Cựu lãnh đạo Khmer Đỏ Nuon Chea qua đời ở tuổi 93

Cựu lãnh đạo Khmer Đỏ Nuon Chea qua đời ở tuổi 93

Cựu lãnh đạo Khmer Đỏ Nuon Chea qua đời ở tuổi 93

Cựu lãnh đạo Khmer Đỏ Nuon Chea qua đời ở tuổi 93

Cựu lãnh đạo Khmer Đỏ Nuon Chea qua đời ở tuổi 93
Cựu lãnh đạo Khmer Đỏ Nuon Chea qua đời ở tuổi 93
Thứ bảy, 28-12-2024 14:45, (GMT+07:00)
Cựu lãnh đạo Khmer Đỏ Nuon Chea qua đời ở tuổi 93
05-08-2019 09:20

Ông Nuon Chea, cựu lãnh đạo Khmer Đỏ, đã chết ở tuổi 93, theo thông tin từ người phát ngôn của một tòa án Campuchia, nơi ông ta bị kết tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người.

Phát ngôn viên của tòa án tuyên bố hôm Chủ nhật: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng bị cáo Nuon Chea đã qua đời vào tối nay ngày 4/8/2019 tại bệnh viện Hữu nghị Xô Viết Khmer”.

Thông báo không cho biết nguyên nhân cái chết của ông Chea, nhưng các báo cáo cho biết ông ta đã phải vào bệnh viện từ đầu tháng trước.

Vợ của ông Nuon Chea, bà Ly Kim Seng, nói với hãng tin AFP khi bà rời bệnh viện hôm Chủ nhật rằng bà sẽ ở bên cạnh chồng cho đến “hơi thở cuối cùng”, và thi thể ông sẽ được đưa đến tỉnh Pailin để làm tang lễ.

Khmer Đỏ là một tổ chức chính trị cầm quyền tại Campuchia từ 1975 đến 1979. Tổ chức này còn được biết với các tên Đảng Cộng sản Khmer, Quân đội Nhân dân Campuchia Dân chủ, theo Wikipedia. 

Dẫn đầu bởi “người anh cả” Pol Pot, Khmer Đỏ đã gây ra một cuộc diệt chủng làm khoảng 2 triệu người Campuchia mất mạng vì làm việc quá sức, chết đói và bị hành quyết hàng loạt. Khmer Đỏ còn tấn công sang Việt Nam, giết người và đốt phá làng mạc.

Năm 1979, quân đội Việt Nam đã tiến quân sang Campuchia, lật đổ Khmer Đỏ và lập nên chế độ mới do Heng Samrin đứng đầu.

Một phụ nữ cầu nguyện bên cạnh một tủ kính chứa đầy các hộp sọ của các nạn nhân bị Khmer Đỏ giết hại (Ảnh: Getty)

Mãi đến năm 2007, ông Nuon Chea mới bị bắt. Ông ta và các thành viên cấp cao khác của nhóm cực đoan theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông đã bị đưa ra xét xử tại Tòa án đặc biệt tại Tòa án Campuchia (ECCC).

Là một tòa án do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, ECCC đã kết án tù chung thân đối với ông Chea vào năm ngoái sau khi ông ta bị kết tội diệt chủng đối với người Chăm và người Việt Nam để “tạo ra một xã hội vô thần và thuần nhất không phân chia giai cấp”.

Các luật sư của ông Chea đã thông báo cho tòa án rằng ông ta sẽ kháng cáo, nhưng các công tố viên đang dự kiến ​​sẽ yêu cầu tòa án chấm dứt vụ án sau cái chết của ông ta.

Tòa án ECCC áp dụng pha trộn luật pháp Campuchia và quốc tế, được thành lập với sự hỗ trợ của LHQ vào năm 2006 nhằm xét xử các nhà lãnh đạo cấp cao của Khmer Đỏ. Theo Al Jazeera, tòa án cho đến nay mới chỉ kết tội được 3 người, trong khi tiêu tốn hơn 300 triệu đô la.

Cựu bộ trưởng ngoại giao thời Khmer Đỏ, Ieng Sary và vợ ông ta đã qua đời mà không phải đối mặt với công lý. Lãnh đạo hàng đầu Pol Pot đã qua đời vào năm 1998.

Thủ tướng Hun Sen, một cựu cán bộ Khmer Đỏ, đã cảnh báo chống lại các cuộc điều tra trong tương lai, tuyên bố việc điều tra sẽ khiến đất nước rơi vào hỗn loạn, theo Al Jazeera.

Một bức ảnh được chụp vào năm 1970 bên ngoài Campuchia, cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông (bên trái) chào hỏi quan chức hàng đầu của Khmer Đỏ Ieng Sary (bên phải, còn được gọi là “anh trai số ba”). Ở giữa là “anh cả” lãnh đạo Khmer Đỏ Pol Pot. (Ảnh: AFP)

Youk Chhang, người đứng đầu Trung tâm Tài liệu Campuchia, kho lưu trữ tài liệu về Khmer Đỏ nổi tiếng của đất nước, bình luận rằng Nuon Chea “sinh ra vô tội nhưng ông ta đã phạm tội và vì thế ông ta đã chết với tội lỗi”.

“Những tội ác mà ông ta đã phạm sẽ luôn là bài học cho tất cả chúng ta trong tương lai.”

Ông Chhang từng công khai chỉ rõ vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc hậu thuẫn Khmer Đỏ. Theo bài báo của Phnompenh Post ngày 14/2/2014, ông nói rằng: “Các ‘cố vấn’ Trung Quốc hiện diện ở đó, từ cấp cao nhất cho đến cấp thấp nhất của chế độ Dân chủ Campuchia”.

Ông Chhang cho biết ĐCSTQ còn huấn luyện các lính canh Khmer Đỏ cách bắt giữ những kẻ thù của “Angkar”. Trong tiếng Khmer, Angkar nghĩa là Tổ chức. Đây là tên gọi mà Đảng Cộng sản Campuchia tự xưng sau 2 năm giành chính quyền, theo Wikipedia.

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP