Cựu giáo sư Đại học Thanh Hoa: Quá tức giận, người dân Trung Quốc không còn sợ hãi nữa

Cựu giáo sư Đại học Thanh Hoa: Quá tức giận, người dân Trung Quốc không còn sợ hãi nữa

Cựu giáo sư Đại học Thanh Hoa: Quá tức giận, người dân Trung Quốc không còn sợ hãi nữa

Cựu giáo sư Đại học Thanh Hoa: Quá tức giận, người dân Trung Quốc không còn sợ hãi nữa

Cựu giáo sư Đại học Thanh Hoa: Quá tức giận, người dân Trung Quốc không còn sợ hãi nữa
Cựu giáo sư Đại học Thanh Hoa: Quá tức giận, người dân Trung Quốc không còn sợ hãi nữa
Thứ bảy, 04-01-2025 14:20, (GMT+07:00)
Cựu giáo sư Đại học Thanh Hoa: Quá tức giận, người dân Trung Quốc không còn sợ hãi nữa
13-02-2020 10:16

Dưới sự phong tỏa thông tin và kiểm soát dư luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), dịch viêm phổi Vũ Hán đã vượt khỏi tầm kiểm soát, lan rộng ra khắp Trung Quốc và toàn thế giới. Hứa Chương Nhuận, cựu giáo sư đại học Thanh Hoa đã giận dữ viết bài nói rằng, những người dân tức giận không còn sợ hãi nữa, dấu hiệu lụi tàn của ĐCSTQ đã xuất hiện, thời gian đếm ngược bắt đầu.

Ngày 5/2, một người đàn ông đeo khẩu trang đi trên đường phố ở Bắc Kinh trong khí trời tuyết lạnh.
Ngày 5/2, một người đàn ông đeo khẩu trang đi trên đường phố ở Bắc Kinh trong khí trời tuyết lạnh. (Ảnh: Getty Images)

Vào ngày 4/2, bài tiểu luận “Những người dân tức giận không còn sợ hãi” được Hứa Chương Nhuận, cựu giáo sư trường Đại học Thanh Hoa chia sẻ rộng rãi trên mạng Internet.

Mở đầu bài viết, tác giả đã nhắc đến “tin nóng” trong thời khắc giao thoa giữa năm mới và năm cũ – dịch viêm phổi Vũ Hán, “đại dịch quốc gia, nhất thời Thần Châu (Trung Quốc) tiêu điều xơ xác, lòng người hoang mang. Công quyền ‘không chốn dung thân’ khiến người dân đau khổ, bệnh dịch lan ra toàn cầu, Trung Quốc dần dần trở thành một hòn đảo cô lập trên thế giới. Hơn 30 năm cải cách mở cửa, bao nhiêu cơ đồ vất vả gây dựng tích lũy hầu như trong chốc lát tan tành mây khói”.

Đối với dịch viêm phổi Vũ Hán đang mất kiểm soát và lan rộng, chính quyền đã tiến hành đóng cửa thành phố, bài viết nói rằng: “Ngăn đường đóng cửa, ‘trộn lẫn’ pha tạp thêm thảm họa nhân đạo tàn bạo không ngừng phát sinh, chẳng khác gì quay lại thời trung cổ”.

Bài báo tiếp tục chỉ trích: “‘Chế độ bất tài’ chỉ có trách nhiệm với bè lũ cấp trên, đặc biệt là chỉ chăm chăm ích kỷ ‘bảo vệ giang sơn’ mà đẩy hàng trăm triệu người dân vào biển lửa của chế độ ‘đạo đức bại hoại’, khiến thảm họa con người còn nhiều hơn cả thảm họa thiên nhiên, khi đạo đức thối nát của chế độ bộc lộ, chính là lúc điểm yếu chưa từng có bị phơi bày”.

Hứa Chương Nhuận nhìn nhận: “Sự phẫn nộ của người dân đang như ngọn núi lửa ngùn ngụt phun trào, và những người dân đang nổi giận đã không còn sợ hãi nữa. Đến thời điểm này, nhìn vào hệ thống thế giới và nắm bắt chu kỳ chính trị toàn cầu, chúng ta có thể tổng hợp tiến trình phát triển của Trung Quốc kể từ năm Mậu Tuất trở lại đây, tóm lược thành 9 mục”.

Bài viết liệt kê 9 hạng mục “tiến triển của tình hình quốc gia” từ năm 2018 trở lại đây (trích đoạn):

(1) Chính trị bại hoại, chế độ thiếu tính đạo đức. Giữ nước giữ nhà, cai quản giang sơn chính là cốt lõi của chế độ này, cũng là tư duy hàng đầu, “quần chúng nhân dân” thấp cổ bé họng chẳng qua chỉ là nơi để tận thu thuế má, là đối tượng duy trì sự ổn định và “là giá trị cần thiết” được quản lý dưới các con số, là vô số những con châu chấu “làm mồi” để nuôi dưỡng và duy trì chế độ toàn trị này.

Đặc biệt là cảnh sát mạng Internet độc ác tàn bạo, hành động như một con diều hâu, không ngại vất vả tăng ca tăng giờ làm với mục đích phong tỏa thông tin liên tục, tuy nhiên tin tức vẫn “không chân mà chạy” lan truyền một cách nhanh chóng. Trên thực tế, tổ tiên cũng đã nói rõ rằng, bịt miệng dân còn khó hơn ngăn sông, cho dù văn phòng thông tin mạng có lợi hại thế nào đi nữa, cũng không đối phó được với 1,4 tỷ cái miệng.

Tôi chỉ hy vọng hàng chục triệu đồng bào của tôi, cả già trẻ trai gái, có nhận thức sâu rộng và quyết không chịu làm nô lệ, trong tất cả các vấn đề chung hãy vận dụng lý trí của mình, không thể tiếp tục làm nô lệ cho chế độ toàn trị. Nếu không, chúng sẽ sinh sôi nảy nở nhanh chóng, khó mà cứu vãn.

Cựu giáo sư đại học Thanh Hoa: Người dân tức giận không còn sợ hãi (ảnh 2)
Cựu giáo sư trường đại học Thanh Hoa Hứa Chương Nhuận. (Ảnh:Twitter)

(2) Dưới sự thống trị của bạo chúa, hệ thống chính trị sụp đổ, bộ máy quan liêu hơn 30 năm trước đã đến hồi kết. Kết quả là, trên quan trường nhất loạt sẽ xuất hiện thái độ chán nản uể oải. Trong chớp mắt, tỉnh Hồ Bắc “quần ma loạn vũ”, kẻ xấu tác oai tác quái, kì thực tỉnh nào rồi cũng sẽ như vậy, từ trên xuống dưới đều phải chịu đựng.

Vua không nhìn thấy, một mình độc đoán như Thiên Lôi chỉ đâu đánh đó, bản thân lại mù mịt, trị quốc vô năng, không có lập trường chính trị, vậy mà lại lộng quyền, đẩy đất nước vào lầm than. Quan chức không biết làm thế nào cho phải, người thiện lương chỉ có thể ủng hộ, muốn góp sức gì đó nhưng lại không đủ can đảm, kẻ độc ác thừa nước đục thả câu, không làm nên trò trống gì còn gây thêm chuyện, thậm chí là “gom góp cho cọp nó xơi”, thắng làm vua, thua làm giặc, tạo nên một cục diện hỗn loạn.

(3) Lý luận chính trị sụp đổ toàn diện, vì thế mà đã có sự thay đổi đột ngột, được biểu hiện ở phương diện kinh tế “tụt dốc” đã trở thành xu thế bình thường, năm nay chắc tình hình còn tồi tệ hơn.

(4) Chính trị “ngầm” lên ngôi. Hành động tập trung quyền lực trong mấy năm đó là ra sức hợp nhất Đảng và chính phủ, đặc biệt là dùng Đảng để thay chính phủ, như trước đã nói, dường như đã khiến chế độ quan liêu đình trệ. Giang Hạ (một quận của thành phố Vũ Hán) gặp đại dịch, đã thêm một lần minh chứng điều đó.

(5) Dựa vào “chủ nghĩa toàn trị theo số đông” và “chủ nghĩa khủng bố Wechat” để trị quốc gạt dân. Đối mặt với đại dịch, chế độ thống trị toàn trị “không gì là không thể” đồng thời cũng xưng hùng xưng bá, về mặt cai quản đất nước lại có thể “giật gấu vá vai”, khiến cho toàn quốc trong chốc lát, một chiếc khẩu trang cũng khó tìm.

Trong quận Giang Hạ, toàn tỉnh Hồ Bắc, đến nay vẫn có vô số người chưa được điều trị, không nhận được hỗ trợ y tế, bệnh nhân trăn trở than khóc, cũng không biết có bao nhiêu người vì thế mà bỏ mạng xuống hoàng tuyền, thể hiện một cách tinh tế sâu sắc “không gì là không thể” và “không thể làm gì”.

(6) Lật con át chủ bài, ngăn chặn tất cả mọi khả năng có thể cải thiện. Nói cách khác, cái gọi là “cải cách mở cửa” đã ‘chết thẳng cẳng’.

(7) Vì vậy theo chiều hướng này, Trung Quốc một lần nữa lại bị cô lập khỏi hệ thống thế giới, đó cũng là kết cục không thể tránh.

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã khiến cả Trung Quốc bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã khiến cả Trung Quốc bị cô lập với thế giới bên ngoài. (Ảnh: Foreign Workers)

(8) Nhân dân không còn sợ hãi nữa. Đặc biệt là trải qua đại dịch lần này, nhân dân đã phẫn nộ và đình công. Chính quyền giờ đã tận mắt chứng kiến sự hà khắc vô tình khi che giấu bệnh dịch mà không màng đến sự an nguy của dân chúng. Bản thân họ cũng phải trả giá đắt khi vì sự thái bình “giả tạo” mà coi nhân dân như cỏ rác, họ chứng kiến vô số sinh mạng ngã xuống, nhưng vẫn vô liêm sỉ miệng nói lời ngọt ngào, ca bài ca đạo đức.

(9) Dấu hiệu lụi tàn đã đến, thời gian đếm ngược bắt đầu, thời khắc lập hiến sắp đến. Đương lúc này, trời sắp sáng, khi tỏ khi mờ, cường quyền bảo thủ không chịu đổi mới, không lắng nghe, ghi lòng tạc dạ ý kiến của nhân dân, mà luôn phô bày sự kiêu ngạo “cao cao tại thượng”, thì ắt hẳn sẽ như lời của các nhà tiên tri, nhiều người sẽ phải bỏ mạng trước khi bình minh đến.

Tác giả kỳ vọng có thể dựa vào nền “dân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa” để kết thúc nền văn minh đã kéo dài nửa thế kỷ này. “Đối mặt với dịch bệnh đang bùng phát, chứng kiến cảnh tượng hỗn loạn này, tôi hy vọng đồng bào của tôi, 1.4 tỷ anh chị em, chúng ta không thể thoát khỏi mảnh đất rộng lớn của hàng tỷ sinh mệnh này, ai cũng lên tiếng trước sự bất nghĩa, vì chính nghĩa mà sống hết mình, xé tan màn đêm đón chào bình minh, nhất tề dùng lực, dùng trái tim và cả tính mạng, ôm trọn ánh mặt trời tự do đang le lói chiếu xuống mảnh đất này”.

Hứa Nhuận Chương vào năm 2018 từng đăng bài “Nỗi sợ hãi hiện hữu của chúng ta”, phê bình chính quyền Tập Cận Bình đã đẩy Trung Quốc trở lại thời đại của Mao Trạch Đông. Tháng 3/2019 ông bị đại học Thanh Hoa cho nghỉ việc, cấm giảng dạy.

Hứa Chương Nhuận khi viết bài viết này đã nghĩ rằng đây là “tác phẩm cuối đời”, và đã có dự cảm “ắt sẽ gặp phải hình phạt mới”, nhưng ông cho biết, “đại dịch trước mặt, là một lỗ hổng phía trước, giờ bị trách móc, cũng không thể khước từ, cũng không thể trốn chạy. Nếu không, chẳng khác gì con lợn bị xẻo thịt mang bán”.

Bài viết cho rằng, tự do là tham chiếu cho một loại tồn tại siêu việt và hành động, là tố chất làm người, “con cháu Hoa Hạ cũng không ngoại lệ”. Để đóa hoa tự do nảy nở, “ngay cả khi biển lửa đang ở trước mặt, tại sao phải sợ”.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Đăng theo Tinh Hoa

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP