Cuộc chiến chiếm đoạt trái tim, khối óc: Hàng ngàn trẻ em Duy Ngô Nhĩ bị ĐCSTQ bắt giữ để đồng hóa

Cuộc chiến chiếm đoạt trái tim, khối óc: Hàng ngàn trẻ em Duy Ngô Nhĩ bị ĐCSTQ bắt giữ để đồng hóa

Cuộc chiến chiếm đoạt trái tim, khối óc: Hàng ngàn trẻ em Duy Ngô Nhĩ bị ĐCSTQ bắt giữ để đồng hóa

Cuộc chiến chiếm đoạt trái tim, khối óc: Hàng ngàn trẻ em Duy Ngô Nhĩ bị ĐCSTQ bắt giữ để đồng hóa

Cuộc chiến chiếm đoạt trái tim, khối óc: Hàng ngàn trẻ em Duy Ngô Nhĩ bị ĐCSTQ bắt giữ để đồng hóa
Cuộc chiến chiếm đoạt trái tim, khối óc: Hàng ngàn trẻ em Duy Ngô Nhĩ bị ĐCSTQ bắt giữ để đồng hóa
Chủ nhật, 29-12-2024 21:43, (GMT+07:00)
Cuộc chiến chiếm đoạt trái tim, khối óc: Hàng ngàn trẻ em Duy Ngô Nhĩ bị ĐCSTQ bắt giữ để đồng hóa
23-10-2020 18:49

Tài liệu nghiên cứu tiết lộ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp dụng chiến thuật kiểm soát xã hội lâu dài nhằm “xóa sổ văn hóa địa phương và ngăn chặn sự gia tăng của dân số Duy Ngô Nhĩ”. Chiến dịch tiếp theo của chính quyền này là bắt giữ hàng ngàn trẻ em Duy Ngô Nhĩ để đồng hóa.

Các đứa trẻ em khóc khi các sĩ quan cảnh sát cố gắng đẩy lùi người biểu tình trong cuộc biểu tình của những người ủng hộ dân tộc thiểu số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, trước sự chứng kiến của lãnh sự quán Trung Quốc ở Istanbul, vào ngày 5 tháng 7 năm 2018 (Ảnh: OZAN KOSE / AFP qua Getty Images)

Ngày 20/7, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thêm 11 công ty Trung Quốc vào danh sách đen kinh tế, do có liên quan đến vi phạm và ngược đãi nhân quyền ở khu vực phía tây Tân Cương.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết, các công ty này đã hỗ trợ ĐCSTQ trong “chiến dịch đàn áp, giam giữ hàng loạt, lao động cưỡng bức, thu thập dữ liệu không tự nguyện và thực hiện các phân tích về DNA của các nhóm thiểu số Hồi giáo”.

Các công ty bị liệt vào danh sách đen sẽ không thể tiếp cận các mặt hàng của Hoa Kỳ, bao gồm các loại hàng hóa và công nghệ, trừ khi họ có giấy phép từ chính phủ Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, đằng sau nạn lao động cưỡng bức còn có một bức tranh bi thảm khác

Tài liệu nghiên cứu do các quan chức ở miền nam Tân Cương thu thập và được phân tích bởi Adrian Zenz, nhà nghiên cứu độc lập về Tây Tạng và Tân Cương, cho thấy hàng ngàn trẻ em Duy Ngô Nhĩ hiện đang trong hoàn cảnh không cha mẹ (cha mẹ các em đang bị bắt giữ tại các trại cải tạo, nhà tù hoặc các cơ sở giam giữ khác của Trung Quốc, hoặc bị biến thành lao động cưỡng bức).

Số liệu cho thấy, trong năm 2018, hơn 9.500 trẻ em chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ thuộc quận Yarkand, tùy theo hoàn cảnh, có cha hoặc mẹ bị bắt giữ, hoặc cả hai bị bị giữ, được phân thành 2 nhóm: “Khó khăn đơn” và “Khó khăn kép”. 

Cuộc chiến chiếm đoạt trái tim, khối óc của thế hệ tiếp theo

Các tài liệu được tải xuống bởi các quan chức địa phương vào mùa hè năm 2019 từ các trang mạng trực tuyến, cho thấy tất cả trẻ em Ngô Duy Nhĩ được đề cập trong danh sách đều có ít nhất hoặc cha, hoặc mẹ đang bị giam giữ trong các nhà tù, trại cải tạo. Nhưng không có một trẻ em người Hán nào xuất hiện trong những danh sách đó. 

Một cậu bé người Duy Ngô Nhĩ nhìn ra từ nhà của mình ở khu vực người Duy Ngô Nhĩ ở thành phố Urumqi, vùng Tân Cương của Trung Quốc vào ngày 12 tháng 7 năm 2009. (Ảnh: PETER PARKS / AFP qua Getty Images)

Một cậu bé người Duy Ngô Nhĩ nhìn ra từ nhà của mình ở khu vực người Duy Ngô Nhĩ ở thành phố Urumqi, vùng Tân Cương của Trung Quốc vào ngày 12 tháng 7 năm 2009. (Ảnh: PETER PARKS / AFP qua Getty Images)

Nhà nghiên cứu Adrian Zenz cho biết: “Nhằm khuất phục các nhóm thiểu số kiên cường ở Tân Cương, Bắc kinh áp dụng chiến thuật chuyển hướng từ giam giữ sang các cơ chế kiểm soát xã hội lâu dài. Đi đầu trong nỗ lực này là cuộc chiến chiếm đoạt trái tim, khối óc của thế hệ tiếp theo”.

Các nhà chức trách cho rằng số người Hồi giáo bị giam giữ trong các trại cải tạo và các trại giam giữ khác ở vùng cực tây bắc đã lên đến con số hơn 1 triệu người. Đây là một phần của chiến dịch “xóa sổ văn hóa địa phương và ngăn chặn sự gia tăng của dân số Duy Ngô Nhĩ”. 

Các quan chức Trung Quốc bảo vệ chiến dịch này dưới danh nghĩa “nỗ lực xóa đói giảm nghèo và chống khủng bố”.

Trẻ em không cha mẹ thường được đưa vào các trại trẻ mồ côi của vùng hoặc các trường nội trú với chế độ quản lý nghiêm ngặt. Học sinh bị giám sát chặt chẽ và hầu hết tất cả các lớp học và hoạt động tương tác được thực hiện bằng tiếng phổ thông Trung Quốc thay vì tiếng Duy Ngô Nhĩ bản địa.

Theo số liệu của nhà nghiên cứu của Adrian Zenz, khi hệ thống giam giữ phát triển mở rộng, tổng cộng có 880.500 trẻ em - bao gồm cả những trẻ em không có cha mẹ vì các lý do khác - đã sống trong trường nội trú vào năm 2019, tăng khoảng 76% so với năm 2017. 

Tác động của việc giam giữ đối với trẻ em và cấu trúc gia đình là một trong những vấn đề “ít được xem xét kỹ lưỡng hơn” so với các chính sách đang bị chỉ trích của Trung Quốc ở Tân Cương. Từ các nhân chứng bên ngoài Trung Quốc cho biết, nội dung mà các chuyên gia đề cập đến là một chính sách chia cắt gia đình có hệ thống.

Chính sách chia cắt gia đình có hệ thống

Nếu việc này mở rộng áp dụng trên toàn khu vực Yarkand, Tân Cương, thì có tới 250.000 trẻ em Duy Ngô Nhĩ dưới 15 tuổi có cha hay mẹ, hoặc cả cha mẹ phải đi cải tạo, theo các chuyên gia kinh tế và cũng là nghiên cứu đầu tiên của Adrian Zenz được công bố. 

Trẻ em Duy Ngô Nhĩ xem một chương trình truyền hình vào buổi sáng của Lễ hội Corban ngày 12 tháng 9 năm 2016 tại huyện Turpan, thuộc tỉnh Tân Cương xa xôi, Trung Quốc (Ảnh của Kevin Frayer / Getty Images)

Trẻ em Duy Ngô Nhĩ xem một chương trình truyền hình vào buổi sáng của Lễ hội Corban ngày 12 tháng 9 năm 2016 tại huyện Turpan, thuộc tỉnh Tân Cương xa xôi, Trung Quốc (Ảnh của Kevin Frayer / Getty Images)

Một danh sách gồm 85 học sinh dưới 10 tuổi có hoàn cảnh “khó khăn kép”, cha mẹ của các em đều đang bị bắt giữ tại trại tạm giam hoặc nhà tù. Trong số các em, có một em bé một tuổi và hai chị em (chị 7 tuổi, em trai 3 tuổi) sống trong trại trẻ mồ côi Yarkand, cha mẹ của các em đều đang bị giam tại một trại cải tạo.

Trong những năm gần đây, chính quyền ĐCSTQ phát triển trường học tại Tân Cương như một chiến tuyến quan trọng trong nỗ lực loại bỏ tận gốc khả năng xảy ra bất đồng quan điểm. Các trường học được trang bị hệ thống xâm nhập phòng thủ nhiều cấp độ, hàng rào điện, hệ thống tuần tra vi tính và giám sát toàn diện.

Chiến lược Tân Cương là ‘hoàn toàn đúng đắn’?

Bất chấp những lời chỉ trích, cáo buộc lạm dụng cưỡng bức lao động tại Tân Cương, Bắc Kinh vẫn phớt lờ và dường như còn tăng cường mạnh mẽ hơn chiến lược của mình, sự việc này thể hiện qua các báo cáo mới xuất hiện về lao động cưỡng bức và cưỡng bức triệt sản đối với phụ nữ Duy Ngô Nhĩ.

Trong một bài phát biểu vào cuối tháng trước, lãnh đạo ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình, cho biết chiến lược quản lý khu vực Tân Cương là "hoàn toàn đúng đắn".

“Ý thức vươn lên, hạnh phúc, an cư lạc nghiệp của nhân dân các dân tộc không ngừng tăng lên”, ông Tập nói.

Đáp trả các báo cáo của nhà nghiên cứu độc lập Adrian Zenz, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên đã gọi Adrian Zenz là một “lính đánh thuê khét tiếng” của chính phủ Mỹ.

“Chúng tôi đã nói nhiều lần rằng vấn đề tại Tân Cương không phải là vấn đề nhân quyền, sắc tộc và tôn giáo, mà đó là vấn đề chống lại bạo lực, khủng bố và chủ nghĩa ly khai”. 

“Điều được cho là đàn áp người Hồi giáo và tội ác chống lại loài người này là một chủ đề kích động do các lực lượng chống Trung Quốc tạo ra nhằm mục đích trấn áp Trung Quốc”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong cuộc họp báo thường kỳ vừa qua.

VIDEO - TRUNG QUỐC TRỞ THÀNH NƠI XUẤT KHẨU XÁC CHẾT SỐ MỘT THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO?

May May - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP