Đại dịch bùng phát, Trung Quốc ra luật 'trưng dụng tài sản': Thừa cơ quốc nạn mưu tính cướp đoạt tài

Đại dịch bùng phát, Trung Quốc ra luật 'trưng dụng tài sản': Thừa cơ quốc nạn mưu tính cướp đoạt tài

Đại dịch bùng phát, Trung Quốc ra luật 'trưng dụng tài sản': Thừa cơ quốc nạn mưu tính cướp đoạt tài

Đại dịch bùng phát, Trung Quốc ra luật 'trưng dụng tài sản': Thừa cơ quốc nạn mưu tính cướp đoạt tài

Đại dịch bùng phát, Trung Quốc ra luật 'trưng dụng tài sản': Thừa cơ quốc nạn mưu tính cướp đoạt tài
Đại dịch bùng phát, Trung Quốc ra luật 'trưng dụng tài sản': Thừa cơ quốc nạn mưu tính cướp đoạt tài
Thứ bảy, 25-01-2025 19:03, (GMT+07:00)
Đại dịch bùng phát, Trung Quốc ra luật 'trưng dụng tài sản': Thừa cơ quốc nạn mưu tính cướp đoạt tài sản của dân?
13-02-2020 20:12

Chính sách mới về trưng dụng tài sản tư nhân trong luật khẩn cấp của Quảng Đông đã khiến thế giới bên ngoài lo ngại rằng: đây là khởi đầu cho cuộc khủng hoảng cực đoan của ĐCSTQ để thực hiện kiểm soát quân sự và chiếm đoạt tài sản của nhân dân...

Một cảnh sát đeo khẩu trang bảo vệ sử dụng một điện thoại di động ở Hàng Châu, Trung Quốc vào ngày 05 tháng hai, năm 2020. (Ảnh: NOEL CELIS / AFP qua Getty Images)

Một số nhà vi trùng học quốc tế đã đặt câu hỏi liệu virus viêm phổi Vũ Hán [COVID-19] có được sản xuất nhân tạo hay không? Chính sách mới về chiếm đoạt tài sản tư nhân trong luật khẩn cấp của Quảng Đông đã khiến thế giới bên ngoài lo ngại rằng đây là khởi đầu cho cuộc khủng hoảng cực đoan của ĐCSTQ để thực hiện kiểm soát quân sự và tịch thu tài sản của dân. Một nguồn tin khác nói rằng: gần 20 sĩ quan cảnh sát đã chết đột ngột trong dịch viêm phổi Vũ Hán.

Quảng Đông đưa ra luật khẩn cấp trưng dụng tài sản tư nhân: bắt đầu thực thi quân đội kiểm soát, tịch thu tài sản?

Sau Phong trào Chống luật Dẫn độ của người dân Hồng Kông, Hoa Kỳ đã đưa vấn đề Hồng Kông vào việc xem xét các cuộc đàm phán trong chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, và mối quan hệ giữa ĐCSTQ với Hoa Kỳ đã xấu đi toàn diện. Hoa Kỳ sử dụng ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới của mình để nhắm vào Bắc Kinh. ĐCSTQ đối diện với sự cạn kiệt ngoại tệ, khủng hoảng kinh tế, người dân oán hận.

Vào đầu năm 2020, một loại virus mới mang tên Coronavirus [tên khoa học: COVID-19] đã bùng phát dữ dội ở Vũ Hán và ĐCSTQ che giấu bưng bít thông tin về dịch bệnh, dẫn đến sự lây lan của virus trên khắp Trung Quốc và thậm chí lan rộng trên toàn cầu. Coronavirus đe dọa đến vấn đề an toàn sức khỏe thế giới và toàn thế giới đang lo lắng quan sát. Một số nhà vi trùng học quốc tế đã đặt nghi vấn rằng liệu Coronavirus có được tạo ra một cách nhân tạo? Hiện nay, cả thế giới đang tập trung xem xét liệu ĐCSTQ có vô tình rò rỉ virus hay có ý định chế tạo vũ khí sinh hóa hay không.

Hiện tại, ĐCSTQ đang trong ngoài khốn đốn. Không loại trừ rằng trong tình trạng khốn cùng, ĐCSTQ đã tạo ra virus nhân tạo và gây hỗn loạn, sau đó thực hiện việc kiểm soát quân sự và tịch thu tài sản ở Trung Quốc.

Có một dấu hiệu rất đáng lo ngại là tỉnh Quảng Đông bắt đầu áp dụng luật khẩn cấp để trưng dụng tài sản tư nhân trong khi dịch bệnh vẫn chưa đến mức nghiêm trọng, khiến thế giới bên ngoài rất lo lắng.

Ngày 11 tháng 2, tỉnh Quảng Đông, khu vực bị ảnh hưởng của dịch bệnh nặng nề thứ hai của Trung Quốc, đã ngay lập tức ủy quyền cho chính quyền thành phố Quảng Châu và Thâm Quyến có quyền khẩn trương trưng dụng nhà cửa, cơ sở vật chất, vật tư... để ứng phó và phòng chống dịch bệnh. Đây là lần đầu tiên sau khi Trung Quốc ban hành Luật về quyền tài sản năm 2007, chính quyền được trao quyền trưng dụng tài sản tư nhân, đồng thời có thể yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp vật tư phòng chống dịch bệnh và nhu yếu phẩm thiết yếu...

Về chính sách mới của Quảng Đông cho phép chính quyền trưng dụng tài sản tư nhân, ba học giả và chuyên gia đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Epoch Times.

Một số ý kiến bình luận cho rằng: Chính quyền trung ương thông qua thí điểm ở tỉnh Quảng Đông và sau đó áp dụng cho cả nước. Các học giả thân cận với quân đội tin rằng đây là việc huy động thời chiến của ĐCSTQ để tịch thu tất cả tiền của, vật chất của nhân dân và mở rộng quốc hữu hóa.

Liên quan đến chính sách mới của Quảng Đông ủy quyền cho chính quyền trưng dụng tài sản tư nhân, các học giả thân cận với quân đội tin rằng đó là việc huy động thời chiến của ĐCSTQ để tịch thu tất cả tiền của, vật chất của dân và mở rộng quốc hữu hóa. Bức ảnh cho thấy cảnh sát bán quân sự Trung Quốc đã trở về doanh trại ở Thâm Quyến vào ngày 11 tháng 2 để chờ được xét nghiệm Coronavirus. (Photo by STR/AFP qua Getty Images)

Bình luận 1: Dịch bệnh vượt khỏi tầm kiểm soát, Quảng Đông đưa ra luật

Nhà bình luận truyền thông độc lập của đại lục Ngô Đặc (Wu Te) nói với The Epoch Times rằng: chính quyền Quảng Châu và Thâm Quyến dự kiến sẽ ban hành luật như vậy. Những nơi khác thậm chí đã bắt đầu cưỡng chế trưng thu tài sản tư nhân để đối phó với dịch bệnh mà không cần thủ tục này. Người bị trưng thu chỉ có thể được bồi thường rất ít, thậm chí không được bồi thường.

Ông cũng nói rằng dịch bệnh đã vượt khỏi tầm kiểm soát và diễn ra tình trạng thiếu vật tư nghiêm trọng. ĐCSTQ sẽ "bình thường hóa" và "hợp pháp hóa" việc cướp bóc tài sản.

Đánh giá từ tình hình hiện tại, các tình huống tương tự đã xảy ra ở nhiều nơi. Biện pháp lập pháp đầu tiên ở tỉnh Quảng Đông là chính quyền trung ương thông qua thí điểm ở địa phương, và sau đó chuẩn bị mở rộng ra toàn quốc.

Ông Ngô Đặc cũng nhấn mạnh rằng: bây giờ nó rất gần với tình trạng chiến tranh. Vũ Hán hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của quân đội. Nếu dịch bệnh bùng phát ngoài tầm kiểm soát, sự kiểm soát của quân đội có thể được thực hiện trên toàn quốc.

Vì Hồng Kông gần với Quảng Châu và Thâm Quyến, nếu có một vụ dịch lớn ở Hồng Kông, ĐCSTQ cũng có thể lợi dụng sự kiểm soát của quân đội đối với Hồng Kông để trưng thu tài sản tư nhân.

Bình luận 2: Thừa cơ quốc nạn cướp bóc tài sản của dân

Tuy nhiên, Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi), một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney, nói với Epoch Times rằng: "Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính và gần như tất cả các chính quyền địa phương đều bị thâm hụt tài chính kể từ sau năm 2019. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vung tiền chi tiêu bừa bãi trong những năm gần đây, làm cạn kiệt ngân sách. Hiện nay Vũ Hán thiếu rất nhiều vật tư, chính quyền đang thừa cơ quốc nạn để tăng cường quyền lực của họ".

Hiện nay, việc phòng chống dịch bệnh ở nhiều nơi có chính sách riêng và nhiều chính sách đã được đưa ra. Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa tin rằng: các hoạt động của chính quyền ở nhiều nơi hiện đang rất nguy hiểm và rất có khả năng tài sản của người dân sẽ bị tịch thu. Đây là một chế độ lố bịch.

Để duy trì sự thống trị và cướp đoạt tài sản doanh nghiệp, trong dịch viêm phổi Vũ Hán lần này ĐCSTQ đã cho phép các tổ chức, công ty niêm yết và các công ty phá sản, duy trì sự ổn định và huy động tất cả tiền của vật chất thời chiến, mở rộng tài sản của ĐCSTQ.

Bình luận 3: ĐCSTQ sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào

Trịnh Khải Phu (Zheng Kaifu), một học giả thân cận với quân đội, đã bày tỏ với Epoch Times rằng, ba ban ngành của Quân ủy Trung ương gần đây đã ban hành 13 lệnh cấm của quân đội và địa phương nhằm tránh sự kết hợp giữa quân đội và địa phương. Để tránh áp lực tình cảm giữa quân đội với đối tượng bị thảm sát, tránh nảy sinh tình cảm, khiến không thể khởi đầu thảm sát được. Mặt khác, nó cũng có thể bảo vệ bí mật khỏi bị rò rỉ, đồng thời ngăn chặn quân đội hợp tác với địa phương để mưu phản".

Ông Trịnh Khải Phu tin rằng luật khẩn cấp của tỉnh Quảng Đông thực sự là kiểm soát quân sự, và nó có thể được huy động để trưng thu vật tư trong chiến tranh. Bởi vì Trung Quốc hiện đang trong tình trạng sụp đổ tài chính, giá cả tăng vọt và lạm phát, đồng nhân dân tệ đang trở thành giấy lộn.

Làn sóng dịch bệnh Trung Quốc này đã tuyên bố phá sản dự án "Vành đai và Con đường". Năm ngoái, trong cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, cả hai lần khai chiến phía Trung Quốc đều thua, nền kinh tế không thể đáp ứng nổi tất cả các khoản chi tiêu, bao gồm duy trì ổn định, chi tiêu quân sự và trợ cấp dân sinh xã hội, tiền dưỡng lão... Bơm tiền ra đã đến giới hạn và những thay đổi xã hội to lớn có thể khiến ĐCSTQ sụp đổ bất cứ lúc nào.

 Gần 20 cảnh sát đã chết đột ngột kể từ khi dịch bệnh bùng phát

Các quan chức, binh lính và cảnh sát vũ trang của ĐCSTQ đã bị nhiễm bệnh và thậm chí đã chết. Tin tức gần đây cho thấy gần 20 sĩ quan cảnh sát đã chết đột ngột trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Gần 20 cảnh sát Trung Quốc đã chết trong dịch bệnh. (Ảnh Internet)

Theo một bài báo từ "Vua cảnh sát" của cảnh sát đại lục, trong toàn bộ cuộc chiến chống dịch bệnh, 52 công chức chính quyền đã chết, trong đó có 17 nhân viên an ninh công cộng, bao gồm các sĩ quan cảnh sát, chiếm 32,7%, đứng đầu tất cả các nghề nghiệp. Trong số 17 cảnh sát đã chết, người trẻ nhất chỉ mới 26 tuổi.

Trong số các trường hợp tử vong này, một số trường hợp được báo cáo là do xuất huyết não, nhồi máu cơ tim và tai nạn giao thông, và một số trường hợp tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân. Không rõ có ai chết do nhiễm virus COVID-19 hay không.

Một trường hợp đặc biệt là cái chết của Lý Huyền (Li Xian), một sĩ quan an ninh mạng của Chi nhánh Thái Sơn thuộc Phòng Công an thành phố Thái An, đã chết vì xuất huyết não đột ngột khi anh ta làm việc quá giờ để tiến hành đánh giá trực tuyến về "các trường hợp vi phạm pháp luật". Theo truyền thông Trung Quốc, Lý Huyền gục xuống bàn, hai tay vẫn ở trên bàn phím và màn hình của máy tính hiển thị phần công việc cuối cùng trong nhật ký là: "11 tin giả về tình hình dịch bệnh"đã tìm thấy và xử lý tổng cộng 360 tin".

Học giả người Trung Quốc - Tiết Trì (Xue Chi) nhận định rằng: Cảnh sát cũng là một công cụ của ĐCSTQ. Trong khi dịch bệnh gây tai họa rất lớn thì điều tồi tệ nhất là ĐCSTQ đã phong tỏa tình hình dịch bệnh này. Ví dụ, những người "thổi còi" cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh như Lý Văn Lượng (Li Wenliang) đã bị cảnh sát "xử lý". Nói theo cách khác, dưới chế độ cai trị của ĐCSTQ, các chính sách hoàn toàn thù địch với người dân. Những cảnh sát này cũng là một phần tử trong chế độ chính sách đó.

"Như cảnh sát mạng Lý Huyền này, trong khi làm thêm giờ để kiểm soát mạng xuất huyết não đột tử, điều này càng bi thảm hơn, vì đây chính là đang 'giúp kẻ ác làm việc ác' mà hoàn toàn không hay biết. Còn cái chết của Trình Kiến Dương (Cheng Jianyang), Đội trưởng đại đội Quốc bảo thuộc Phòng công an Nhữ Châu, Hà Nam càng thấy rõ sự đáng ghét đáng buồn và đáng thương của những người làm tay sai cho ĐCSTQ" - Tiết Trì nói. Theo trang mạng Minghui.com, Trình Kiến Dương là người đã bức hại các học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm kể từ tháng 7 năm 1999, đã bị xuất huyết não đột ngột và hôn mê vào ngày mùng 4 Tết, cấp cứu không được đã chết, hưởng dương 45 tuổi.

Quân đội ĐCSTQ cách ly 2.500 cảnh sát quân sự vì lây nhiễm dịch bệnh

 

Theo tin tức mới nhất, hàng chục sĩ quan và binh sĩ cùng cảnh sát vũ trang của ĐCSTQ được chẩn đoán đã lây bệnh, và hơn 2.500 cảnh sát đã bị cách ly.

Trung tâm Thông tin Dân chủ và Nhân quyền Trung Quốc (gọi tắt "Trung tâm"), có trụ sở tại Hồng Kông, vào ngày 10 tháng 2 đã báo cáo rằng: hiện tại 10 binh sĩ của quân đội Trung Quốc và 15 sĩ quan cảnh sát vũ trang ở Hồ Bắc đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán - COVID-19, những ca nhiễm bệnh này được chẩn đoán xác nhận ở các bệnh viện như: Bệnh viện Đa khoa Trung tâm (Bệnh viện Hán Khẩu) ở Vũ Hán, và Bệnh viện quân đội 991 ở Tương Dương.

Một nhân viên của Bệnh viện 991 Tương Dương xác nhận với "Trung tâm" rằng một sĩ quan cảnh sát vũ trang được xác nhận đã nhập viện. Trong khi đó, 1.500 binh sĩ quân đội Trung Quốc và 1.000 cảnh sát vũ trang đang bị cách ly.

Ngoài ra, Bệnh viện Quân đội Hàng không của ĐCSTQ và Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Vũ Hán (Bệnh viện Hán Khẩu) cũng có tổng cộng 20 thành viên gia đình quân nhân được xác nhận đã mắc bệnh và nhập viện.

Đại Minh

Theo Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP