Đã có quy định chính thức về tuổi nghỉ hưu từ đầu năm 2021

Đã có quy định chính thức về tuổi nghỉ hưu từ đầu năm 2021

Đã có quy định chính thức về tuổi nghỉ hưu từ đầu năm 2021

Đã có quy định chính thức về tuổi nghỉ hưu từ đầu năm 2021

Đã có quy định chính thức về tuổi nghỉ hưu từ đầu năm 2021
Đã có quy định chính thức về tuổi nghỉ hưu từ đầu năm 2021
Thứ tư, 08-01-2025 02:55, (GMT+07:00)
Đã có quy định chính thức về tuổi nghỉ hưu từ đầu năm 2021
25-11-2020 16:24

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu được áp dụng từ 1/1/2021.

Truyền thông Việt Nam đưa tin, theo hướng dẫn của Nghị định trên, kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ) trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 được quy định cụ thể như sau:

Nghị định hướng dẫn về tuổi nghỉ hưu từ ngày 01/01/2021. (Ảnh minh họa)

  • Đối với lao động nam là đủ 60 tuổi 03 tháng, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.
  • Đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 04 tháng, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Nghị định 135/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của NLĐ quy định từ ngày 1/1/2021. (Ảnh chụp màn hình)

Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu

Nghị định cũng quy định, NLĐ thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 năm so với tuổi nghỉ hưu tại thời điểm nghỉ hưu theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác):

  1. Có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành.
  2. Có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021 (vùng KT-XH đặc biệt khó khăn).
  3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
  4. Có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.
Lộ trình tuổi nghỉ hưu thấp nhất của NLĐ. (Ảnh chụp màn hình)

Ngoài ra, theo quy định của Nghị định trên, cán bộ, công chức và những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh quy định có thể được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định thời gian nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức nhưng phải bảo đảm tuổi nghỉ hưu đối với các trường hợp này không quá 5 tuổi so với quy định.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung từng nói trước Quốc hội năm 2019 rằng tuổi nghỉ hưu là vấn đề “không thể chậm trễ” vì tuổi thọ của người Việt Nam đã tăng lên trong khi tuổi nghỉ hưu thấp so với các nước trong khu vực. Để đối phó với dân số già và giữ cân đối quỹ hưu trí của quốc gia, việc nâng tuổi nghỉ hưu là cấp thiết.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXHVN) đã cảnh báo, khi dân số già đi, quỹ bảo hiểm xã hội của đất nước có thể gặp khó khăn vào năm 2020 và phá sản vào năm 2037.

Dân số Việt Nam hiện nay vào khoảng 96,2 triệu người, trong đó người cao tuổi chiếm khoảng 11,7%.

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP