Cựu đảng viên hưởng thọ 103 tuổi để lại lời cảnh tỉnh về ĐCSTQ cho hậu thế

Cựu đảng viên hưởng thọ 103 tuổi để lại lời cảnh tỉnh về ĐCSTQ cho hậu thế

Cựu đảng viên hưởng thọ 103 tuổi để lại lời cảnh tỉnh về ĐCSTQ cho hậu thế

Cựu đảng viên hưởng thọ 103 tuổi để lại lời cảnh tỉnh về ĐCSTQ cho hậu thế

Cựu đảng viên hưởng thọ 103 tuổi để lại lời cảnh tỉnh về ĐCSTQ cho hậu thế
Cựu đảng viên hưởng thọ 103 tuổi để lại lời cảnh tỉnh về ĐCSTQ cho hậu thế
Thứ sáu, 10-01-2025 20:11, (GMT+07:00)
Cựu đảng viên hưởng thọ 103 tuổi để lại lời cảnh tỉnh về ĐCSTQ cho hậu thế
19-05-2021 16:48

Ông Tư Mã Lộ, một chuyên gia về lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và là người sáng lập “Hội liên hiệp Học giả Trung Quốc” (Chinese Professional Club, CPC), đã qua đời tại New York, Mỹ vào ngày 28/3/2021, hưởng thọ 103 tuổi. Sinh thời, ông từng là đảng viên ĐCSTQ và đã xuất bản nhiều cuốn sách tiết lộ những điều chân thực về chính quyền này thông qua những điều mắt thấy tai nghe.

Ông Tư Mã Lộ (Sima Lu), tên khai sinh là Mã Nghị, gia nhập ĐCSTQ ở tuổi 18 vào năm 1937 và đến Diên An cùng năm đó. Nhưng sau khi chứng kiến ​​cuộc đấu tranh nội bộ tàn khốc của ĐCSTQ ở Diên An, ông Tư Mã đã bỏ trốn khỏi Diên An vào năm 1943, định cư ở Hong Kong năm 1949 và chuyển đến New York năm 1983.

Sau khi rời Đại lục năm 1943, ông Tư Mã Lộ đã lần lượt xuất bản tạp chí "Triển Vọng" và tạp chí "Tìm Kiếm" ở Hong Kong và New York, đồng thời liên tiếp xuất bản các tác phẩm gồm: "18 năm đấu tranh", "Lịch sử ĐCSTQ và Những tài liệu lịch sử tinh túy", "Luận về Diễn biến hòa bình của Trung Quốc", "Chính trị Trung Quốc đương đại", "Hồng Lâu Mộng và các nhân vật chính trị", hồi ký "Nhân chứng Lịch sử ĐCSTQ” ,v.v.

Trong số đó, "18 năm đấu tranh" kể về hành trình gian khổ của ông từ khi gia nhập ĐCSTQ đến khi thức tỉnh và đi tới bước ngoặt lựa chọn tự do. Cuốn “Nhân chứng Lịch Sử ĐCSTQ" kể về trải nghiệm của cá nhân ông, về những nhân vật thế hệ đầu tiên của ĐCSTQ, và cuộc đấu đá giữa Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, v.v.

Ông Tư Mã Lộ từng nói: "Đảng này là một đảng hoàn toàn chi phối hành động của đảng viên bằng mệnh lệnh. Đó là một đảng quân phiệt và một đảng gián điệp. Mỗi đảng viên đều hết lòng phục tùng kỷ luật của đảng mà không cãi nửa lời. Chính sách cơ bản của đảng này chỉ có 4 chữ ‘giết người cướp của’ ".

Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA), hiệp hội CPC đã tổ chức một buổi lễ tưởng niệm ông Tư Mã Lộ hôm 17/5. Tại buổi lễ, ông Tô Hiểu Khang (Su Xiaokang), một nhà văn Trung Quốc lưu vong, nói rằng ông Tư Mã Lộ là ngọn cờ đầu cho những người lưu vong sau này, cả đời ông đã phải chạy trốn khỏi ĐCSTQ - một con ác ma, biến dị, quái thai của lịch sử nhân loại thời cận đại.

Ông Tô nói: "Tư Mã Lộ đã chạy trốn khỏi ĐCSTQ cả đời. Ông ấy tự gọi mình là trẻ mồ côi của Phong trào Ngũ Tứ (một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc nổ ra vào ngày 4/5/1919). Ông ấy là nhà bất đồng chính kiến ​​lớn tuổi nhất. Ông ấy là người sống lưu vong có tư cách nhất. Ông ấy là một văn nhân viết bài phản đối ĐCSTQ lâu nhất, là người sáng lập ra ấn phẩm chống ĐCSTQ đầu tiên”. 

Ông Trần Phá Không (Chen Pokong), cựu Hội trưởng của CPC, nói rằng nếu ông Tư Mã không rút khỏi ĐCSTQ vào những năm 1940, ông có thể đã phải chịu chung số phận với Vương Thực Vị vì sự thiện lương và sự chính trực của mình. Vương Thực Vị là một nhà văn, nhà báo Trung Quốc, vì viết bài phê bình cách mạng mà bị cựu lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông ra lệnh xử tử năm 1947.

Ông Trần nói: "Ông ấy (Tư Mã Lộ) đã tiếp xúc và có nhiều hiểu biết về các lãnh đạo cao nhất của Quốc Dân Đảng và ĐCSTQ, và trở thành một nhà sử học chống ĐCSTQ. Vì ĐCSTQ đã chôn vùi lịch sử và không có lịch sử thực sự, nên các tư liệu của ông Tư Mã Lộ đã giúp bồi đắp vào các chỗ trống về lịch sử ĐCSTQ đương đại và cận đại".

Ông Kim Trung (Jin Zhong), Tổng biên tập của Tạp chí Khai Phóng (Open Magazine), nhận xét: "Ông ấy (Tư Mã Lộ) định nghĩa ĐCSTQ trong ba câu: chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa lưu manh và chủ nghĩa chuyên quyền man rợ. Đây là những bản chất của ĐCSTQ. Các học giả thông thường chỉ trích dẫn tài liệu, chú thích nguồn gốc, còn ông ấy không những trích dẫn nó, mà còn công bố toàn văn của tài liệu. Tôi đã có rất nhiều thu hoạch từ tạp chí ‘Triển Vọng’ của ông ấy".

Ông Kim cho rằng cách viết về lịch sử ĐCSTQ của ông Tư Mã Lộ rất riêng biệt và tài liệu vô cùng phong phú. Vào những năm 1980 sau khi Mao Trạch Đông qua đời, ĐCSTQ đã cố gắng thu mua tư liệu từ ông Tư Mã Lộ nhưng bị từ chối.

Tại buổi lễ tiễn đưa hài cốt của ông Tư Mã Lộ do các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở New York tổ chức vào ngày 7/4 năm nay, ông Hồ Bình (Hu Ping), Tổng biên tập danh dự của tờ "Mùa xuân Bắc Kinh" (Beijing Spring), bày tỏ: "Cuộc đời của ông ấy đầy thăng trầm, nhưng cũng được hưởng thọ cao. Ông là một chiến sĩ, một học giả, một nhà hoạt động và một nhà văn. Ông đã để lại cho chúng ta rất nhiều di sản trí tuệ quý giá, đặc biệt là nghiên cứu về lịch sử của ĐCSTQ".

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP