thế giới “vô hình”. “Khí” mà Trung y hay nói chính là sức mạnh vô hình; đáng tiếc, sự phát triển của Lý sinh học có hạn, không thể tiếp xúc với “khí” của Trung y. Vì các lạp tử của nguyên thần quá nhỏ, nên khoa học không cách nào nghiên cứu cho được.

Đại não và linh hồn: Cuộc đối thoại giữa hữu hình và vô hình - ảnh 5
Sự hữu hạn của khoa học chưa thể nào tiếp cận được với yêu tố “khí” được đề cập trong khí công và các môn tu luyện. (Ảnh qua ĐKN)

“Nguyên thần” mới là nơi phát ra của hoạt động tâm trí, chứ không phải đại não. Vì sao khoa học thần kinh hiện đại không thể lý giải nhóm năm câu đố về tâm trí con người (ý thức, tư tưởng, ghi nhớ, học hành, giấc mơ), là vì trọng tâm nghiên cứu luôn đặt tại đại não “hữu hình”, không thể tiến đến “nguyên thần” vô hình. Einstein thực sự là thiên tài bởi năng lực tư duy của ông ấy, sức mạnh tư duy là tổng hợp của sức mạnh tâm trí, là có nguồn gốc từ “nguyên thần”, chứ không phải khu vực đại não, hoặc thể hiện ở các tế bào thần kinh.

Cách nghĩ về “Thần” của Einstein đáng để suy ngẫm

Trong một lần phỏng vấn, Einstein nói: “Có nhiều người cho rằng tôn giáo không hợp với đạo lý khoa học. Tôi là một người nghiên cứu khoa học, tôi hiểu sâu sắc rằng, khoa học hiện nay chỉ có thể chứng minh những vật thể tồn tại, mà không thể chứng minh những vật thể không tồn tại. Vì thế nếu như hiện nay chúng ta vẫn không thể chứng minh vật thể nào đó tồn tại, thì không thể quả quyết rằng chúng không tồn tại”.

Einstein dùng phát hiện về “hạt nhân” làm ví dụ, nói: “Ví dụ như rất nhiều năm trước, chúng ta chưa chứng minh được hạt nhân là có tồn tại, nếu như khi đó chúng ta mạo muội quả quyết rằng hạt nhân là không tồn tại, vậy hôm nay xem lại chẳng phải đã phạm phải sai lầm lớn hay sao?”

Cuối buổi phỏng vấn, Einstein nói ông tin về sự tồn tại của Thần: “Vì vậy, khoa học hiện nay không chứng minh được sự tồn tại của Thần, là do khoa học chưa phát triển đến trình độ đó, chứ không phải Thần không tồn tại. Tóm lại, năm giác quan của con người là có hạn, không thể cảm nhận được sự tồn tại của Thần, khoa học cũng không thể phủ nhận sự tồn tại của Thần. Thế nên, chúng ta nên tin tưởng vào sự tồn tại của Thần”.

Đương nhiên, thuyết tương đối là thành tựu lớn nhất của Einstein; một nhà khoa học hàng đầu có thể có ý thức sâu sắc về “Thần” mà tôn giáo thường nói đến đã phản ánh một trí tuệ lớn lao, điều này rất đáng để các nhà nghiên cứu khoa học hiện đại phải suy ngẫm.

Einstein đã đứng ở đỉnh cao khoa học, ông từ sớm đã tạo ra sự đối thoại giữa thần học và khoa học. “Thần học thần kinh” (neurotheology) là lĩnh vực khoa học thần kinh mới, dùng phương pháp khoa học thần kinh để nghiên cứu tâm linh và tôn giáo. Ví dụ như tín đồ Thiên Chúa giáo khi lễ bái Thiên Chúa thì đại não sẽ hoạt động thế nào, người tu luyện khi tĩnh tọa hay suy nghĩ thì não bộ hoạt động ra sao. Khoa học thần kinh lợi dụng kỹ thuật tiên tiến, để vén tấm màn bí mật của tu luyện và tôn giáo, đây cũng là một loại đối thoại của khoa học và thần học.

Bất kỳ lúc nào “nguyên thần” cũng dùng năng lượng thông tin để đối thoại với “đại não”. Về mặt ý nghĩa, cuộc đối thoại giữa “đại não” và “nguyên thần”, là cuộc đối thoại của thế giới “hữu hình” và thế giới “vô hình”, là cuộc đối thoại của “khoa học” và “Thần học” (bao gồm Phật học và Đạo học). Quan trọng hơn cả, cuộc đối thoại giữa cái tôi và tâm hồn ẩn sâu trong “nguyên thần”, sẽ phát hiện ra bản tính lương thiện của con người (Phật tính), mới phát hiện ra đi trên con đường tu luyện chính là ý nghĩa thần thánh nhất của cuộc đời.

Tiểu Minh (Theo Tinh Hoa)

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP