Cựu quốc vụ khanh Canada: Pháp Luân Công không phải là “giáo phái”

Cựu quốc vụ khanh Canada: Pháp Luân Công không phải là “giáo phái”

Cựu quốc vụ khanh Canada: Pháp Luân Công không phải là “giáo phái”

Cựu quốc vụ khanh Canada: Pháp Luân Công không phải là “giáo phái”

Cựu quốc vụ khanh Canada: Pháp Luân Công không phải là “giáo phái”
Cựu quốc vụ khanh Canada: Pháp Luân Công không phải là “giáo phái”
Thứ bảy, 04-01-2025 13:30, (GMT+07:00)
Cựu quốc vụ khanh Canada: Pháp Luân Công không phải là “giáo phái”
14-08-2019 08:03

David Kilgour là cựu quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một nhà hoạt động nhân quyền uy tín từng được đề cử giải Nobel hòa bình. Suốt 27 năm làm việc trong chính phủ Canada, ông từng là Công tố viên, rồi Nghị sĩ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông, Bộ trưởng Bộ Phát triển Quốc tế, Cố vấn chính phủ,… Ông là một trong những nghị sĩ phụng sự lâu đời nhất trong Quốc hội Canada. 

David Kilgour bắt đầu lên tiếng về vấn đề Pháp Luân Công từ năm 2006, sau khi xuất hiện báo cáo điều tra độc lập của ông và luật sư nhân quyền David Matas cho biết những người tập Pháp Luân Công bị thu hoạch nội tạng trên quy mô lớn tại Trung Quốc.

Dưới đây là nhận định của ông trong cuốn sách “An Unprecedented Evil Persecution” (Một cuộc đàn áp tà ác chưa từng có), bài viết có tựa đề “Falun Gong is not a cult” (Pháp Luân Công không phải là giáo phái).

 

Ông  David Kilgour phát biểu sau buổi chiếu phim "Thu hoạch Nhân thể " tại trường Đại học Ottawa vào ngày 6 tháng 4 năm 2017. (Jonathan Ren)

Ông David Kilgour phát biểu sau buổi chiếu phim “Thu hoạch Nhân thể ” tại trường Đại học Ottawa vào ngày 6 tháng 4 năm 2017. (Jonathan Ren)

 

8 năm về trước, David Matas và tôi, đã tình nguyện tham gia vào một chiến dịch quốc tế nhằm nâng cao nhận thức về việc cướp/buôn bán nội tạng từ người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào giữa năm 1999, nhưng là những nhà điều tra độc lập, chúng tôi không tìm được bằng chứng cho thấy việc thương mại hóa nội tạng từ Pháp Luân Công trước 2001, [các bằng chứng bắt đầu xuất hiện sau thời điểm đó]. Báo cáo của chúng tôi, [David Matas và David Kilgour], đã được phiên dịch ra gần 20 phiên bản ngôn ngữ.

Trong một lần, phái đoàn của chúng tôi tới một nghị trường quốc gia tại trung Âu, chuẩn bị gặp gỡ một nhóm các nhà lập pháp thuộc nhiều đảng phái. Tuy nhiên, chúng tôi được biết rằng vị nghị sĩ địa phương được nhờ cậy để mời các nghị sĩ khác, vào thời điểm cuối cùng, đã quyết định không thực hiện việc này. Lý do căn bản mà ông ấy đưa ra là nhóm nghị sĩ mà ông quen biết hoạt động dựa trên tín ngưỡng (faith-based), mà Pháp Luân Công lại là một tín ngưỡng khác với tín ngưỡng của ông.

Trong gần 50 nước mà tôi cùng Matas đã tới, dù là đơn lẻ hay cùng nhau, trong chiến dịch nâng cao nhận thức kể từ khi công bố báo cáo vào năm 2006, chúng tôi chưa bao giờ nghe thấy người tập Pháp Luân Công nói xấu các cộng đồng tín ngưỡng khác, mà chỉ nghe được những điều tích cực. Hơn thế nữa, có tôn giáo tín ngưỡng nào không đồng cảm với các nguyên lý chính của Pháp Luân Công, là “chân, thiện, nhẫn” hay không? Sự bình thản và bất bạo động mà hầu như tất cả những người tập Pháp Luân Công cho thấy, trong khi phải đối diện với vô số đánh đập, bắt giữ, tra tấn và giết hại trên khắp Trung Quốc kể từ giữa năm 1999 là vô cùng ấn tượng, đối với những ai hiểu được chi tiết của cuộc đàn áp.

Thế kỷ 20, không nghi ngờ gì, là một thế kỷ tồi tệ nhất trong lịch sử, thế kỷ mà các chính quyền hung ác đàn áp các cộng đồng tín ngưỡng. Một con số ước tính, có thể là cao, về số lượng người trên toàn thế giới bị đàn áp vì đức tin từ 1900 tới 2000, là vào khoảng 169 triệu, bao gồm 70 triệu người Duy Ngô Nhĩ, 35 triệu người Kitô giáo, 11 triệu người Ấn Độ giáo, 9 triệu người Do Thái, 4 triệu người Phật giáo, 2 triệu người Sikhs, 1 triệu người Baha’i.

Có nhiều người chết trong mâu thuẫn nội bộ hoặc giữa hai tín ngưỡng, nhưng hầu hết đều bỏ mạng dưới bàn tay của các chế độ độc tài, những chế độ không dung thứ tín ngưỡng, chủ yếu là vì những người trung thành với đức tin sẽ không đặt niềm tin của họ vào những kẻ độc tài. Mao, Stalin, Hitler, Pol Pot và những kẻ khác đã thực hiện những hành vi mà ngày nay chúng ta gọi là tội ác chống lại loài người, họ đã sát hại hàng chục triệu đồng bào vì những người đó có đức tin tín ngưỡng. Thái độ thù địch đối với tất cả tín ngưỡng của một Bắc Kinh độc tài là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc đàn áp mà những người tập Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc phải đối diện, và nó vẫn tiếp diễn tới hiện tại.

Clive Ansley, thuộc tỉnh bang British Columbia, Canada, người từng hành nghề luật tại Thượng Hải trong 13 năm, hiện đang là chủ tịch Bắc Mỹ của Liên minh Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công, từng lưu ý rằng:

Tuy nhiên có từ 100.000 tới 200.000 người tập Pháp Luân Công đã bị giết hại trên bàn mổ ở Trung Quốc. Và nội tạng của họ bị cướp đi, bị bán vì lợi nhuận. Và hầu như chẳng có ai nói đến chuyện này. Chúng tôi đã thấy hàng loạt báo cáo trên báo chí, trên tất cả các phương tiện truyền thông, về những vụ việc ở Darfur, Burma và Tây Tạng. Mia Farrow từng phản kháng Olympic 2008 Bắc Kinh, cái mà cô gọi là “Olympic Diệt chủng”, bởi vì việc Trung Quốc đã gián tiếp gây ra cuộc diệt chủng ở Darfur; nhưng cô chưa một lần nào nhắc đến cuộc diệt chủng trực tiếp mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thực hiện một cách có hệ thống hàng ngày kể từ năm 1999. Tôi chưa từng thấy có tài liệu tham khảo nào về cuộc diệt chủng Pháp Luân Công tại bất cứ một bàn luận nào về sự tàn bạo của Trung Quốc tại Darfur hay Tây Tạng cả.

Truyền thông đã phớt lờ một cách có hệ thống hành vi tàn bạo dã man nhất mà thế giới từng chứng kiến kể từ cuộc diệt chủng người Do Thái. Trong 15 năm qua, tội ác chống lại loài người man rợ nhất trong lịch sử đang diễn ra hàng ngày tại Trung Quốc, nhưng nó lại dẫn tới sự im lặng kinh hoàng của các cơ quan truyền thông của chúng ta, và sự im lặng kinh hoàng của các chính trị gia Bắc Mỹ. Đây, một lần nữa, lại là một cuộc diệt chủng Do Thái khác [mà chúng ta im lặng], nhưng với những khía cạnh mới và những kinh hoàng mới.

Lý do thứ hai [dẫn đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công] là sự phổ biến của Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc, sau khi được nhà sáng lập Lý Hồng Chí giới thiệu tới công chúng tại vùng ngoại ô Trung Quốc vào năm 1992. Sự phổ biến quá nhanh của nó một phần là vì Pháp Luân Công bắt rễ từ Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo và vì nó mang những đặc điểm của văn hóa Trung Hoa bản xứ, có động tác, và có tâm linh. Những giá trị văn hóa bản xứ đó đã bị Mao đàn áp kể từ 1949 cho đến khi ông ta qua đời năm 1976. Cho tới 1999, bản thân nhà nước cộng sản Trung Quốc ước tính, có hơn 70 triệu người tập Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc – hơn cả số lượng Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Một nguyên nhân khác khiến Giang Trạch Dân và các Đảng viên khác muốn đàn áp Pháp Luân Công là vì môn này không có hệ thống cấp bậc và tổ chúc, khiến cho ĐCSTQ không thể kiểm soát hoạt động và thành viên tham gia.

Những nguyên nhân trên giải thích tại sao Giang Trạch Dân, người đứng đầu nhà nước cộng sản, vào năm 1999 hay thậm chí sớm hơn, đã bắt đầu thù hận Pháp Luân Công một cách phi lý.

Giáo phái – Cult?

“Dối trá lớn nhất” của Giang Trạch dân là nói Pháp Luân Công là “tà giáo” (evil cult(*)). Nó cũng giống như cách chính quyền Rwanda tuyên truyền chống lại người thiểu số Tutsi trước cuộc diệt chủng được thực hiện trên khắp Rwanda từ tháng 4 đến tháng 6/1994. Chính quyền Bolsheviks đã làm điều tương tự đối với những kẻ được cho là kẻ thù của chính quyền sau cuộc Cách mạng Cộng sản năm 1917. Đức Quốc xã của Hitler cũng làm như thế đối với các cộng đồng thiểu số khác, đặc biệt là người Đức Do Thái, sau năm 1933.

(*) Lời người dịch: Từ “cult” dịch là giáo phái, là một từ mang nghĩa tiêu cực tại phương Tây, trái ngược với tôn giáo tín ngưỡng (religion). Có thể hiểu cult là giáo phái lạ, mang các giá trị lệch lạc, không phải giá trị phổ quát.

Các kênh truyền thông do nhà nước kiểm soát trên khắp Trung Quốc đã liên tục tuyên truyền độc hại sai trái về Pháp Luân Công sau 1999, và rất nhiều người Trung Quốc, cũng như những người ngoại quốc, ngây thơ chấp nhận dối trá của ĐCSTQ về vấn đề này, cũng như các vấn đề khác.

Ian Johnson, từng là người đứng đầu của Wall Street Journal tại Bắc Kinh, đã nhận giải Pulitzer vì báo cáo của ông về Pháp Luân Công. Ian Johnson đã vén màn việc nhà nước cộng sản Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công trong cuốn sách Cỏ Dại (2005):

  • Dán nhãn Pháp Luân Công là giáo phái là “một hành động thông minh” của chế độ, bởi vì nó đặt Pháp Luân Công vào thế phải chứng minh sự vô tội của mình [chứ không phải là chế độ phải chứng minh lý do đàn áp của họ], và “khoác lên cuộc đàn áp của chính quyền tính hợp pháp như phong trào chống giáo phái (anti-cult) tại phương Tây. Chính quyền nhanh chóng lấy từ vựng của phong trào chống giáo phái tại phương Tây, xây dựng các trang web và các ‘chuyên gia chóng vánh’, những kẻ sẽ chỉ trích rằng sư phụ Lý Hồng Chí không khác gì Jim Jones, kẻ lãnh đạo giáo phái Đền hội chúng (Peoples Temple), kẻ mà năm 1978 đã giết hại 912 thành viên giáo phái; hay giống như giáo phái Scientolog, bị cáo buộc là tẩy não thành viên để lấy đi lượng lớn tiền bạc.”
  • “Nhằm chứng minh cho luận điệu của mình, chính quyền bịa ra một loạt các câu chuyện khủng khiếp về những người mổ bụng để tìm Pháp Luân, thứ được cho là quay trong bụng. Một số câu chuyện khác, như việc thân nhân qua đời do luyện Pháp Luân Công thay vì uống thuốc…”
  • “Vấn đề là ở chỗ hầu hết các lý lẽ này đều không đứng vững. Chính quyền không bao giờ cho phép các ‘nạn nhân của Pháp Luân Công’ được phỏng vấn độc lập, khiến cho việc kiểm chứng cáo buộc của họ là không thể. Và thậm chí kể cả cứ tạm chấp nhận tất cả những điều đó, thì con số sự việc xảy ra là quá nhỏ so với tổng số người tập Pháp Luân Công [là 70 triệu người]…”
  • “Hơn nữa, cơ bản là, nhóm Pháp Luân Công này không hề phù hợp với những định nghĩa chung về một ‘giáo phái’ (cult): những thành viên Pháp Luân Công kết hôn với người ngoài, có bạn bè bên ngoài, có công việc bình thường, không sống cách biệt khỏi xã hội, không tin rằng tận thế sắp đến, và không cống nộp lượng tiền lớn cho tổ chức. Quan trọng hơn nữa, Pháp Luân Công không chấp nhận tự sát, và thậm chí không chấp nhận các hình thức bạo lực…”

Từng là một Cố vấn chính phủ, tôi đã đã phát biểu về sự nguy hiểm của giáo phái và một số phong trào tâm linh mới trong một hội thảo quốc tế tại Đại học Alberta ngày 11/6/2004 (david-kilgour.com/mp/cultsandnewreligions.htm). Cũng trong buổi hội thảo được tổ chức tại Lister Hall, Đại học Alberta, Edmonton đó, hai thành viên tham gia từ Đại sứ quán Trung Quốc tại Calgary đã phân phát các tờ rơi tấn công Pháp Luân Công, đi ngược lại với luật pháp Canada về việc ‘kích động thù hận’ đối với một cộng đồng tín ngưỡng hoặc cộng đồng văn hóa đã được xác định. Hai nhân viên cảnh sát thành phố Edmonton đã kết luận dựa trên nội dung tờ rơi rằng những ‘nhà ngoại giao’ ấy phải bị kết án, tuy nhiên Công tố viên đã từ chối kết án. Có vấn đề về ngoại giao ở đó, nhưng theo tôi, ông ấy đáng lẽ cần phải kết án. Trong cuốn sách của tôi và Matas, chúng tôi có đề cập đến sự kiện này, ở mục 21, “Kích động thù hận” và báo cáo của cảnh sát ở mục 30.

Giảng sư David Ownby, Đại học Montreal, từng nghiên cứu về Pháp Luân Công, và báo cáo của ông kết luận:

  • Những người tập Pháp Luân Công ở Bắc Mỹ có giáo dục tốt, thường sống trong các gia đình cơ bản. Nhiều người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay kinh tế; một số là kỹ sư.
  • Người tập Pháp Luân Công không có nghĩa vụ về tài chính đối với cộng đồng tín ngưỡng của họ; và họ cũng không sống biệt lập, họ tuân thủ pháp luật.
  • Pháp Luân Công không phải là giáo phái (cult).

Kết luận của Ownby cũng trùng khớp với kết luận của nhiều nhà quan sát độc lập khác, cũng như David Matas và tôi. Trong khoảng 115 nước mà Pháp Luân Công có mặt, chỉ có mình Trung Quốc (và có thể là nước Nga dưới thời Putin) là những người tập Pháp Luân Công không được coi như công dân tốt, gương mẫu trong xã hội dân sự.

Quyền tự do tín ngưỡng không thể mất

Vài năm trước, một nhà nghiên cứu về đàn áp tôn giáo tại Trung Quốc từng nói rằng có thể số lượng người Kitô cầu nguyện tại Trung Quốc hàng tuần – trong bí mật – là ngang bằng với số người cầu nguyện công khai tại châu Âu. Đứng trước Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát của Liên Hợp Quốc, đối với một cộng đồng tín ngưỡng mới như Pháp Luân Công, vị nghị sĩ thiển cận mà chúng ta nhắc tới đầu câu chuyện này cuối cùng sẽ phải bảo vệ tự do tín ngưỡng nói chung ở Trung Quốc. Hiến pháp Trung Quốc nói rằng công dân “có quyền tự do tín ngưỡng” mặc dù bên ngoài những “nhà thờ yêu nước” [do chế độ dựng nên], các tín đồ thường bị cấm không được thực hành tín ngưỡng của họ.

Nhà nước cộng sản Trung Quốc nhìn nhận tất cả cộng đồng tín ngưỡng là đi lệch khỏi thuyết duy vật biện chứng của Karl Marx. Hãy thử tìm từ khóa “Chinese government persecution of Christians” (Chính quyền Trung Quốc đàn áp tín đồ Kitô) trên Google.ca và 1.970.000 kết quả xuất hiện, rất nhiều kết quả rất đáng chú ý. Thay thế “Kitô” với các nhóm khác, ta có:

  • Người nước ngoài – 14.800.000 kết quả
  • Hồi giáo – 3.180.000
  • Dân chủ – 43.400.000
  • Phụ nữ – 6.440.000
  • Pháp Luân Công – 290.000
  • Người Tây Tạng – 441.000
  • Người đồng tính – 1.660.000
  • Người Duy Ngô Nhĩ – 4.210.000
  • Nhà báo – 37.000.000
  • Luật sư – 2.820.000
  • Nhà đầu tư – 32.600.000
  • Nhà đầu tư nước ngoài – 39.200.000
  • Chủ doanh nghiệp – 61.000.000

Hầu hết các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công đều ở trong các trại lao động cưỡng bức trong điều kiện tồi tệ, phải sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, bao gồm cả đồ trang trí Giáng sinh, điều này vi phạm quy định của WTO.

Thử Google cụm từ “Chinese government corruption” (Chính quyền Trung Quốc tham nhũng) và có 36.900.000 kết quả. “Chinese government secret executions” (Chính quyền Trung Quốc bí mật hành quyết) có 8.460.000 kết quả. Một cụm từ khác thu hút sự chú ý của tôi là “Chinese Government denies” (Chính quyền Trung Quốc phủ nhận) có 4.140.000 kết quả. Chính quyền cộng sản Bắc Kinh đặc biệt chuyên nghiệp trong việc đưa ra các phủ nhận mang tính dối trá, như phủ nhận dịch SARS năm 2003 tại Trung Quốc, tuyên bố không có ai chết tại quảng trường Thiên An Môn tháng 6/1989, hay phủ nhận việc cướp/buôn bán nội tạng Pháp Luân Công.

Kết luận

Ngày nay nhân phẩm của bất cứ nhóm người nào là không thể tách rời khỏi nhân phẩm của nhân loại. Tất cả các cộng đồng tín ngưỡng và các xã hội dân sự khắp nơi cần phải đoàn kết lại trong những vấn đề tương tự như vấn đề của Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Nếu người dân tại các xã hội tự do trên khắp thế giới không đoàn kết về những vấn đề như vậy, các kẻ độc tài trên thế giới sẽ lặp lại những điều khủng khiếp trong lịch sử của thế kỷ trước.

Và như trên tôi đã đề cập, một vấn đề rõ ràng không thể nghi ngờ: Pháp Luân Công, môn tập mà những người tập thường chỉ muốn được gọi là các nhóm tập thiền, ngoài việc là tôn giáo tín ngưỡng (religion) ra, thì không phải là giáo phái (cult).

VIDEO: Kết quả điều tra của David Matas & David Kilgour - phơi bài tội ác thu hoạch nội tạng sống tại diễn đàn Ted

David Kilgour
Trích từ “An Unprecedented Evil Persecution” (Một cuộc đàn áp tà ác chưa từng có)

Minh Nhật biên dịch - Theo Tri Thức Việt

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP