Cựu ngoại giao Singapore: Cách TQ xử lý dịch bệnh Covid-19 là hệ quả của một chế độ độc tài

Cựu ngoại giao Singapore: Cách TQ xử lý dịch bệnh Covid-19 là hệ quả của một chế độ độc tài

Cựu ngoại giao Singapore: Cách TQ xử lý dịch bệnh Covid-19 là hệ quả của một chế độ độc tài

Cựu ngoại giao Singapore: Cách TQ xử lý dịch bệnh Covid-19 là hệ quả của một chế độ độc tài

Cựu ngoại giao Singapore: Cách TQ xử lý dịch bệnh Covid-19 là hệ quả của một chế độ độc tài
Cựu ngoại giao Singapore: Cách TQ xử lý dịch bệnh Covid-19 là hệ quả của một chế độ độc tài
Thứ tư, 08-01-2025 02:15, (GMT+07:00)
Cựu ngoại giao Singapore: Cách TQ xử lý dịch bệnh Covid-19 là hệ quả của một chế độ độc tài
28-02-2020 13:50

Gần đây, cựu nhà ngoại giao cấp cao của Singapore Bilahari Kausikan đã có bài viết cho rằng cách xử lý dịch virus corona ở Trung Quốc là hệ quả của hệ thống chính trị của nước này. Đại sứ quán Trung Quốc tại Singapore ngay sau đó đã lên án bài báo vì ‘bôi nhọ’ hệ thống chính trị và lãnh đạo của ĐCSTQ, theo SCMP.

Truyền thông Đảng tự tiết lộ: Tập Cận Bình đã sớm biết thông tin về dịch bệnh từ ngày 7/1 (ảnh 1)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi thăm một bệnh viện ở Bắc Kinh để xem xét tình hình phòng chống dịch bệnh vào ngày 10/2. (Ảnh: Reuters)

Bilahari Kausikan từng là thư ký thường trực của Bộ Ngoại giao Singapore, đã nghỉ hưu từ năm 2013, hiện là chủ tịch của Viện Trung Đông thuộc trường Đại học Quốc gia Singapore. 

Gần đây, trong một bài bình luận được đăng trên tờ This Week in Asia, ông miêu tả cách Trung Quốc xử lý dịch bệnh Covid-19 như một hệ quả của hệ thống chủ nghĩa Lenin. Đây là hệ thống giá trị mà trong đó một đảng có quyền kiểm soát tuyệt đối nhà nước và xã hội.

Việc vận hành theo hệ thống này đồng nghĩa với việc Bắc Kinh có đủ quyền lực chính trị để yêu cầu phong tỏa khu vực bùng phát dịch Covid-19, mà ở đây là tỉnh Hồ Bắc, cũng như nhanh chóng xây dựng các bệnh viện dã chiến. Nhưng chính hình thái xã hội này cũng khiến các quan chức cấp dưới thường e ngại, không dám báo cáo sự thật cho cấp trên về tình hình lây nhiễm virus. 

Ông cho rằng đại dịch virus cũng phản ánh sự tiến thoái lưỡng nan của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc cân bằng giữa kiểm soát chính trị và đẩy mạnh kinh tế. Hiện vẫn chưa thể biết được liệu Chủ tịch Tập Cận Bình và ĐCSTQ sẽ đối đầu với thách thức này như thế nào.

Nhà cựu ngoại giao Singapore Bilahari Kausikan. (Ảnh qua Bilahari Kausikan)

Phản ứng trước nhận định của ông Bilahari, vào tối 25/2, đại sứ quán Trung Quốc tại Singapore đã đăng tải một bài viết lên Facebook, cho rằng quan điểm của ông Bilahari như đang muốn bôi nhọ và gây hiểu sai về phương thức chính trị cũng như lãnh đạo của chính quyền Trung Quốc, ví nó “y đúc như giọng điệu chống Trung Quốc của phương Tây”.

“Vào những giai đoạn khó khăn, như khi người dân Trung Quốc đang nỗ lực và hy sinh rất lớn để đẩy lùi dịch bệnh virus corona chủng mới, thì quan điểm về công lý của vị tác giả đó đã bôi nhọ ý thức hệ của Trung Quốc, đồng thời thể hiện định kiến từ lâu, thậm chí cả sự thù địch đối với Trung Quốc. Điều đó thật đáng nghi ngờ”, một đoạn văn bản được cho là của phát ngôn viên đại sứ quán.

Phản ứng của vị đại sứ quán được đưa ra trong bối cảnh các nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đang phải hứng chịu những chỉ trích từ công chúng về cách xử lý đợt bùng phát dịch bệnh tại Bắc Kinh. 

Trong bài bình luận của mình, ông Bilihari cũng chỉ ra rằng ĐCSTQ vẫn “tạo được tiếng vang rộng rãi” vì đã cải thiện cuộc sống của hàng trăm triệu người dân và là “một tổ chức có độ thích nghi cao”. Nhưng lúc này đang là thời điểm bất ổn cả về bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc, và ĐCSTQ đang tiến gần đến một dấu mốc có thể xảy ra những sự việc không lường trước với hàng loạt hậu quả khôn lường.

Ông cho rằng một trong những vấn đề của ĐCSTQ hiện tại chính là chủ tịch Tập Cận Bình, bởi sự tập trung quyền lực vào tay một nhà lãnh đạo đã tạo ra thất bại trong hệ thống chính quyền Trung Quốc, khiến cho chỉ cần một sai lầm cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Các vấn đề khác được nhắc đến là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và các cuộc biểu tình chống lại chính phủ tại Hồng Kông.

Bài bình luận của vị đại sứ quán Trung Quốc cho rằng những quan điểm của ông Bilahari là ‘mâu thuẫn về mặt logic’ khi vừa công nhận những thành tựu đạt được của Trung Quốc nhưng cũng vừa chỉ trích cả hệ thống chính trị và lãnh đạo đã gây dựng nên những thành tựu đó. “Những sự thật và thành tựu đạt được đã và sẽ tiếp tục là minh chứng cho thấy không có điều gì có thể dập tắt những lợi thế của chủ nghĩa xã hội với hình thái xã hội Trung Quốc”.

Đáp lại động thái của đại sứ quán Trung Quốc, ông Bilahari viết: “Ngoài những điều này ra thì họ có thể nói được gì khác chứ?”. 

Theo ông, tất cả các nhà ngoại giao Trung Quốc đều phải tuân theo chỉ đạo của chủ tịch nước Tập Cận Bình trong việc công bố tình hình dịch bệnh và họ đã không đụng tới điểm quan trọng duy nhất trong bài bình luận của ông là vấn đề xử lý dịch bệnh. 

“Thay vào đó, họ đưa ra những lập luận chống lại những quan điểm mà tôi không hề đưa ra. Điều này khá điển hình và là một thứ mà tôi không hề đánh giá cao”, ông chia sẻ trong một bức email.

Sau đó, đại sứ quán Trung Quốc tại Singapore, ông Hong Xiaoyong đã đưa ra phản bác, cho rằng ông Bilahari đang thể hiện quan điểm sai lầm và bài phát biểu của ông “khiến mọi người hiểu sai về Trung Quốc”.

Được biết, ông Bilahari vốn nổi tiếng với việc bày tỏ quan điểm cứng rắn về Trung Quốc tại các bài diễn thuyết công khai ở Singapore và nhiều quốc gia khác. Hai năm trước, trong một bài phát biểu quan trọng tại một hội nghị về ngoại giao công chúng Trung Quốc, ông đã cảnh báo người Singapore nên cảnh giác về các động thái gây ảnh hưởng bí mật của Bắc Kinh.

Đại dịch Covid-19 hiện đã khiến hơn 83.000 người lây nhiễm và hơn 2.800 người tử vong trên toàn thế giới. Tuy số đa số ca nhiễm xảy ra ở Trung Quốc, nhưng các quốc gia như Italy, Iran và Hàn Quốc cũng đang có xu hướng bùng phát dịch bệnh.

Huy Hoàng (Theo SCMP)

Đăng theo Tinh Hoa

 

 

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP