Con đường hồi sinh của một tâm hồn héo úa

Con đường hồi sinh của một tâm hồn héo úa

Con đường hồi sinh của một tâm hồn héo úa

Con đường hồi sinh của một tâm hồn héo úa

Con đường hồi sinh của một tâm hồn héo úa
Con đường hồi sinh của một tâm hồn héo úa
Thứ bảy, 28-12-2024 15:52, (GMT+07:00)
Con đường hồi sinh của một tâm hồn héo úa
25-02-2020 22:26

Đã nhiều lần nghe Minh Kha chơi đàn, nhưng cảm xúc trong tôi vẫn vẹn nguyên như thuở đầu. Niềm xúc động không chỉ đến từ chuỗi âm thanh trong sáng nhẹ nhàng của bản nhạc mà còn là sự cảm phục về ý chí nghị lực và trái tim thiện lương của em.  

Chúng tôi gặp Minh Kha vào một ngày Chủ nhật. Kha kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện cuộc đời và quá trình hồi sinh của một tâm hồn héo úa, tự ti đầy buồn khổ thành một con người với tấm lòng rộng mở, tràn đầy yêu thương.

Nốt nhạc buồn trong cuộc sống muôn màu

Tôi tên là Kha, 30 tuổi, nhà ở thôn Khả Lã, xã Tân Lập, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Tôi có một tuổi thơ không êm đềm khi chứng kiến gia đình phải đối mặt với vô vàn những khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần khi tôi và hai anh chị ruột bị khuyết tật teo cơ toàn thân bẩm sinh.

Khi còn bé, do di chuyển khó khăn, mẹ phải giúp tôi trong rất nhiều việc và thường đưa tôi đến trường. Tôi luôn cảm thấy buồn khi nhìn các bạn cùng trang lứa được chạy nhảy tung tăng vui đùa, còn tôi thì chỉ ngồi một chỗ. Tôi còn thường xuyên bị trêu chọc, chê cười vì không giống số đông các bạn. Nỗi mặc cảm và tự ti hằn sâu trong tâm hồn non nớt của tôi, tôi đã không thể hiểu nguyên do của những bất hạnh trong đời mình.

Sinh ra Kha đã bị bệnh khuyết tật teo cơ toàn thân, nhưng lại có một tâm hồn bay bổng và đam mê âm nhạc.

Những ngày đó, mỗi lần tủi thân, tôi lại thu mình vào một góc nức nở. Khóc xong, tôi thấy nhẹ nhõm hơn và có thêm nghị lực để tiếp tục sống. Học hết tiểu học, tôi không thể theo cùng các bạn lên cấp hai vì trường học cách nhà khá xa. Do không thể tự mình đi xa như vậy nên tôi đành gác lại giấc mơ học hành. Tuổi thơ tôi cứ thế dần trôi qua trong nỗi đau bệnh tật và nỗi buồn về thân phận.

Năm 18 tuổi, tôi được người bạn giới thiệu vào một trung tâm dạy nghề khuyết tật, vào đó thấy mình cũng có chút năng khiếu về âm nhạc nên tôi đã theo học đàn. Từ đó, tôi được đi theo đoàn nghệ thuật biểu diễn. Tuy nhiên thời gian này chỉ diễn ra trong vài năm, sau đó tôi phải nghỉ vì công việc không còn thuận lợi nữa.

Thay vì tuyệt vọng bởi thân hình ngày một teo tóp dần, bất chấp tiếng cười giễu cợt của những người ác ý, thẳm sâu trong tâm, tôi vẫn mong muốn làm điều gì đó có ích cho đời, để sự tồn tại sinh mệnh của mình trở nên có ý nghĩa.

Món quà đặc biệt từ người thân ở Hà Nội về làng

Trong tuyệt vọng, điều người ta thường nghĩ đến là sự bình yên nơi tín ngưỡng. Đầu năm 2013, tôi lên mạng và tìm hiểu về các môn tu Phật. Hàng ngày tôi thường hay mở các bài giảng của Phật giáo lên nghe, nghe xong tôi cảm thấy tâm mình nhẹ nhõm hơn, nhưng tôi vẫn không tìm thấy lời giải cho những câu hỏi cuộc đời.

Cùng thời gian đó, một người thân ở Hà Nội về làng chơi, có giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp hay còn gọi là Pháp Luân Công cho tôi, tôi đã mượn chị được một cuốn sách Chuyển Pháp Luân về đọc. Khi đọc đi đọc lại cuốn sách, tôi bắt đầu hiểu được lý do vì sao con người phải chịu những đau khổ và bất hạnh trong cuộc đời. Tôi tìm thấy con đường giải thoát cho nội tâm đang đau khổ, hiểu được mục đích cuộc sống của mình là gì. Và từ đó, tôi bước trên đường đời một cách tự tin với một tấm lòng rộng mở.

Đọc sách Chuyển Pháp Luân, Kha đã hiểu ra căn nguyên của những khổ đau mà mình đã trải qua.

Thay đổi lớn nhất sau khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân là tôi ngừng than trách ông Trời, cuốn sách dạy tôi rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, hãy luôn đối chiếu bản thân mình với ba chữ Chân – Thiện – Nhẫn. Mọi việc xảy ra với tôi đều không phải là ngẫu nhiên, cũng chẳng phải là bất hạnh và càng không phải là sự chấm hết của một đời vô dụng. Hiểu được ý nghĩa đời người, tôi không còn thấy đau khổ về bệnh tật nữa, nỗi buồn về thân phận cũng dần nguôi ngoai. Tôi bắt đầu vui vẻ, lạc quan, mở rộng lòng mình đón nhận nhiều mảng màu cuộc sống. Càng đọc cuốn sách trân quý đó, tôi hiểu được rằng điều quan trọng nhất của con người là trở về nguồn cội với bản tính lương thiện vốn có của mình.

Thân thể khuyết tật không thể cản trở tôi trên con đường tìm về nguồn cội 

Pháp Luân Công ngoài phần đối chiếu suy nghĩ, hành động của mình theo tiêu chuẩn Chân – Thiện- Nhẫn thì còn có năm bài tập với các động tác đơn giản. Mặc dù động tác đều nhẹ nhàng và chậm rãi nhưng thực sự là khó đối với người khuyết tật như tôi. Do bị teo cơ toàn thân, mỗi một năm trôi qua sức khỏe của tôi lại yếu đi nhiều, tôi không thể tự di chuyển, nói gì đến tập luyện. Nhưng tôi hiểu rằng, tôi chỉ có một lựa chọn duy nhất đó là không được sợ khó, sợ khổ.

Tôi có thể dễ dàng hơn khi ngồi thiền với bài công pháp số 5, các bài còn lại tôi phải đứng dựa vào xe ba bánh để tập, mỗi lần tập là một lần vượt khó và nhiều lần tôi đã muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, mỗi ngày cố gắng thêm một chút, dần dần tôi cũng không còn sợ khi luyện công.

Kha thực hiện bài thiền trong Pháp Luân Công.

Đọc sách và thực sự bước trên con đường tu luyện, tôi nhận thấy cái khổ, cái khó lớn nhất không phải liên quan đến thân thể vật chất này mà chính là cái khổ đến với những gì diễn ra trong tâm trí. Mỗi lần mâu thuẫn đến, tôi có kiên nhẫn được không? Đối diện với cảm giác mất mát về danh, về lợi, về tình cảm, tôi có vượt qua được cảm xúc của mình hay không? Tôi có kiềm chế được bản thân mình để tránh làm các mâu thuẫn trở nên trầm trọng hơn không?

Nhà tôi làm nông nghiệp trồng cây ăn quả. Trong gia đình, tôi không có khả năng lao động, nhưng tôi luôn để ý đến những cây cối được trồng trong vườn nhà. Một lần cháu tôi phun thuốc trừ sâu để phòng ngừa sâu bệnh cây cối. Cháu không để ý đã pha nhầm thuốc trừ sâu thành thuốc trừ cỏ và phun khoảng 1/3 diện tích cây ăn quả trong vườn. Điều này dẫn đến các cành lộc và lá non bị khô cháy dần, sau đó đến các tán rộng hơn, thiệt hại lên tới hàng chục triệu đồng, chưa kể đến một số cây bị chết phải trồng lại. Mẹ tôi vì tiếc của đã mất ăn mất ngủ mấy ngày đêm. Chứng kiến cảnh đó, tôi cũng rất xót xa và có những suy nghĩ trách cháu tôi làm ăn cẩu thả.

Tuy nhiên, sau khi bình tĩnh lại, đối chiếu với những gì được dạy trong sách Chuyển Pháp Luân, tôi nhận thấy cháu tôi cũng không phải cố ý làm thế, những gì đã mất thì cũng mất rồi, có trách thì cũng không lấy lại được, tôi nhận ra mình cần coi nhẹ chuyện này. Người xưa có câu: “của đi thay người”, sự tổn thất trong vụ thu hoạch này có lẽ đã hóa giải cho gia đình tôi khỏi một khổ nạn khác. Nghĩ được như vậy, tôi thấy tâm mình nhẹ nhàng, không còn suy nghĩ trách mắng cháu nữa. Tôi cũng chia sẻ với mẹ những điều tôi học được từ cuốn sách Chuyển Pháp Luân đó, mẹ tôi lắng nghe và dần cũng hiểu ra được điều gì là quan trọng, điều gì cần xem nhẹ.

Bằng việc từng bước từng bước theo dõi suy nghĩ của mình, rồi nhìn lại bản thân, xem mình cần thay đổi điều gì, tôi tu sửa dần tâm tính của mình để trở thành một con người vui vẻ, lạc quan.

Học cách bao dung với người nhà để có thể bao dung với người ngoài

Xung quanh khu vực tôi ở cũng có một số người tập luyện Pháp Luân Công. Mỗi tuần một buổi, mọi người đến nhà tôi đọc sách Chuyển Pháp Luân và chia sẻ việc vượt qua những mâu thuẫn, khó khăn xảy ra trong cuộc sống. Chúng tôi còn cùng nhau luyện công.

Có một thời gian, anh trai tôi nghe thông tin sai lệch nên đã nghĩ Pháp Luân Công làm chính trị. Anh đã nói với người thân trong gia đình những lời không đúng sự thật. Anh ấy làm mọi cách buộc tôi từ bỏ việc tu luyện. Tất cả mọi người trong gia đình nghe theo anh ấy và chỉ trích tôi đủ điều, thậm chí nói rất nhiều lời sai trái về Pháp Luân Đại Pháp. Khoảng thời gian đó tôi đã cố gắng giải thích nhưng không ai lắng nghe. Tôi thấy mình bị mọi người hắt hủi, một cảm giác thống khổ chưa từng có nổi lên, tôi bị tổn thương khi thấy mình bị đối xử bất công. 

Kha trong cuộc trò chuyện với phóng viên Đại Kỷ Nguyên vào ngày Chủ nhật đầu đông.

Đối chiếu với các tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn, tôi nhận ra rằng, tôi đã luôn muốn tranh cãi, muốn hơn thua với anh trai, và khi thấy anh đối xử bất công với mình, tôi đã oán hận anh rất nhiều. Rồi tôi nhận ra, một người tu luyện sao lại không thể bao dung với những người thân của mình? Nếu mãi ôm giữ tâm oán trách người khác, tôi chỉ càng cảm thấy mệt mỏi và nặng nề, không khí gia đình thêm căng thẳng và bất hòa.

Tôi học cách nhẫn chịu từng chút từng chút, lúc đầu còn cảm thấy oan ức, thống khổ, nhưng mỗi ngày qua đi, tôi không còn oán hận và ghét anh mình nữa. Trước sự thay đổi của tôi, thông qua những gì tôi đã có được nhờ môn tu luyện và thể hiện ra trong tâm thái, suy nghĩ, hành động của mình, mọi người trong gia đình tôi dần dần đều thay đổi và công nhận Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Mối quan hệ giữa anh em chúng tôi còn hòa thuận hơn xưa. Hoàn cảnh gia đình đã thay đổi nhiều, mọi người cư xử với nhau hòa ái hơn, yêu thương nhau hơn.

Khúc hoan ca của một sinh mệnh lạc lối khi tìm thấy đường về

Sau lần vượt qua mâu thuẫn gia đình, tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc buông bỏ sự ích kỷ và học cách nghĩ nhiều hơn cho người khác. Pháp Luân Công đã giúp tôi nhận ra rằng, khi có thể quên đi cái tôi, nghĩ cho người khác, cảm giác đau khổ cũng tiêu tan và niềm hân hoan vui sướng ngập tràn trong tâm hồn tôi. Những trải nghiệm đó giúp tôi thêm tín tâm để cố gắng bỏ đi những thói xấu của mình từng chút một, để trở thành một con người có tấm lòng bao dung hơn. Tôi hiểu rằng mình đã tìm thấy con đường giúp giải thoát bản thân khỏi những đau khổ, bất hạnh của cuộc đời.  

Kha và mẹ cùng nhau đọc sách Chuyển Pháp Luân.

Vì vậy, tôi nảy ra mong muốn giúp đỡ những người xung quanh đang cảm thấy cuộc đời đầy đau khổ, bất công, giúp họ biết cách tự giải thoát khỏi bể khổ trầm luân của cuộc đời. Làm sao có thể đem thông tin tốt đẹp về Pháp Luân Đại Pháp đến với nhiều người hơn nữa?

Vì khó khăn khi di chuyển, tôi chỉ có thể nghĩ được cách tiếp xúc với nhiều người thông qua việc bán tăm. Và thế là có một thời gian, tôi thường lái xe ba bánh ra ngoài kết thiện duyên với mọi người bằng những gói tăm, để có cơ hội chia sẻ những những giá trị tốt đẹp mà tôi học được từ Pháp Luân Đại Pháp, nói với mọi người rằng Pháp Luân Công không phải làm chính trị và mong muốn họ cũng có được cơ hội lựa chọn và ủng hộ những điều thiện lương.

Sau một thời gian, tôi nhận ra, dù tôi có chạy xe cả ngày ngoài đường, thì số người nhận được thông tin của tôi vẫn còn quá ít. Đồng thời trong khi đi tiếp xúc với mọi người, tôi nhận thấy đạo đức xã hội đang ngày càng trượt dốc nhanh chóng. Nhiều người hiện nay không còn tin rằng “trên đầu ba thước có thần linh”, không còn tin vào thiên lý thiện ác có báo ứng, nên việc xấu ác nào cũng dám làm.

Vì đã có sẵn đam mê với âm nhạc, tôi thấy rằng, hình thức nghệ thuật này có thể khiến con người cảm thấy nhẹ nhàng hơn, có thể khởi lên sự thiện lương trong mỗi người khi được nghe những bản nhạc du dương êm ái. Tôi bắt đầu học sáng tác âm nhạc để truyền tải những thông điệp về sự chân thành, thiện lương, khoan dung tới mọi người với lời nhắn: “Trong tâm giữ thiện niệm, bạn luôn được bình an”.

Do chỉ mới học hết tiểu học, lại không được học nhạc chuyên nghiệp, tôi chỉ có thể tự mình tìm tòi học hỏi. Khó khăn nhất với tôi là làm sao các tác phẩm của mình có thể hoàn toàn truyền tải những giá trị của âm nhạc truyền thống. Do chưa có kinh nghiệm nên phải mất hơn hai tháng tôi mới hoàn thành ca khúc đầu tay với sự giúp đỡ của một người bạn. Sản phẩm ra đời được sự ủng hộ và khích lệ của người nghe, giúp tôi có thêm động lực để tiếp bước con đường của mình đã chọn.

Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi tìm được ý nghĩa của đời người, được tu luyện trong Pháp Luân Đại Pháp. Tôi hiểu rằng mình cần nỗ lực hơn nữa để không lãng phí nhân duyên biết được pháp môn tu luyện Phật Pháp này. Đời tôi như đã bước sang một trang mới, tôi đã có được rất nhiều điều tốt đẹp từ Pháp môn, nên cũng muốn gửi tặng cơ hội được biết tới những giá trị tốt đẹp cho mọi người. Thông qua Đại Kỷ Nguyên, tôi muốn gửi tới một khúc ca và chân thành mong bạn hãy sống thật tốt, để có được những điều tốt lành trong tương lai.

Chúc quý độc giả sức khỏe dồi dào, luôn tìm được bình an trong tâm!

“Danh lợi tình buồn vui, được mất khiến bạn khổ đau

Trong mê tìm ý nghĩa của sinh mệnh

Bạn ơi bạn đã quên, lời thệ ước nơi Thiên Quốc xưa

Thần đến nhân gian rồi bạn có hay?

Xin bạn hãy lắng nghe, lắng nghe tiếng gọi của Thần linh

Trong tâm giữ thiện niệm, bạn được bình an

Nhân gian chỉ một lần, Đại Pháp đã canh tân vũ trụ

Đừng lỡ mất cơ duyên vạn cổ Thần ban”.

 (Trích “Thế nhân tỉnh”-  Nhạc và lời: Minh Kha)

Tâm sự của lái xe taxi về người bạn đặc biệt.

Là dân lái xe, anh Nguyễn Văn Dũng ở Hồng Giang – Lục Ngạn có cơ hội đi nhiều nơi, va chạm với nhiều người có những tính cách khác nhau. Cậu bạn Minh Kha đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng anh Dũng. Cùng lắng nghe những tâm sự của anh về Minh Kha:

“Em quen Kha được gần 1 năm, khi chở bạn về nhà trên một chuyến xe. Sau những lần tiếp xúc, em nhận thấy Kha khác nhiều với những thanh niên trẻ bây giờ. 

Em cảm nhận được sự chân thật, thiện lương trong mỗi lời nói và hành động của bạn ấy. Và em cũng luôn mong muốn học hỏi để có được tâm thái giống bạn…”

“Em rất thích âm nhạc do Kha sáng tác vì đã đem đến cho em trạng thái thanh tịnh, trở về với âm nhạc truyền thống. Thực sự rất hay, rất ý nghĩa cho cuộc sống và tốt cho mọi người. Trên xe, em cũng thường xuyên bật nhạc cho nhiều vị khách đi xe và họ cũng rất thích”.

Tâm sự của mẹ Minh Kha về con trai.

 Theo nhận xét của mẹ, khi nhỏ, Minh Kha rất thông minh, học giỏi nhưng do hoàn cảnh gia đình và điều kiện bản thân nên em chỉ được học hết tiểu học.

“Cháu Kha thiệt thòi so với mọi người nhưng bây giờ bác rất mừng vì mẹ con đã gặp được Pháp Luân Công. Sau khi tu luyện, Kha không còn phải đến viện để điều trị tràn dịch màng phổi nữa”.

Mẹ Kha hạnh phúc khi thấy được những thay đổi của con trai từ khi cậu bắt đầu bước vào tập luyện Pháp Luân Công.

“Trước khi tu luyện, Kha cũng rất ương ngạnh. Bây giờ tu theo Pháp Luân Đại Pháp, tính nết của Kha đã thay đổi được 8, 9 phần. Kha ngoan hơn rất nhiều” .

Khi nói về âm nhạc của con trai sáng tác, trong đôi mắt già nua của người mẹ ánh lên niềm hạnh phúc và tự hào.

“Cả nhà bác thường xuyên nghe nhạc của Kha, nhất là cháu bé (hơn 1 tuổi, là cháu ngoại của chị gái Kha) rất thích nghe nhạc của ông Kha. Khi bật nhạc, cháu bé nghe từ đầu đến cuối, cứ hoan hô hết bài này sang bài khác nhưng chuyển sang loại nhạc khác thì cháu không thích”.

Theo dkn.tv

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP