Đại họa ít người biết vào ngày 20.7 của 20 năm trước tại Trung Quốc

Đại họa ít người biết vào ngày 20.7 của 20 năm trước tại Trung Quốc

Đại họa ít người biết vào ngày 20.7 của 20 năm trước tại Trung Quốc

Đại họa ít người biết vào ngày 20.7 của 20 năm trước tại Trung Quốc

Đại họa ít người biết vào ngày 20.7 của 20 năm trước tại Trung Quốc
Đại họa ít người biết vào ngày 20.7 của 20 năm trước tại Trung Quốc
Thứ bảy, 04-01-2025 13:25, (GMT+07:00)
Đại họa ít người biết vào ngày 20.7 của 20 năm trước tại Trung Quốc
17-07-2019 08:21

Dân gian Trung Quốc tin rằng “phùng cửu tất loạn”, “phùng cửu tất biến”, những biến cố lớn thường xảy ra vào những năm có số đuôi là 9. Ví như cuộc chiến biên giới với Việt Nam (1979), thảm sát Thiên An Môn (1989), và năm nay (2019) tình hình biểu tình “chống dẫn độ” ở Hồng Kông vẫn chưa có dấu hiệu ‘giảm nhiệt’. Tuy nhiên, 20 mươi năm trước, tại Trung Quốc đã nổ ra một sự kiện vi phạm nhân quyền nghiêm trọng , đáng để cả thế giới quan tâm nhưng vẫn còn nhiều người chưa thật sự hiểu rõ: Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (1999).

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại Lục từ năm 1999

Vào ngày 20/07/1999, ông Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đương nhiệm khi đó đã phớt lờ những tiếng nói phản đối đông đảo trong Đảng, cương quyết huy động các nguồn lực quốc gia như an ninh, cảnh sát vũ trang, truyền thông và các trường học để tập trung trấn áp đoàn thể người tập môn khí công Pháp Luân Công, sự kiện gây chấn động ở cả trong và ngoài Trung Quốc Đại lục. Đến nay đã qua 20 năm, nhưng chính sách đàn áp này vẫn còn đang tiếp diễn, hàng chục ngàn người tập Pháp Luân Công tiếp tục bị theo dõi, bị giam giữ và tra tấn.

Tại sao ĐCSTQ muốn đàn áp đoàn thể người tin vào “Chân – Thiện – Nhẫn” là Pháp Luân Công?

Năm 1999, khi ông Giang Trạch Dân đã nắm được toàn quyền lực nhưng vẫn bất an lo sợ quyền lực lung lay, vì dù sao ông Đặng Tiểu Bình chỉ mới qua đời được hai năm, thế lực họ Đặng để lại vẫn còn rất mạnh. Thêm nữa, năm 1999 vừa trùng với kỷ niệm 10 năm thảm sát phong trào dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn, còn Mỹ thì vừa bắn nhầm vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade (Nam Tư). Trong thời điểm nhạy cảm với nhiều khốn khó trong và ngoài nước, để lập uy thế cho mình, ông Giang Trạch Dân đã dùng thủ đoạn đánh vào đoàn thể người tập Pháp Luân Công mà khi đó đang là tâm điểm thu hút (với hơn 70 triệu người tập luyện – nhiều hơn số Đảng viên lúc bấy giờ), mượn cớ này để Giang kiến thiết nên “tổ chức mới” nhằm gia cố quyền lực.

Ngày 10/06, ông Giang Trạch Dân đã thành lập “Ban chỉ đạo Trung ương về vấn đề Pháp Luân Công”, còn gọi là “Phòng 610” Trung ương, đồng thời thành lập 1000 Phòng 610 đặt tại các tỉnh thành trên khắp Đại lục. Phòng 610 ngoài việc phối hợp cùng các cơ quan khác nhau để đàn áp Pháp Luân Công cùng giới bất đồng chính kiến, còn nhằm giúp ông Giang có thể trực tiếp khống chế chính quyền trung ương cũng như tại các địa phương mà không bị ràng buộc từ hệ thống hành chính cũ. Từ hệ thống mới này, ông Giang đã cài cắm được vô số thuộc hạ nhằm gia cố quyền lực (ví dụ như nhân vật sau này được thăng đến chức Phó Thủ tướng là Lý Lam Thanh, cựu Bí thư Ban Chính pháp Trung ương La Cán, cựu ủy viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang…), từ đó xây dựng được một phe phái hùng hậu mà dân gian gọi là phái Giang, qua đó giúp ông ta gia cố quyền lực. Ông Giang đã rất thành công trong việc tạo dựng thế lực cầm quyền phái Giang, người của phái Giang được phân bổ rộng rãi tại tất cả các cấp, tổ chức và doanh nghiệp trên cả nước để bảo vệ lợi ích chính trị và kinh tế của phe phái.

Phòng 610 ngoài việc phối hợp cùng các cơ quan khác nhau để đàn áp Pháp Luân Công cùng giới bất đồng chính kiến, còn nhằm giúp ông Giang có thể trực tiếp khống chế chính quyền trung ương cũng như tại các địa phương mà không bị ràng buộc từ hệ thống hành chính cũ.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) đang tập các bài theo môn tu luyện tại thủ đô Buenos Aires, Argentina, ngày 12/5/2013. (Ảnh: Shutterstock)

Những vu khống Pháp Luân Công bị vạch trần

Rạng sáng ngày 20/07/1999, giới an ninh ĐCSTQ đã bắt cóc và giam giữ hàng loạt người tập Pháp Luân Công trên khắp cả nước mà bị ‘gán nhãn’ là “người phụ trách”, đây gọi là “sự kiện 720” mở màn cho chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Ngày 22/07, ĐCSTQ đã ban hành “Quyết định của Bộ Dân chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và về việc cấm Hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp”, cáo buộc Pháp Luân Công “truyền bá tà thuyết mê tín, lừa đảo quần chúng, kích động tạo biến cố, phá hoại ổn định xã hội”, huy động nguồn lực cả nước truy bắt, cấm cản người tu luyện Pháp Luân Công; tháng 10 năm đó ông Giang Trạch Dân gọi Pháp Luân Công là “tà giáo“.

Nhưng những cáo buộc này nhanh chóng bị nghi ngờ, trước hết những cáo buộc hoàn toàn khác với quan điểm của Pháp Luân Công nhấn mạnh vào tu luyện “Chân – Thiện – Nhẫn” với mục tiêu làm người lương thiện; hơn nữa trong Báo cáo Điều tra độc lập mà ông Kiều Thạch, cựu Ủy viên trưởng Ban Thường vụ Nhân đại thực hiện đã khẳng định tích cực về Pháp Luân Công rằng “Pháp Luân Công của nước của dân, trăm lợi không một hại”; quan trọng hơn là nhiều người Trung Quốc nhờ tập Pháp Luân Công đã thấy cơ thể khỏe mạnh hơn, bệnh tật tiêu tan, cho nên ngày càng có nhiều người theo học.

Do đó, trong bối cảnh thiếu bằng chứng để thuyết phục người dân, vào ngày 23/01/2001, CCTV (Đài Trung ương Trung Quốc) đã bất ngờ tung tin “vụ án tự thiêu Thiên An Môn” nhằm chụp mũ người tập Pháp Luân Công là phần tử kích động khủng bố. Nhưng khi xảy ra sự kiện, giới truyền thông phương Tây đã theo dõi đưa tin và phát hiện ra rằng đoạn phim tự thiêu mà CCTV công bố có nhiều điểm khả nghi, như việc người bị cháy làm sao có thể ngồi tọa yên lặng, tại sao ngay lúc đó lại xuất hiện công an bên cạnh, tại sao trong tay công an lại có sẵn tấm chăn để dập lửa… Hàng loạt trùng hợp “ngẫu nhiên” này khiến người ta phải nghĩ rằng đây là “tự thiêu giả” do nhà cầm quyền lên kịch bản nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công. Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc khóa 53 vào ngày 14/08/2001, Đại diện của tổ chức phi chính phủ Phát triển Giáo dục Quốc tế (International Educational Development) đã phát biểu mô tả chính quyền ĐCSTQ dùng hành vi chủ nghĩa khủng bố nhà nước đối xử với những người tập Pháp Luân Công, qua đó xác định rằng vụ tự thiêu “là do chính quyền đạo diễn”.

Hoạt động tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công của ĐCSTQ chưa từng dừng lại, nhưng có vấn đề mâu thuẫn là trong danh sách tà giáo do Bộ Công an ĐCSTQ công bố lại chưa từng có tên Pháp Luân Công. Trong 20 năm qua, Pháp Luân Công đã lan truyền rộng rãi trên thế giới, nhưng chưa từng thấy quốc gia nào khác cáo buộc Pháp Luân Công làm cho đất nước hỗn loạn hoặc gây tự thiêu. Ngược lại, Pháp Luân Công đã được giới chức chính phủ từ Mỹ đến châu Âu và Đài Loan khen ngợi và thừa nhận.

Danh sách tà giáo do Bộ Công an ĐCSTQ công bố chưa từng có tên Pháp Luân Công.

Người luyện Pháp Luân Công vẫn kiên định

ĐCSTQ đã ra lệnh cấm người dân Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Công, đã có mật lệnh về thực hiện chính sách tiêu diệt Pháp Luân Công gồm “bôi nhọ danh dự, cắt nguồn kinh tế, hủy hoại thể xác”. Theo thống kê chưa đầy trên trang Minh Huệ (minghui.com) của Pháp Luân công, kể từ sự kiện ngày 20/07/1999, qua những thông tin thu thập cho thấy khoảng 4.313 người tu luyện Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết, những vụ án bức hại chết này phân bố tại hơn 30 tỉnh, khu tự trị và đô thị trực thuộc khác nhau; các khu vực có tỷ lệ cao số người bị hại chết lần lượt là Hắc Long Giang, Hà Bắc và Liêu Ninh. Trang Minh Huệ cho rằng số liệu này cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, thực tế số người bị bức hại đến chết còn kinh khủng hơn nhiều, tuy nhiên vì sự phong tỏa thông tin của chính quyền nên việc thu thập dữ liệu gặp nhiều khó khăn.

Năm 2017, Freedom House đánh giá cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở mức độ rất nghiêm trọng, và rằng ĐCSTQ nỗ lực tiêu diệt nhóm tín ngưỡng này nhưng đã thất bại, hàng triệu người vẫn tiếp tục tập luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc – hầu hết đều trong bí mật. Trong cảnh khủng bố tinh thần kéo dài suốt 20 năm qua, ý chí tu luyện của họ vẫn kiên định. Thực tế, trước chiến dịch đàn áp trên toàn quốc từ ngày 20/07, thậm chí giới chức ĐCSTQ đã khuyến khích sự phát triển của Pháp Luân Công. Tác phẩm chính của Pháp Luân Công, cuốn sách Chuyển Pháp Luân, là cuốn sách bán chạy nhất thời đó, còn số lượng người tập luyện, như CCTV đưa tin, lên đến hơn 70 triệu người, trong đó có nhiều quan chức nhà nước. Kể từ sau khi có chiến dịch đàn áp, với hy vọng trả lại sự trong sạch cho Pháp Luân Công, những người tập luyện đã không màng nguy hiểm, nỗ lực theo nhiều cách khác nhau để truyền tải sự thật tới các quan chức chính phủ, cơ quan tư pháp, quân đội và cảnh sát Trung Quốc cùng đông đảo công chúng. Họ mong một ngày nào đó người dân Trung Quốc sẽ hiểu rõ sự thật, để những người tập Pháp Luân Công được tự do thực hành tập luyện công khai ở Trung Quốc Đại lục như họ đang làm tại nhiều nước trên thế giới.

Các giải thưởng Pháp Luân Công nhận được tại Trung Quốc trước 1999

Đàn áp nhân quyền nghiêm trọng nhất thế kỷ

Việc ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công có thể xem là “tội ác chống nhân loại, diệt chủng và tra tấn”, thậm chí là một trong những chiến dịch đàn áp nhân quyền nghiêm trọng nhất thế kỷ 21. Nhìn từ phương thức tổ chức đàn áp, trong 20 năm qua, ĐCSTQ đã sử dụng các nguồn lực quốc gia để đàn áp Pháp Luân Công gây tiêu tốn vô kể tài lực, nhân lực.

Khoảng 6500 người tập Pháp Luân Công cùng nhau tập các bài công pháp trước Tòa nhà Quốc hội Mỹ (Ảnh từ internet)

Thủ đoạn bức hại ngoài việc giám sát, quấy rối, cưỡng bức lao động, lớp học tẩy não, còn dùng cực hình như tra điện, xâm hại tình dục, đánh thân thể, tiêm thuốc độc; thậm chí kinh khủng hơn như cưỡng ép lấy nội tạng, kiếm lợi bằng cách giết người mà vào ngày 17/6/2019 vừa qua, Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc đã công bố một Tuyên án dài 60 trang, kết luận về tội ác Chống lại loài người của chính quyền Trung Quốc trong việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng phục vụ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng nở rộ tại quốc gia này. 

[VIDEO: Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội Chống lại loài người]

Chiến dịch tuyên truyền vu khống và đàn áp này không chỉ giới hạn ở Trung Quốc Đại Lục mà còn mở rộng phạm vi đến các nơi khác trên thế giới như Đài Loan, Mỹ, châu Âu, nhất là làm áp lực lên chính quyền các nước phụ thuộc vào Trung Quốc để buộc họ phải liên tục quấy rối và làm hại những người theo tập luyện tại các quốc gia này.

Trước khi nổ ra chiến dịch đàn áp, số lượng người theo tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại lục đã đạt đến đỉnh điểm với 70 triệu người; nhưng nhìn từ thực trạng lượt người bị tước quyền tự do tập luyện, bị theo dõi quấy rối, tra tấn và giết hại, có thể cả trăm triệu người là nạn nhân, số người bị hại này thậm chí có thể xem là lớn nhất của thế kỷ này.

Chính phủ các nơi như Mỹ, châu Âu, Đài Loan đều lần lượt lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công, lên án đây là “vụ đàn áp nhân quyền nghiêm trọng nhất thế kỷ 21”, qua đó đã thông qua hệ thống tư pháp kết tội các thủ phạm đàn áp. Ví dụ như:

  • Năm 2007, Bạc Hy Lai (cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, bị ĐCSTQ xử tù chung thân) đã bị tòa án ở Úc kết án phạm tội tra tấn cực hình đồng loại;
  • Ông Giang Trạch Dân và La Cán bị Tòa án Tối cao Argentina kết án tội diệt chủng và tra tấn cực hình, ban lệnh truy nã;
  • Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha cũng đã kết tội cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân cùng những kẻ liên quan trong chiến dịch đàn áp bức hại cực hình Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại lục.
  • Mới đây, Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc đã kết luận về tội ác Chống lại loài người của chính quyền Trung Quốc trong việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng tù nhân lương tâm, trong đó đa số là của những người tập Pháp Luân Công.

Ngoài ra, đoàn thể người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại lục cũng kêu gọi hệ thống pháp luật của Trung Quốc nhìn thẳng vào hành vi phạm tội của nhà cầm quyền ĐCSTQ. “Hoạt động ký tên chung toàn cầu ủng hộ người dân Trung Quốc kiện Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công” do luật sư Chu Uyển Kỳ (Zhu Wanqi) điều phối chung, thời điểm công bố trong ngày Nhân quyền Thế giới năm 2018 cho thấy đã có 3,03 triệu người thuộc 34 quốc gia và khu vực tham gia ký tên gửi Cơ quan Kiểm sát Tối cao Trung Quốc, nhằm kiện cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân phạm tội ác chống lại loài người trong chiến dịch đàn áp bức hại những người theo tập luyện Pháp Luân Công.

Tuyết Mai - Theo trithucvn.net

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP