Cựu Tổng thống Trump: Tối cao Pháp viện “sẽ nhận được những gì đáng phải nhận”

Cựu Tổng thống Trump: Tối cao Pháp viện “sẽ nhận được những gì đáng phải nhận”

Cựu Tổng thống Trump: Tối cao Pháp viện “sẽ nhận được những gì đáng phải nhận”

Cựu Tổng thống Trump: Tối cao Pháp viện “sẽ nhận được những gì đáng phải nhận”

Cựu Tổng thống Trump: Tối cao Pháp viện “sẽ nhận được những gì đáng phải nhận”
Cựu Tổng thống Trump: Tối cao Pháp viện “sẽ nhận được những gì đáng phải nhận”
Thứ tư, 08-01-2025 02:53, (GMT+07:00)
Cựu Tổng thống Trump: Tối cao Pháp viện “sẽ nhận được những gì đáng phải nhận”
14-04-2021 14:21

Cựu Tổng thống Trump: Tối cao Pháp viện 'sẽ nhận được những gì đáng phải nhận'

Tổng thống Donald Trump phát biểu với giới truyền thông sau khi ký dự luật tài trợ cho biên giới trong Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng ở Washington, D.C., vào ngày 1 tháng 7 năm 2019. (Ảnh của Mark Wilson/ Getty Images)

Cựu Tổng thống Donald Trump đã phản ứng trước đề xuất của Nhà Trắng về dự kiến thành lập một ủy ban nghiên cứu khả năng mở rộng Tối cao Pháp viện.

Ông Trump cho rằng do Tối cao Pháp viện đã không xét xử các vụ kiện liên quan đến bầu cử sau ngày 3/11/2020, nên các thẩm phán của Tối cao Pháp viện sẽ "nhận được những gì đáng phải  nhận" nếu cơ quan này được mở rộng.

“Bây giờ có khả năng cao là họ sẽ bị giảm quyền lực  (và bị luân chuyển trong toàn bộ hệ thống tòa án để xem cách các tòa án cấp dưới hoạt động như thế nào) khi có nhiều Thẩm phán mới được bổ sung vào Tối cao Pháp viện với số lượng nhiều hơn nhiều so với những gì đã được báo cáo. Cũng có nhiều khả năng là nhiệm kỳ của họ sẽ bị giới hạn”. Ông Trump đã nhận xét về Tối cao Pháp viện, khi ông tiếp tục tuyên bố rằng cuộc bầu cử năm 2020 là gian lận.

“Tối cao Pháp viện có tính đúng đắn chính trị của chúng ta sẽ nhận được những gì họ đáng phải nhận. [Đó là]  một nhóm Đảng Dân chủ Cánh tả Cấp tiến được bầu một cách vi hiến đang phá hủy đất nước của chúng ta”.

Tuần trước, Nhà Trắng đã đưa ra một tuyên bố cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ thành lập một ủy ban để xem xét việc mở rộng Tối cao Pháp viện và giới hạn nhiệm kỳ đối với các thẩm phán. Ủy ban này dự kiến do hai cựu quan chức chính quyền ông Obama đứng đầu.

“Mục đích của Ủy ban này là đưa ra bản phân tích các lập luận chính trong cuộc tranh luận công khai về việc  ủng hộ cũng như phản đối việc cải tổ Tối cao Pháp viện, bao gồm đánh giá giá trị và tính hợp pháp của các đề xuất cải cách cụ thể”, Nhà Trắng tuyên bố.

“Các chủ đề mà Ủy ban này sẽ xem xét bao gồm căn nguyên của cuộc tranh luận của việc cải tổ này; vai trò của Tối cao Pháp viện trong hệ thống Hiến pháp; thời gian công tác và tỷ lệ nghỉ việc của các thẩm phán tại Tối cao Pháp viện; thành viên và quy mô của Tối cao Pháp viện; và việc lựa chọn xử các vụ án , quy tắc và thông lệ của Tối cao Pháp viện”.

Tuy nhiên, Thẩm phán Stephen Breyer, một thành viên  theo phe tả của Tối cao Pháp viện, đã cảnh báo rằng việc mở rộng Tòa án cấp cao nhất của nước Mỹ là một động thái không khôn ngoan vì nó sẽ tạo ra ấn tượng rằng Tối cao Pháp viện sẽ là một cơ quan có động cơ chính trị. Điều này sẽ càng làm xói mòn lòng tin vào các cơ quan chính phủ của Hoa Kỳ.

“Nếu người dân coi các thẩm phán là những chính trị gia mặc áo choàng, thì niềm tin của họ đối với tòa án và nền pháp trị chỉ có thể bị giảm sút, khiến quyền lực của Tối cao Pháp viện bị bào mòn, bao gồm cả quyền lực kiểm soát các nhánh khác khác”, ông phát biểu trước sinh viên Đại học Harvard.

Do phát biểu này của ông Breyer, các nhóm cánh tả bắt đầu kêu gọi thẩm phán 82 tuổi này nghỉ hưu.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đã bác bỏ những lời kêu gọi trên khi nói rằng ông Biden sẽ không thúc ép ông Breyer từ chức.

“Ông ấy tin rằng đó là quyết định của chính ông Breyer về thời điểm ngừng phục vụ tại Tòa án Tối cao”, bà Psaki nói với các phóng viên vào ngày 10/4.

Thùy Minh

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP